Nhà cổ Phùng Hưng

Một trong những địa điểm thu hút khách du lịch khi tới với Hội An không thể bỏ qua nhà cổ Phùng Hưng. Nằm lặng lẽ trong một góc nhỏ, ngôi nhà là chứng nhân lịch sử chứng kiến bao thăng trầm. Bên cạnh đó, vẻ kiến trúc cổ kính của tòa nhà cũng làm xiêu lòng bất cứ ai một lần ghé đến. Hãy cùng Timnhanh.com.vn khám phá những nét cổ kính, xưa cũ của nhà cổ Phùng Hưng Hội An ngay nhé.

1. Giới thiệu về nhà cổ Phùng Hưng

Ngôi nhà mang kiến trúc cổ xưa này có vị trí toạ lạc tại số 4 đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Hội An. Nhà cổ Phùng Hưng được xây dựng và có lịch sử tồn tại tới 200 năm tuổi. Ngôi nhà này được xây dựng lên từ một người Việt giàu có. Cái tên “Phùng Hưng” cũng chứa đựng mong muốn của gia chủ là gia đình hưng thịnh, ngày càng làm ăn phát đạt.

Nhà cổ Phùng Hưng

Ảnh: Sưu tầm

Theo lời kể, ngôi nhà này được xây nên với mục đích đầu tiên là để trở thành nơi kinh doanh các mặt hàng cao cấp như: quế, tiêu, muối, đồ sứ,… Đây là những mặt hàng vô cùng giá trị lúc bấy giờ và được rất nhiều các thương lái săn đón.

Ngôi nhà này đã trải qua 8 thế hệ và hiện nay con cháu đời thứ 8 của gia chủ vẫn sinh sống tại đây. Hiện nay ngôi nhà trở thành cơ sở may, thêu thủ công của gia đình. Vào ngày 29 tháng 3 năm 1993 nhà cổ Phùng Hưng được cấp bằng Di tích lịch sử – văn hoá cấp Quốc gia.

2. Khám phá kiến trúc đặc sắc của nhà cổ

Nét kiến trúc Phương Đông huyền bí

Nhà cổ Phùng Hưng được thiết kế theo lối kiến trúc tiêu biểu của nhà buôn phổ biến vào những năm thuộc thế kỷ 19 tại các vùng đô thị sầm uất của Việt Nam. Nhà được thiết kế với mặt tiền rộng, mang đến hàm ý mong muốn rộng cửa đón rước tài lộc về nhà.

nhà cổ Phùng Hưng

Ảnh: @hwany_story

Cũng như những ngôi nhà cổ khác, nhà cổ Phùng Hưng là sự kết hợp của 3 luồng kiến trúc từ các nền văn hoá Á Đông là: Việt, Trung, Nhật. Với hệ thống ban công và thiết kế cửa sổ, cửa chính là lối kiến trúc mang hơi hướng Trung Quốc.

Mái nhà tại gian giữa được gọi là mái nhà lớn theo lối thiết kế 4 hướng, hay còn được gọi với cái tên mái “tứ hải” – đây là một trong những nét kiến trúc đặc trưng trong văn hoá Nhật Bản vào thời Edo.

Tu ban cong nhin xuong

Ảnh: @jejuair_official

ban cong mang hoi huong trung hoa

Ảnh: @akahoshitakuya

Phần còn lại là hệ thống xà ngang, rường cột, xà dọc, sườn gỗ. Cùng với thiết kế mái nhà 2 hướng: mái trước, mái sau là lối kiến trúc đặc trưng của người Việt xưa.

Điểm độc đáo của căn nhà cổ Phùng Hưng này chính là tính linh hoạt khi sử dụng. Vào mùa mưa, Hội An rất dễ bị ngập lụt do nước sông Thu Bồn dâng lên, vậy nên người thiết kế đã khéo léo lắp đặt hệ thống cánh cửa sập thông lên gác trống để tiện cho việc di chuyển những đồ đạc có giá trị.

Xem thêm:

  • 10 địa điểm du lịch Hội An nổi tiếng không đi tiếc ‘hùi hụi’
  • Review nhà cổ Tấn Ký có đẹp như lời đồn?

Kiến trúc tinh xảo của nhà cổ

Tổng thể phần khung xương của ngôi nhà là 80 cột được làm bằng gỗ lim. Ngoài ra phần kèo, thanh xà nhà đều được làm 100% từ các loại gỗ quý hiếm với độ bền chắc vô cùng cao.

nhà cổ Phùng Hưng

Ảnh: @kyoko_patra

Để giảm độ lún theo thời gian và tránh cho việc tiếp xúc trực tiếp với mặt đất dẫn đến việc ẩm mốc, hay mối mọt. Tất cả cột nhà đều được đặt trên chân đá làm bằng bê tông chắc chắn. Mỗi phiến đá dưới chân cột đều được trạm trổ hình hoa sen cầu kỳ.

Kien truc cua ngoi nha

Ảnh: @kyoko_patra

Phần tầng trệt xưa kia là nơi trưng bày và trao đổi hàng hoá với các thương lái. Nhưng giờ đây đã được hậu thế sắp xếp và bài trí lại. Trở thành phòng tiếp khách với những tủ gỗ lớn trưng bày các bảo vật cổ của gia đình.

Bên trong nhà cổ Phùng Hưng được trang trí bằng rất nhiều các bức chạm trổ hoa văn. Các vật này được chính tay các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng (ngôi làng nổi tiếng với nghề thợ mộc thuộc xã Cẩm Kim, Hội An) tạo tác.

gian khách nhà cổ

Ảnh: Sưu tầm

Trên gác, bên phía trong phòng thờ của gia đình được sắp xếp đặt một trang thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu được chạm trổ tinh xảo. Trên bàn trước cửa bệ thờ trong nhà cổ Phùng Hưng luôn được đặt 7 quân xúc xắc bằng đá cẩm thạch trong bát. Đây là vật để gia chủ sử dụng đoán điềm may hay xui trước khi khơi hành đi xa.

Noi that ben trong

Ảnh: @hwany_story

3. Một số lưu ý khi tham quan

Tuy là một địa điểm tham quan nổi tiếng nhưng nhà cổ Phùng Hưng cũng là di tích cấp quốc gia. Vậy nên các bạn cần lưu ý một vài điều sau nhé:

  • Nên lựa chọn thời điểm thích hợp. Tránh các dịp Lễ, Tết vì sẽ đông khách và việc tham quan sẽ không thoải mái.
  • Khi tham quan nhà cổ không nên đụng chạm vào bất cứ các hiện vật
  • Không vẽ bậy, xả rác bừa bãi hay nô đùa khi tham quan nhà cổ
  • Nhà cổ Phùng Hưng nằm bên trong phố cổ Hội An nên các bạn nên sắp xếp lịch trình hợp lý.

Tham quan nhà cổ Phùng Hưng sẽ khiến cho các bạn như được sống lại trong một thời kỳ hoàng kim của cố đô thị Hội An. Hãy thử một lần ghé qua nơi đây để cùng chiêm ngưỡng, cùng cảm nhận những nét kiến trúc xưa cũ nhưng không kém phần độc đáo. Halo chắc chắn rằng chuyến đi của các bạn sẽ càng thú vị hơn rất nhiều đó.

Xem thêm: 

  • Lò gạch cũ Hội An: góc sống ảo cực hot
  • Kinh nghiệm đi Sông Hoài Hội An

Tổng hợp từ: Halo Travel

Bài viết có hữu ích?