Tính tự giác trong học tập biểu hiện thế nào? (Ảnh: Internet)

Thay vì la mắng, khiển trách, những phương pháp rèn con tính tự giác học tập trong bài viết này sẽ giúp ba mẹ đồng hành cùng con tốt hơn! Tham khảo ngay nhé!

Bạn hiểu tính tự giác là gì? Thể hiện thế nào trong học tập?

Tinh thần tự giác là gì? Tự giác là làm việc gì cũng tự mình hiểu để làm, không cần người khác nhắc nhở, đốc thúc. Người tự giác là người hiểu rõ trách nhiệm, vai trò, vị trí và quyền lợi của mình trong gia đình, tổ chức hay cộng đồng xã hội.

Vậy tính tự giác trong học tập biểu hiện thế nào? Tương tự, trong học tập, đứa trẻ có tính tự giác luôn tự mình tìm tòi để hoàn thành bài vở thật tốt cả về chất lượng và số lượng. Đó là những đứa trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc học, lợi ích và thành quả mà chúng sẽ đạt được nếu học tập chăm chỉ.

Tính tự giác trong học tập biểu hiện thế nào? (Ảnh: Internet)

Như vậy, ba mẹ có thể nhận thấy những lợi ích khi rèn tính tự giác cho trẻ như:

Giúp bé tự lập từ nhỏ

Tự học là một phần trong quá trình hình thành kỹ năng tự lập cho trẻ. Muốn trẻ làm được nhiều việc thì con cần biết cách tự học để tìm hiểu cách làm một việc. Đó có thể là một công việc nhà mẹ giao, là một bài tập cần tìm hiểu trước khi đến lớp, là một câu đố trong trò chơi với bạn bè,… 

Dạy con trở thành người có kỷ luật tốt

Hình thành thói quen tự học là trẻ đã có nhận thức tốt về lợi ích và vai trò của việc học trong độ tuổi của mình. Học tập ở đây không chỉ là hoàn thành bài tập về nhà mà còn là thực hiện tốt các công việc cá nhân phục vụ bản thân, giúp đỡ người khác, hỗ trợ ba mẹ,… Vì vậy, kỷ luật của trẻ được xây dựng ngay từ lúc này. 

Tự giác giúp con trở thành người có kỷ luật tốt. (Ảnh: Internet)

Trẻ mở rộng hiểu biết nhờ khả năng tự tìm hiểu

Bằng thói quen tự tìm hiểu cách làm việc, cách giải một bài tập khó, một câu đố trong trò chơi, khả năng tìm kiếm thông tin của con được phát triển một cách tự nhiên. Không chỉ biết cách chọn lọc thông tin, con còn được tiếp nhận một khối kiến thức giá trị mà chỉ khi tự tìm, tự học mới có thể hiểu và ghi nhớ.

NÊN XEM  Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi bằng các bài học thực tế

5+ Cách rèn con tính tự giác học tập đơn giản từ nhỏ

Có thể khẳng định, hơn 60% trẻ em bao gồm cả người lớn gần như không có tính tự giác. Vậy làm thế nào để ba mẹ rèn tính tự học cho trẻ hiệu quả khi bản thân mình trước đó cũng chưa thực sự tự giác?

Làm gương cho trẻ ngay khi con có nhận thức

Bắt đầu từ chính mình là cách khởi đầu tốt nhất để dạy bé tự học. Mỗi khi gặp vấn đề và cần tìm cách giải quyết, bạn hãy tự tìm hiểu để xử trí một cách hiệu quả. 

Trong quá trình làm hoặc sau khi hoàn thành nhiệm vụ đó, bạn có thể chia sẻ với con về việc bạn đã làm thế nào để giải quyết công việc. Sau đó, hãy thể hiện rằng bạn rất hạnh phúc vì đã tự mình tìm cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả mà không cần ai trợ giúp.

Mẹ học con cũng học là cách làm gương để trẻ tự giác. (Ảnh: Internet)

Xây dựng kỷ luật từ nhỏ với thời gian biểu

Kỷ luật là yếu tố then chốt để dạy con tự giác trong học tập và trong các công việc khác. Ba mẹ cần trao đổi và giúp con xây dựng một bảng thời gian biểu rõ ràng cho việc học của mình, bao gồm

  • Thời gian: Cần có thời gian thực hiện cho từng nhiệm vụ cụ thể.

  • Các nhiệm vụ cần làm tương ứng với thời gian trên (làm bài tập, ôn tập bài cũ, chuẩn bị bài mới, sắp xếp sách vở,…)

  • Các môn học trong ngày hôm đó và hôm kế tiếp. Phần này giúp con nắm rõ nhiệm vụ được giao về nhà của môn học hôm nay và cần chuẩn bị gì cho môn ngày hôm sau. 

Xây dựng kỷ luật từ nhỏ với thời gian biểu. (Ảnh: Internet)

Thiết lập không gian học tập khoa học

Việc làm này tưởng không quan trọng nhưng nó đóng vai trò trong việc thúc đẩy tinh thần học tập của trẻ. Góc học tập không cần trang trí quá nhiều, bạn chỉ cần lưu ý:

  • Đặt một số đồ yêu thích của trẻ lên giá sách và cần hạn chế số lượng. 

  • Luôn có đủ dụng cụ, thiết bị học tập để việc học thuận lợi, con không cần phải ra khỏi chỗ lấy đồ nhiều lần. 

  • Sắp xếp sách vở trên bàn và giá gọn gàng, có trình tự để dễ tìm kiếm.

  • Không gian xung quanh cần yên tĩnh, thoải mái và đủ ánh sáng.

Thiết lập không gian học tập khoa học. (Ảnh: Internet)

Giúp con hiểu về trách nhiệm của bản thân trong việc học

Thúc ép học không phải là biện pháp tốt để trẻ yêu thích việc học. Đôi khi con tự học nhưng tinh thần không thoải mái do ép buộc và chúng đang hiểu đó là nhiệm vụ được giao chứ không phải trách nhiệm của bản thân. 

NÊN XEM  Dấu hiệu trẻ có EQ cao: Cách nhận biết chuẩn xác nhất!

Vì vậy, để trẻ hiểu được việc học là trách nhiệm của mình, bạn cần:

  • Giải thích việc học tập là quan trọng, mang đến nhiều lợi ích, ví dụ như: Được điểm tốt, được cô khen, được các bạn yêu mến,… 

  • Giúp con tìm được hứng thú trong việc học bằng cách thay đổi nhiều hình thức học khác nhau.

  • Luôn hỗ trợ khi con gặp khó khăn trong việc học

  • Cho phép con được thử sức với nhiều cách học, bao gồm cả việc dùng máy tính nhưng có sự kiểm soát.

Giúp con hiểu về trách nhiệm của bản thân trong việc học. (Ảnh: Internet)

Giải thích lợi ích của các bộ môn con cần học 

Trong chương trình học, con cần tiếp thu kiến thức của rất nhiều bộ môn khác nhau. Nếu trẻ không hiểu bản chất và giá trị mà những môn học đó đem lại thì con luôn cảm thấy việc học chúng là “thừa”. 

Do đó, với mỗi bộ môn khoa học, môn xã hội hay thể thao,… ba mẹ cần giúp con hiểu giá trị của chúng mang lại. Chẳng hạn:

  • Môn khoa học giúp con tính toán nhanh, phát triển tư duy, suy luận tốt. 

  • Môn xã hội mang đến cho bé những kỹ năng cần thiết để trở thành người có đạo đức tốt, có ích với xã hội. 

  • Môn thể thao giúp con có một sức khỏe tốt để khám phá nhiều điều thú vị, chơi nhiều trò chơi hấp dẫn.

Giải thích lợi ích của các bộ môn con cần học. (Ảnh: Internet)

Luôn có thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Cuối cùng, việc cân bằng thời gian giữa học tập và những hoạt động khác là cách thúc đẩy tinh thần học tập của bé. Khi con được thoải mái nghỉ ngơi, làm điều con thích thì việc học cũng có thể trở thành 1 phần trong kế hoạch của trẻ tương tự như các hoạt động khác mà không phải là nghĩa vụ.

Ba mẹ cần để con nghỉ ngơi theo nhu cầu nếu con cảm thấy không khỏe, cho phép con thư giãn nếu môn học đó quá khó và con không thể học liên tục trong cùng khoảng thời gian như môn học khác,… Hãy luôn linh động về thời gian nghỉ ngơi để con được nạp lại năng lượng và học tập năng suất hơn.

Luôn có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. (Ảnh: Internet)

Lưu ý quan trọng khi dạy con tính tự giác 

Song song với những bí quyết rèn tính tự giác trong học tập cho trẻ, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề thường gặp dưới đây để việc học trở thành “niềm vui” trong cuộc sống của con:

Không so sánh với “con nhà người ta”

Là một trong những thói quen của hầu hết ba mẹ Việt Nam, việc so sánh con mình với con nhà khác là tuyệt đối không nên. Bản thân bạn cần biết con mình dù có điểm yếu nhưng cũng có điểm mạnh nhất định vì con nhà mình không phải bản sao của bất kỳ đứa trẻ nào khác.

Không so sánh với “con nhà người ta”. (Ảnh: Internet)

Thay vì kể lể những điểm xấu khiến con tự ti, mất niềm tin vào ba mẹ thì hãy thường xuyên động viên, khen ngợi con để trẻ tự tin hơn. Điều này cũng giúp bé có thêm động lực để tự giác làm những điều tốt cho bản thân và mọi người vì chúng biết rằng khi đạt được điều đó chúng sẽ được khen thưởng, yêu mến.

NÊN XEM  Cần làm gì khi trẻ 1 tuổi bị ngã đập đầu phía sau

Luôn khen ngợi và khuyến khích sự tự tin

Cùng với việc dành lời khen khi trẻ tự giác hoàn thành một việc bất kỳ, bạn nên khuyến khích con thể hiện sự tự tin bằng cách: Cho phép con được làm sai, làm nhiều hơn thời gian quy định nếu đó là một bài tập, nói những suy nghĩ về mọi thứ xung quanh. Tuyệt đối không la mắng khi con nói sai mà hãy giải thích nhẹ nhàng và động viên con làm lại thật đúng vào lần sau. 

Hãy học đọc chơi cùng bé

Trẻ có xu hướng làm theo ba mẹ, vì vậy khi con đang học mà bạn lướt điện thoại trẻ sẽ thắc mắc: “Vì sao con học mà ba mẹ lại không phải học chứ?”. Lúc này, chúng sẽ nghĩ việc học là nghĩa vụ phải làm, còn đáng lẽ chúng nên được chơi như người lớn.

Hãy học đọc chơi cùng bé. (Ảnh: Internet)

Theo đó, nếu bạn muốn trẻ tự giác học, bạn cũng cần học cùng bé. Nếu con đang làm bài tập, bạn cũng có thể làm thêm chút việc công ty hoặc học thêm một bộ môn mới. Thậm chí, bạn cũng tìm hiểu và làm những bài tập đó cùng con, sau đó cùng trao đổi cách làm & kết quả.  

Hãy để con được phép sai trong giới hạn

Như đã nói, đừng thấy trẻ làm sai, làm lâu mà vội trách mắng. Thay vào đó, hãy để con tự xem lại mình đã sai ở đâu và giải thích cụ thể cho con. Sau đó, hãy để con tự làm lại theo những gì con cho là đúng và bạn tiếp tục góp ý sau mỗi lần bé thay đổi. Có như vậy, bé sẽ tự nhận ra điểm sai và không còn mắc lỗi ở điểm đó nữa.

Phạt đúng lúc đúng mức độ

Quát mắng lớn hay đòn roi giống như bạn đang thể hiện sự thiếu tôn trọng với trẻ bởi bản thân bạn bị đánh mắng cũng đau, cũng tủi thân, vậy vì sao phải để con mình chịu đựng điều đó? Hãy nên phạt con bằng cách giảm thời gian vui chơi, không được chơi đồ chơi yêu thích, không được đi chơi cuối tuần,…

Phạt đúng lúc đúng mức độ. (Ảnh: Internet)

Rèn con tính tự giác học tập là một quá trình và ba mẹ cần là người tự giác, có kỷ luật trước tiên nếu muốn trẻ học hỏi, làm theo. Trong từng bước hình thành tính tự giác, bạn cần luôn đồng hành hỗ trợ con, tuyệt đối không la mắng hay làm bất cứ điều gì khiến con mất tự tin. Hãy luôn cố gắng chia sẻ cùng con để bé không chỉ tự giác mà còn trở thành người có ích cho xã hội, được mọi người yêu mến.

Đừng quên theo dõi Blog Kỹ năng sống để cập nhật các kỹ năng cần thiết cho trẻ và cách dạy con hiệu quả thành công nhé!

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *