Trò chơi rèn luyện trí nhớ hỗ trợ phát triển tư duy cho con. (Ảnh: Internet)

Điểm chung về trí nhớ của trẻ là ngắn hạn, chúng dễ nhớ cũng dễ quên. Tuy nhiên, nếu thường xuyên thực hành với các trò chơi rèn luyện trí nhớ cho trẻ, ba mẹ sẽ thấy bất ngờ vì khả năng ghi nhớ của con đấy! Thử ngay nhé!

Lợi ích tuyệt vời từ các trò chơi rèn luyện trí nhớ cho bé

Trí nhớ của trẻ bao gồm: Trí nhớ hành động, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ xúc cảm, trí nhớ từ ngữ – logic…nhưng trí nhớ trực quan hình ảnh tốt hơn trí nhớ từ ngữ logic. Vì vậy, việc ứng dụng trò chơi là phương pháp tốt nhất để nâng cao bộ nhớ của con. 

Trò chơi rèn luyện trí nhớ hỗ trợ phát triển tư duy cho con. (Ảnh: Internet)

Một số lợi ích ba mẹ có thể nhận thấy từ các trò chơi luyện trí nhớ đó là:

  • Giúp con sàng lọc thông tin chính xác hiệu quả: Dung lượng bộ não của trẻ hay người lớn đều có giới hạn, những đứa trẻ có thể nhớ được thông tin quan trọng nghĩa là con có khả năng chọn lọc những điều cần nhớ thay vì cố gắng nhớ mọi thứ.

  • Phát triển tư duy từ sớm cho trẻ: Bằng việc tổng hợp và ghi nhớ thông tin tốt, bộ não của bé trở nên linh hoạt và dễ dàng xử trí mọi vấn đề một cách đơn giản. Trải qua nhiều tình huống khác nhau mà bé đã tự giải quyết, bộ não của con được bồi đắp đầy đủ kiến thức và sự nhanh nhạy, từ đó nâng cao khả năng duy một cách hiệu quả.

  • Tạo cơ hội để con khám phá thế giới: Ngoài sách vở, việc ứng dụng trò chơi có thể giúp ích trong việc khám phá kiến thức mới theo một hình thức thú vị hơn. Đặc biệt, khi bạn biết cách lựa chọn các trò chơi mang tính giáo dục cao, đòi hỏi bé cần phối hợp nhiều kỹ năng để chơi tốt như lắp ghép, giải đố, tìm đồ vật,… thì đây là cơ hội để bé học hỏi thêm nhiều bài học mới mà không gây nhàm chán.

NÊN XEM  Trẻ bị bỏng bôi kem đánh răng có thực sự hiệu quả? Lời khuyên từ bác sĩ

Các trò chơi rèn luyện trí nhớ cho trẻ cực thú vị

Ngoài những lợi ích kể trên, ba mẹ sẽ nhận thấy sự thay đổi tích cực ở suy nghĩ và hành vi của trẻ qua các trò chơi rèn luyện trí nhớ. Dưới đây là một vài gợi ý thú vị, bạn hãy cùng con thử nghiệm nhé!

Lật hình ghép tranh

Chuẩn bị: Các tấm thẻ với nhiều hình khác nhau sao cho cứ 2 tấm đều có 1 hình giống nhau.

Trò chơi trí nhớ lật hình ghép tranh. (Ảnh: Internet)

Cách chơi:

  • Xáo trộn các tấm thẻ để chúng khác với thứ tự đúng ban đầu.

  • Rải toàn thẻ lên mặt bàn và úp xuống. 

  • Yêu cầu bé chọn 2 thẻ/ lần một cách ngẫu nhiên. Nếu 2 thẻ lật lẻ có cùng 1 hình ảnh thì thẻ đó được để nguyên, nếu không thì lại úp xuống. Các lượt chơi sau bé thực hiện tương tự cho đến khi toàn bộ các cặp hình giống nhau được mở.

Tìm điểm khác nhau

Chuẩn bị: 2 bức tranh gần giống nhau, khác nhau ở 2 vài điểm. Bạn có thể tìm tranh trên mạng và in chúng ra thay vì để con xem trên điện thoại, máy tính.

Trò chơi tìm điểm khác nhau. (Ảnh: Internet)

Cách chơi: 

  • Đặt 2 bức tranh cạnh nhau, yêu cầu con tìm ra những điểm khác nhau giữa 2 bức tranh đó và giải thích vì sao. 

  • Để tăng độ khó, bạn có thể tìm những bức tranh có điểm khác nhau là các chi tiết nhỏ, đồng màu hoặc bị ẩn giấu kỹ. Trò chơi này không chỉ giúp bé ghi nhớ mà còn rèn luyện sự tập trung và khả năng tinh tường của đôi mắt.

NÊN XEM  Các cách xử lý khi trẻ bị côn trùng cắn sưng tay

Tìm đồ vật biến mất

Chuẩn bị: Tận dụng những món đồ chơi yêu thích của trẻ hoặc các vật dụng trong gia đình.

Tìm đồ vật biến mất. (Ảnh: Internet)

Cách chơi:

  • Cho bé quan sát 1 lượt toàn bộ đồ vật, đồ chơi trước khi chúng được giấu kỹ. Sau đó, cùng bé đọc tên, mô tả màu sắc, hình dáng, công dụng để con ghi nhớ trong 1 lần.

  • Bạn dùng một tấm khăn che các đồ vật lại và yêu cầu con nhắm mắt. Tiếp đến, bạn lấy đi 1 món bất kỳ, yêu cầu bé mở mắt và tìm thứ đã được bạn giấu đi.

  • Trong trường hợp nhà bạn có không gian rộng, bạn có thể yêu cầu bé bịt mắt, trong khi đó bạn sẽ giấu đồ ở nhiều nơi khác nhau. Sau đó, yêu cầu bé mở mắt và đi tìm chúng.

Trò chơi ghi nhớ các chi tiết trong hình

Chuẩn bị: 1 bức tranh có nhiều chi tiết như con người, đồ vật, con vật, cây cỏ,…

Trò chơi ghi nhớ các chi tiết trong hình. (Ảnh: Internet)

Cách chơi 1:

Yêu cầu bé quan sát bức tranh, sau đó xác định số lượng và tên gọi của các đối tượng bất kỳ. 

Cách chơi 2:

Yêu cầu bé tìm một đối tượng bất kỳ, đó có thể là người, con vật hoặc đồ vật có trong tranh. Cũng như trò chơi tìm đồ biến mất, trò chơi này cũng giúp bé rèn luyện đôi mắt và nâng cao khả năng quan sát của bé.

Trò chơi viết lên lưng

Chuẩn bị: 2 chiếc bút và 2 tờ giấy A4.

NÊN XEM  Cảnh giác khi trẻ bị ngã đập đầu chảy máu mũi

Trò chơi trí nhớ và tưởng tượng - Viết lên lưng. (Ảnh: Internet)

Cách chơi:

  • Mẹ và bé mỗi người cầm 1 tờ giấy và 1 chiếc bút.

  • Đầu tiên, mẹ đặt giấy lên lưng của bé và vẽ 1 nét bất kỳ, sau đó yêu cầu trẻ vẽ lại nét đó theo cảm nhận của mình. 

  • Tiếp tục thực hiện vẽ các nét đơn giản để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh. 

  • Kết thúc, 2 mẹ con so sánh 2 bức tranh để xem sự khác biệt nhiều hay ít. Từ đó, đánh giá khả năng cảm nhận và trí tưởng tượng của bé một cách hiệu quả. 

Chiếc ly ma thuật

Chuẩn bị: 3 chiếc cốc giống nhau, 1 quả bóng hoặc món đồ chơi nhỏ.

Trò chơi chiếc ly ma thuật. (Ảnh: Internet)

Cách chơi:

  • Đặt 3 chiếc cốc thẳng hàng trên mặt bàn, cho quả bóng vào dưới 1 chiếc cốc bất kỳ.

  • Tiếp đến, yêu cầu con quan sát trong khi bạn tráo đổi vị trí của 3 chiếc cốc nhiều lần. Tốc độ tráo càng nhanh, lượt tráo càng nhiều thì càng tăng mức độ khó. Bạn có thể làm theo cách này để thử thách trí nhớ của bé.

Trò chơi mua sắm vật dụng

Chuẩn bị: Các đồ dùng trong nhà hoặc đồ chơi của bé.

Trò chơi mua sắm vật dụng. (Ảnh: Internet)

Cách chơi:

Mẹ và bé đóng vai người mua, lần lượt gọi tên đồ muốn mua sao cho đồ của 2 người không trùng nhau. Người gọi sau không được giống người gọi trước. Người thắng cuộc là người có số đồ mua nhiều hơn.

Trên đây là các trò chơi rèn luyện trí nhớ cho trẻ thú vị nhưng cực hiệu quả. Bạn hãy dành thời gian cùng con chơi thường xuyên để nâng cao bộ nhớ của bé đồng thời gắn kết tình cảm mẹ con nhé! Đừng quên theo dõi Blog Kỹ năng sống để bổ sung thêm kỹ năng cần thiết cho bé trước khi trưởng thành.

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *