Nếu có dịp đến Vũng Tàu, bạn đừng bỏ qua khu di tích Nhà lớn Long Sơn. Đây không chỉ là quần thể kiến trúc đặc biệt chứa đựng nhiều ký ức mà còn là điểm đến trải nghiệm, khám phá vô cùng mới mẻ, độc đáo. Trong nội dung dưới đây, hãy cùng Timnhanh.com.vn khám phá chi tiết điểm đến có 1-0-2 này nhé!
1. Đôi nét về Nhà lớn Long Sơn
Nhà Lớn Long Sơn hay còn gọi là đền Ông Trần tọa lạc ở sườn phía Đông Núi Nứa, đảo Long Sơn, Vũng Tàu. Đây là một quần thể kiến trúc mang đậm những nét nghệ thuật đặc sắc có 1-0-2 ở Việt Nam. Là sự kết hợp của tín ngưỡng dân gian địa phương và Nho giáo, Lão giáo nên đây cũng được xem là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc Việt Nam.
Ảnh: @tofuketchup
Đến Nhà Lớn Long Sơn, du khách sẽ được lắng nghe những câu chuyện về đạo Ông Trần. Chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo, gần gũi. Bên cạnh đó, đây còn là điểm đến ý nghĩa giúp du khách khám phá lịch sử, văn hóa truyền thống xa xưa của dân tộc ta.
2. Hướng dẫn đường đi đến Nhà Lớn
Nằm trên địa phận Bà Rịa Vũng Tàu, để đến được Nhà Lớn, du khách đi theo hướng quốc lộ 51 từ Sài Gòn đến Vũng Tàu. Chạy khoảng 80km thì tới được ngã ba Long Sơn. Đến đây bạn sẽ nhìn thấy bảng chỉ dẫn rẽ phải vào ngã ba. Đi thẳng khoảng 5 km nữa thì bạn sẽ đến được khu di tích Nhà Lớn.
Từ Sài Gòn bạn có thể tự chạy xe máy, xe hơi cá nhân đi theo chỉ dẫn và dễ dàng tìm được điểm đến. Nếu không muốn tự chạy xe, bạn có thể đi xe khách và bắt thêm xe ôm để vào Nhà Lớn. Tuy nhiên, bạn nên tự chạy xe để tiện di chuyển và khám phá các địa danh xung quanh.
3. Không gian kiến trúc độc đáo của Nhà Lớn Long Sơn
Vừa đặt chân đến Nhà Lớn, du khách sẽ cảm nhận được sự thân thuộc, nhẹ nhàng với những tone màu độc đáo, gần gũi. Nhà Lớn có tone màu chủ yếu là màu xanh nhạt, vàng, đỏ tươi… với sự kết hợp vô cùng hài hòa khiến cho du khách cảm nhận về sự sinh động, bình dị như làng quê Việt Nam.
Ảnh: @ngan.dnt.arch
Toàn bộ quần thể kiến trúc Nhà Lớn rộng đến 2ha với các công trình được xây dựng chủ yếu từ mái ngói, gỗ quý và không được sắp xếp theo một trật tự nào. Những công trình nhà lầu, nhà trệt xen kẽ nối tiếp nhau tạo nên bố cục khác lạ. Từ mái ngói đỏ tươi, mộc mạc cho đến những dãy tường vôi trắng hay chiếc rèm che xanh biếc. Tất cả tạo nên nét đẹp vô cùng bình yên hiếm thấy.
Ảnh sưu tầm
Bước vào bên trong, Nhà Lớn Long Sơn chia thành 3 khu vực, gồm nhà thờ, khu lăng mộ và khu chức năng. Khu nhà thờ là nơi thờ Khổng Tử, Phật giáo, Đạo giáo và tổ tiên họ Lê. Với phần chánh điện có treo nhiều liễn, câu đối và các hoành phi được chạm trổ tỉ mỉ, công phu. Những bộ bàn ghế bát tiên từ thời vua Thành Thái và những tranh vẽ bài thơ Lục Vân Tiên đều được hiện diện trang nghiêm.
Ảnh sưu tầm
Tiếp theo là khu nhà chức năng là nơi được xây dựng để phục vụ người dân xã đảo. Nơi đây bao gồm nhà bếp, nhà khách, nhà chợ, trường học, nhà đèn, kho thóc… Thời xưa ông Trần thuê người về dạy chữ cho người dân. Ngày nay thì thanh niên, trẻ nhỏ sẽ được dạy viết liễn, viết chữ Nôm.
Ảnh: @soduabentre
Đến khu lăng mộ bạn sẽ nhìn thấy những ngôi mộ trắng muốt không có tên người mất. Ngụ ý của điều này là nhắc nhở thế hệ sau luôn nhớ về cội nguồn, về tổ tiên. Và tụ họp về đây vào mỗi ngày 25 tháng chạp hàng năm để tưởng nhớ.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch rừng Quốc gia Bình Châu Vũng Tàu
4. Đến Nhà Lớn Long Sơn khám phá những gì?
Đến với Nhà Lớn Long Sơn, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến công trình kiến trúc độc đáo, trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, lịch sử nhưng vẫn hiên ngang, sừng sững.
Không chỉ vậy, du khách sẽ được tận tai lắng nghe dì Ba Kiềm (người cháu đời thứ 4 của ông Lê Văn Mưu là người khai hoang đảo hàu Long Sơn) kể về lịch sử, về câu chuyện của Ông Trần. Từ đó, thêm hiểu rõ về lịch sử của đạo Ông Trần muốn truyền dạy cho thế hệ mai sau.
Ảnh: @eric.qinghuang
Nếu đến Nhà Lớn vào đúng dịp vía Ông Rần (20-2 Âm Lịch) hoặc ngày Trùng Cửu (9-9 Âm Lịch) bạn sẽ được chứng kiến những lễ hội mang đậm nét văn hoá vô cùng đặc sắc, thú vị.
Không những vậy, du khách khi đến tham quan Nhà Lớn Long Sơn còn có cơ hội thưởng thức những món đặc sản dân dã như khoai mì hấp nước cốt dừa, bánh ít… rồi tá túc qua đêm tại nhà cổ. Đôi khi những sự giản đơn, bình dị lại khiến bạn như trút bỏ được nhiều nỗi niềm, tâm hồn thêm sảng khoái, thư giãn.
5. Những điều cần chú ý khi tham quan Nhà Lớn
Ghé thăm Nhà Lớn Long Sơn, bạn hãy đảm bảo một số lưu ý dưới đây để chuyến ghé thăm được trọn vẹn và nhiều niềm vui:
- Khi vào Nhà Lớn bạn không cần mua vé, chỉ cần nêu rõ danh tính là có thể vào bên trong.
- Nếu muốn chụp hình tại các khu chánh điện hoặc thờ cùng, bạn nên hỏi ý kiến trước xem quy định có cấm chụp ảnh không.
- Tại Nhà Lớn có cơm chay và chỗ nghỉ chân miễn phí cho du khách nên bạn có thể đến đây thưởng thức đồ chay để cảm nhận sự thanh đạm, dân dã.
- Khi ghé thăm Nhà Lớn là nơi linh thiêng, bạn nên đảm bảo ăn mặc lịch sự, gọn gàng, chỉn chu. Không nên ăn mặc quá hở hang hoặc loè loẹt.
Trên đây là những review chi tiết về địa điểm tâm linh Nhà Lớn Long Sơn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ hiểu rõ về điểm đến này để có được chuyến đi thú vị nhất. Đừng quên theo dõi Timnhanh.com.vn để cập nhật thêm nhiều điểm đến hữu ích khác nhé!
Có thể bạn quan tâm:
-
Kinh nghiệm khám phá Đảo Ngọc Vũng Tàu
-
Khám phá Cổng Trời Vũng Tàu