Giấc ngủ trưa rất quan trọng với sự phát triển của trẻ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Giấc ngủ trưa với trẻ nhỏ rất quan trọng tới sự phát triển về thể chất, tinh thần và trí não của trẻ. Vậy ba mẹ đã biết cách rèn bé ngủ trưa như thế nào cho đúng cách chưa? Nếu chưa, hãy cùng Timnhanh.com.vn tham khảo ngay bài viết sau đây nhé.

Vì sao cần rèn luyện thói quen ngủ trưa cho trẻ?

Giấc ngủ trưa rất quan trọng không chỉ đối với người lớn mà trẻ nhỏ cũng rất cần thiết. Với các bé trong giai đoạn phát triển, việc ngủ trưa đầy đủ sẽ giúp thể chất và tinh thần của trẻ được bổ sung thêm năng lượng sau những giờ vận động liên tục. Chưa kể, nếu bé không ngủ trưa, con dễ mệt mỏi và khó ngủ hơn vào ban đêm.

Chưa kể, theo một nghiên cứu về trẻ em mầm non cho thấy, những bé được ngủ trưa đầy đủ thường chơi trò chơi tư duy tốt hơn, cũng như những bé không ngủ điều độ dễ mắc các bệnh béo phì cao hơn. Một phần do liên quan tới cách trẻ ăn nhiều khi cảm thấy mệt mỏi, ngủ không đủ giấc.

Ngoài ra, khi ngủ trưa đầy đủ thì tâm trạng của con cũng sẽ tốt hơn, hạn chế tình trạng quấy khóc, khó chịu hay có những hành động thái quá trong ngày khiến ba mẹ cũng mệt mỏi.

Giấc ngủ trưa rất quan trọng với sự phát triển của trẻ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trẻ em nên ngủ trưa bao lâu?

Tuỳ thuộc vào từng độ tuổi thì thời lượng ngủ trưa của mỗi bé cũng sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:

  • Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi: Đây là giai đoạn bé sẽ ngủ rất nhiều khoảng 18h/ngày, chỉ thức 1 – 2h/lần để ăn và đi vệ sinh. Sau giai đoạn này từ lúc 1 tuổi, bé cần cắt giảm thời gian ngủ từ 30p – 2h mỗi ngày để ngủ bất kỳ lúc nào, kể cả buổi trưa.

  • Trẻ mới biết đi: Độ tuổi này bé nên ngủ từ 12 – 14h/ngày. Trong đó ba mẹ nên dành ra khoảng 3h để bé ngủ trưa để con có đủ sức thực hiện các hoạt động khác trong ngày của mình.

  • Trẻ mầm non: Sau 2 tuổi thì không phải bé nào cũng cần ngủ trưa, thường các em nên ngủ đủ từ 11 – 13h/ngày là được, trong đó giấc ngủ ban đêm được chú trọng hơn. Vậy nên, nếu bé khó ngủ ban đêm thì ba mẹ cần rút ngắn thời gian ngủ trưa của bé lại khoảng 1 – 2h.

  • Trẻ sau 5 tuổi: Với độ tuổi này thời gian ngủ trưa của con sẽ ít hơn, ba mẹ có thể duy trì trong khoảng 30p để con có sự tỉnh táo, năng lượng để thức dậy hoạt động vào buổi chiều, dễ ngủ hơn vào ban đêm.

Tuỳ thuộc vào từng độ tuổi mà thời gian ngủ trưa của bé sẽ khác nhau. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hướng dẫn cách rèn bé ngủ trưa hiệu quả

Để có thể rèn luyện thói quen ngủ trưa cho trẻ hiệu quả, ba mẹ có thể tham khảo ngay một số tuyệt chiêu sau đây:

Đảm bảo con luôn trong tâm trạng thoải mái

Để giúp bé ngủ trưa dễ dàng thì ba mẹ nên tạo cho con một cảm giác thoải mái, không nên áp đặt bé phải đi ngủ ngay. Thay vào đó, bạn có thể rèn cho bé thói quen đi ngủ đúng giờ mỗi ngày, tại một vị trí cố định để con dần làm quen với đồng hồ sinh học này.

Đảm bảo con luôn trong tâm trạng thoải mái. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cần ngủ đúng lúc

Chắc hẳn ba mẹ không thể ép buộc bé đi ngủ nếu như con chưa buồn ngủ. Vậy nên, khi nhìn thấy trẻ có dấu hiệu buồn ngủ như dụi mắt, ngáp nhiều lần thì nên đặt trẻ vào phòng tối, mát mẻ, ít tiếng ồn để con được ngủ đúng lúc.

Rèn bé ngủ trưa với giấc ngủ ngắn

Nếu trẻ ngủ trưa quá nhiều thì giấc ngủ ban đêm của con sẽ bị ảnh hưởng. Vậy nên, nếu bé có giấc ngủ trưa dài so với độ tuổi thì ba mẹ có thể rút ngắn lại và để trẻ đi ngủ tối sớm hơn.

Áp dụng phương pháp cho trẻ ăn, nghỉ giải lao, sau đó ngủ trưa

Thường trẻ sơ sinh sẽ ngủ sau khi được bú và ăn no. Tuy nhiên, càng về sau thì ba mẹ nên rèn cho con cách tự ngủ, tách việc bú mẹ với giấc ngủ ngắn dù chỉ vài phút bằng cách hát ru, thay tã, đọc truyện để con dễ ngủ khi không có mẹ bên cạnh.

Áp dụng phương pháp cho trẻ ăn, nghỉ giải lao, sau đó ngủ trưa. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cho bé ăn nhẹ trước khi ngủ trưa

Trẻ sẽ rất khó ngủ nếu như con đang bị đói. Vậy nên, vào buổi trưa thì bạn cũng nên cho bé ăn vừa đủ, đừng no quá cũng dễ gây khó tiêu, khó ngủ. Thời điểm mà mẹ nên cho bé ăn nhẹ trước khi ngủ trưa là vào giữa buổi sáng, để đến lúc ngủ bé sẽ không bị quá đói hay quá no, dễ chìm vào giấc ngủ hơn.  

Rèn thói quen cho bé ngủ trưa theo một thời gian cố định trong ngày

Theo nhiều nghiên cứu, để hình thành được một thói quen nào đó sẽ mất khoảng 21 ngày và chúng cần được thực hiện lặp đi lặp lại mỗi ngày. Vậy nên, để rèn bé ngủ trưa thì ba mẹ cũng cần áp dụng quy tắc này, hãy yêu cầu con đi ngủ trưa vào thời gian cố định, thường lý tưởng nhất từ 11:30 – 12:30 để con dần làm quen và tự giác thực hiện như một chiếc đồng hồ sinh học.

Điều chỉnh ánh sáng trong phòng hợp lý

Thường phòng quá sáng thì bé sẽ khó ngủ hơn và gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Vậy nên, vào ban trưa ba mẹ có thể lắp thêm rèm cửa để hạn chế ánh sáng chiếu vào trực tiếp, tắt các thiết bị điện, đèn để ánh sáng không quá chói. Qua đó sẽ giúp con dễ chìm vào giấc ngủ cũng như nhận biết được đã tới thời gian đi ngủ của mình.

Điều chỉnh ánh sáng trong phòng hợp lý. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Đảm bảo không gian ngủ thoải mái

Dù là ngủ trưa hay ngủ ban đêm đều cần phải có một không gian ngủ thoải mái, sạch sẽ mới có được chất lượng giấc ngủ tốt. Vậy nên, ba mẹ hãy cho con ngủ trên giường sạch sẽ, êm ái cùng với không khí trong lành, không quá nóng, nếu lạnh hãy đắp chăn cho bé.

Ngoài ra, tránh để bé ngủ ở sofa, nền nhà hay trong ô tô dù là giấc ngủ trưa ngắn. Điều này dễ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé, nhất là ngủ lâu ở ô tô có nguy cơ bị sốc nhiệt, ngạt thở… rất nguy hiểm.

Nếu trẻ khó ngủ hãy vỗ về, xoa nhẹ lưng bé

Một cách để rèn bé ngủ trưa hiệu quả chính là hãy vỗ về, xoa nhẹ lưng nếu con khó ngủ. Bởi vì thông qua hành đồng này sẽ giúp con cảm nhận được sự an toàn, an tâm và dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

Trước giờ ngủ trưa không nên cho bé tiếp xúc với thiết bị điện tử

Trước giờ con đi ngủ trưa, ba mẹ không nên cho bé xem điện thoại, tivi… vì dễ khiến con có giấc ngủ không ngon giấc, bé dễ bị chìm vào những điều mà con vừa xem mà không được thư giãn từ đó rút ngắn thời gian ngủ của con, cũng như nếu ngủ cũng không ngon giấc.

Trước giờ ngủ trưa không nên cho bé tiếp xúc với thiết bị điện tử. (Ảnh: Sưu tầm internet)

“Tiếng ồn vô hại” sẽ giúp bé ngủ ngon giấc hơn

Nếu như tiếng ồn của xe cộ đi lại, tiếng chuông điện thoại, tiếng người nói chuyện… là những tiếng ồn dễ gây ra tình trạng khó ngủ. Thì những tiếng ồn “vô hại” như tiếng máy móc hoạt động, tiếng nước chảy róc rách, tiếng quạt máy,… hoạt động theo nhịp điều được đánh giá là “chìa khóa” giúp bé dễ ngủ và kéo dài giấc ngủ hơn.

Lưu ý khi rèn bé tự ngủ

Để nâng cao hiệu quả khi rèn bé thói quen ngủ trưa, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Hãy cho bé ngủ trưa như một thói quen, một chiếc đồng hồ sinh học lặp đi lặp lại thường xuyên.

  • Khi bé ngủ trưa và thức giấc giữa chừng đừng vội vàng lao đến bế con ngay, hãy để bé yên tĩnh và ngủ lại nếu chưa đủ giấc.

  • Với các bé lớn hơn nên có thời gian ngủ trưa ngắn, nếu quá dài sẽ dễ gây mất ngủ ban đêm nên hãy giới hạn khoảng thời gian này của bé.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về các phương pháp rèn bé ngủ trưa mà ba mẹ có thể tham khảo. Nhìn chung, để có thể hình thành một thói quen nào đó cho trẻ đòi hỏi tốn nhiều thời gian, công sức, sự kiên nhẫn nên ba mẹ đừng nản lòng, cũng như đừng quá vội vàng dễ gây phản tác dụng. Chúc ba mẹ áp dụng những phương pháp mà Timnhanh.com.vn chia sẻ thành công.

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?