Tham khảo bảng cân nặng thai nhi đạt chuẩn mới nhất

Theo dõi cân nặng thai nhi ngay từ trong bụng mẹ là một phần quan trọng để đảm bảo trẻ phát triển bình thường và sinh ra khỏe mạnh. Với những mẹ bầu đang quan tâm đến bảng cân nặng thai nhi, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin liên quan cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý giúp bé có sự phát triển tốt nhất.

Tham khảo bảng cân nặng thai nhi của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 

Từ tuần thứ 8 trở đi, phôi thai đã hoàn thiện một phần và hiển thị rõ nét khi mẹ bầu siêu âm. Cân nặng và chiều dài đầu mông của thai nhi cũng sẽ được xác định sau thời điểm này. Để theo dõi sự phát triển của thai nhi, mẹ có thể tham khảo bảng cân nặng và chiều dài chuẩn theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dưới đây. 

Tham khảo bảng cân nặng thai nhi đạt chuẩn
Tham khảo bảng cân nặng thai nhi đạt chuẩn

Mẹ bầu không cần quá lo lắng nếu cân nặng của thai nhi không chính xác với số liệu trong bảng. Đôi khi, những thay đổi nhỏ trong chỉ số của em bé cũng là điều bình thường.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Cân nặng thực tế của bé có thể khác so với chỉ số cân nặng thai nhi theo tuần trong bảng trên do ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Dưới đây là 6 yếu tố quan trọng có thể tác động trực tiếp đến sự phát triển của trẻ mà các bạn có thể tham khảo:

  • Di truyền: Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến cân nặng thực tế của thai nhi khác với tiêu chuẩn trong bảng cân nặng thai nhi.
  • Sức khỏe của mẹ: Nếu bà bầu bị đái tháo đường, béo phì, trọng lượng của thai nhi có thể cao hơn so với các bà bầu khác có sức khỏe bình thường.
  • Vóc dáng và thể tạng của mẹ: Thường thì những bà mẹ có vóc dáng cao và to hơn thường sinh con có cân nặng và chiều dài lớn hơn so với những bà mẹ khác.
  • Mức tăng cân trong thai kỳ: Nếu bạn tăng cân quá ít hoặc không tăng cân đủ, thai nhi có thể bị thiếu cân và suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu bạn tăng cân quá nhiều, cân nặng của thai nhi có thể vượt quá tiêu chuẩn và bạn có nguy cơ sinh mổ.
  • Con so hay con thứ hai: Thông thường, con thứ thường có kích thước lớn hơn con đầu. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa hai lần sinh quá gần nhau, con thứ cũng có thể có cân nặng nhẹ hơn.
  • Số lượng bào thai: Nếu bạn mang thai đôi, đa thai, cân nặng của từng bé thấp hơn so với tiêu chuẩn là bình thường.
 

Một số bất thường về cân nặng thai nhi mẹ cần lưu ý

Sau khi tham khảo bảng cân nặng thai nhichuẩn, bạn cần nhận thức rằng sự phát triển của thai nhi không đồng đều ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ. Do đó, các con số chỉ mang tính tham khảo và không phản ánh chính xác mức độ phát triển của mỗi thai nhi cụ thể. Việc cân nặng thai nhi thấp hơn hoặc tương đương với cân nặng chuẩn là điều bình thường và mẹ bầu không cần quá lo lắng.

NÊN XEM  Mẹ bầu ăn bắp có tốt không?

Trong trường hợp này, quan trọng là bạn nên tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Hãy chú ý ngủ đủ giấc và thư giãn, tránh căng thẳng. Đồng thời, hãy tuân thủ lịch khám thai và theo dõi sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thai nhi phát triển to hơn so với tuổi thai

Nếu kết quả siêu âm cho thấy chiều dài thai nhi vượt quá mức bình thường khoảng 3cm, điều này cho thấy thai nhi đang phát triển nhanh hơn so với tiêu chuẩn cân nặng thai nhi.

Mẹ bầu cần kiểm tra sức khỏe bản thân và siêu âm thường xuyên
Mẹ bầu cần kiểm tra sức khỏe bản thân và siêu âm thường xuyên

Sự phát triển quá nhanh của thai nhi có thể gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Ngoài ra, việc vượt chuẩn cân nặng thai nhi cũng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của một số vấn đề sức khỏe như tiểu đường, béo phì hay các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Vì vậy, trong trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các điều chỉnh phù hợp.

 

Thai nhi phát triển bé hơn so với tuổi thai

Nếu kết quả siêu âm cho thấy chiều dài thai nhi nhỏ hơn trung bình 3cm so với bảng cân nặng thai nhi, điều này cho thấy thai nhi có dấu hiệu kém phát triển. Việc thai nhỏ hơn so với chuẩn có thể tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch yếu, dễ mắc các bệnh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bé.

NÊN XEM  Ăn Đu Đủ Xanh Khi Mang Thai Có Nên Không?

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân. Các xét nghiệm này có thể bao gồm kiểm tra chức năng nhau thai để đánh giá khả năng cung cấp dinh dưỡng đủ cho thai nhi, kiểm tra tình trạng dây rốn có bất thường hay không.

Bác sĩ cũng sẽ đặt câu hỏi chi tiết để tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng của bạn hoặc một số vấn đề khác gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần. Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn điều chỉnh phù hợp, bao gồm thay đổi chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý.

Một số trường hợp thai có thể nhỏ hơn so với tiêu chuẩn
Một số trường hợp thai có thể nhỏ hơn so với tiêu chuẩn

Mẹ bầu nên làm gì để trẻ đạt chuẩn bảng cân nặng thai nhi?

Để đảm bảo sự phát triển tốt nhất và đạt chuẩn về cân nặng cho thai nhi, dưới đây là những lời khuyên mẹ bầu nên tuân thủ:

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: Không cần ăn quá nhiều, nhưng mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển toàn diện. Hãy tạo ra một chế độ ăn uống cân đối và đa dạng, bao gồm các loại thực phẩm giàu protein, vitamin, khoáng chất và chất xơ.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý: Mẹ nên có một lịch trình sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo đủ giấc ngủ và thư giãn. Tránh vận động mạnh và nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng được phê duyệt bởi bác sĩ để duy trì sức khỏe và cân nặng lành mạnh.
  • Khám thai định kỳ: Việc thực hiện các buổi khám thai định kỳ và đầy đủ sẽ giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như cân nặng theo tuần tuổi. Dựa vào kết quả khám, bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp cho mẹ trong suốt quá trình mang thai.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc thai kỳ: Trong việc chăm sóc thai kỳ, mẹ có thể cần sử dụng thêm các sản phẩm như sữa bầu, gối ngủ chữ U, đai đỡ bụng bầu, kem ngăn ngừa rạn da. Những sản phẩm này có thể giúp đảm bảo sự thoải mái và hỗ trợ sức khỏe của mẹ trong quá trình mang thai. Mẹ có thể tìm kiếm và chọn mua các sản phẩm này dễ dàng trên thị trường.
 

Trên đây là bảng cân nặng thai nhi đạt chuẩn cùng một số thông tin mà mẹ bầu nên biết. Bạn có thể tham khảo sự tư vấn và hỗ trợ từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế để có được lời khuyên cụ thể và phù hợp với trạng thái sức khỏe và thai kỳ của mẹ.

NÊN XEM  Cân nặng thai nhi tuần 20 và những điều mẹ bầu cần biết

Nguồn: https://babybloomberg.com/bang-can-nang-thai-nhi-moi-nhat/

Bài viết có hữu ích?

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *