Khi nhắc đến Sahara, nhiều người nghĩ rằng nơi đây sẽ chỉ có nắng gió và cát. Nhưng ẩn sâu trong sa mạc lớn nhất thế giới còn nhiều điều để khám phá hơn thế.
Ở phía Bắc Niger, một quốc gia Tây Phi, có những thành phố pháo đài đã được tìm thấy. Các thành phố pháo đài này còn được gọi là ‘ksars’. Trong đó còn nguyên vẹn hơn cả là Djaba, Djado và Fachi được xây dựng cách đây hàng trăm năm để là nơi ẩn nấu khỏi các cuộc tấn công của những người du mục Tuareg, Ả Rập và Toubou.
Những pháo đài này thường được xây trong các ốc đảo của sa mạc. Đây là những nơi có nhiều bóng mát và nguồn thức ăn cho cư dân. Các thành phố được xây dựng từ muối và đất sét và thường nằm cao trên một tảng đá, tạo điểm quan sát.
Ngày nay, nhiều thành phố pháo đài đã bị bỏ hoang. Mặc dù chúng đã bị tàn phá trong nhiều thế kỷ bởi các cuộc đột kích. Nhưng khi những người châu Âu đầu tiên đến vào năm 1906, các ‘ksars’ không còn được sử dụng và bị bỏ hoang. Một số phần hiện đã được bao phủ bởi cát sa mạc Sahara .
Kiari Sidi Tchagam, một trưởng làng truyền thống địa phương ở Fachi, hy vọng các pháo đài cổ này sẽ sớm được UNESCO công nhận. Ông giải thích: “Đó là một phần văn hóa của chúng tôi và hơn thế nữa, nó là toàn bộ lịch sử của chúng tôi”.
Tuy nhiên, Văn phòng Đối ngoại, Thịnh vượng chung và Phát triển của Anh và Bộ Ngoại giao Pháp khuyên không nên đi du lịch đến Niger. Do xung đột ở các quốc gia xung quanh, không có khách du lịch nước ngoài nào đến thăm các pháo đài bị bỏ hoang kể từ năm 2002.
“Đất nước vẫn chưa thể khai thác du lịch. Và kết quả là không thể tận dụng các di tích trong đó có những pháo đài cổ này”, Abdoulkader Dodo Mamane, Tổng thư ký của Tòa thị chính Chirfa, chia sẻ.
Theo Euronews