Lăng Ông Bà Chiểu là một trong những công trình tâm linh nổi tiếng tại Sài Gòn. Với hơn 200 năm tồn tại, nơi đây đã chứng kiến bao thăng trầm và sự đổi thay của thành phố cũng như con người nơi đây. Hôm nay, hãy cùng Timnhanh.com.vn đến với Lăng Ông để khám phá và tìm hiểu xem nơi này có điều gì thú vị.
1. Đôi nét về Lăng Ông Bà Chiểu
Địa chỉ: Số 1 đường Vũ Tùng, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Lăng Ông Bà Chiểu là một trong những ngôi đền cổ nhất tại Sài Gòn, được xây dựng vào năm 1848. Thực chất thì đây là lăng Tả quân Lê Văn Duyệt, nhưng vì vị trí nằm ở khu vực Bà Chiểu nên người ta gọi chung là Lăng Ông – Bà Chiểu (Lăng Ông ở Bà Chiểu). Nhiều người không biết nên hay nhầm lẫn về nhân vật lịch sử và tên gọi, khiến những thông tin lan truyền bị sai lệch. Vậy nên đòi hỏi mọi người phải đọc thật kỹ và tìm những nguồn tin thật uy tín.
Ảnh:@phucle1204
Tả quân Lê Văn Duyệt là một trong những vị tướng có công rất lớn đối với triều nhà Nguyễn, được gọi là công thần dưới thời vua Gia Long. Nhưng dưới thời Minh Mạng, năm 1835 xảy ra sự kiện thành Phiên An, kết cục ông Duyệt bị buộc tội che đậy phản quốc gây nên bạo loạn. Sau này khi ông mất, vua còn cho san bằng lăng mộ. Cho đến đời vua Thiệu Trị 1841 ông mới được giải oan, được đắp lại phần mộ và từ đó trở thành nơi thờ cúng linh thiêng của người Sài Gòn về sau.
2. Cách di chuyển đến Lăng Ông Bà Chiểu
Lăng Ông bao quanh là các tuyến đường Lê Văn Duyệt, Phan Đăng Lưu, Vũ Tùng và Trịnh Hoài Đức, ngay sát chợ Bà Chiểu. Chính vì thế mà bạn có thể di chuyển đến đây dễ dàng bằng các hình thức như xe bus, xe máy hay ô tô cá nhân.
Nếu đi bằng xe bus, bạn có thể tham khảo một số chuyến sau:
-
- Chợ Thủ Đức: bus 08
- Bến xe miền tây: bus 10 – 08 hoặc 91 – 54
- Từ An Lạc: bus 09 – 54
- Từ New Saigon Apartment: bus 72 – 18
- Lăng cách trung tâm khoảng 18km, từ các vị trí cụ thể bạn có thể dùng Google Map để tìm chuyến bus phù hợp.
3. Nên đi Lăng Ông vào thời gian nào?
- Lăng Ông Bà Chiểu mở cửa từ 7:00 – 17:00 các ngày trong tuần
- Bạn có thể đi vào bất cứ thời gian nào trong năm, tuy nhiên vào các dịp lễ mùng 1, 15 và ngày Tết thì ở đây rất đông.
- Thường đi Lăng Ông sẽ vào một buổi sáng hoặc chiều. Nên nếu du khách từ các tỉnh đi tour thì có thể xếp lăng là một trong những địa điểm đáng để ghé qua.
Ảnh:@huyyy_vu
Xem thêm: Chùa Ngọc Hoàng: ngôi chùa linh thiêng cầu được ước thấy
4. Lăng Ông Bà Chiểu có gì thú vị?
Lăng Ông là một trong những công trình kiến trúc độc đáo, được xây dựng từ hơn 200 năm trước. Cho đến nay, nơi đây vẫn giữ cho mình kiểu kiến trúc xưa cũ, chấm phá giữa một Sài Gòn hiện đại và hoa lệ.
Kiến trúc lăng tẩm độc đáo
Lăng Ông rộng 18.501m² trên một gò đất cao, bao gồm nhà bia, lăng mộ và miếu thờ. Bên trong có khu mộ đôi của Tả Quân Lê Văn Duyệt – Tổng trấn thành Gia Định và vợ ông là bà Đỗ Thị Phận. Ngoài ra còn có 2 ngôi mộ của 2 cô hầu ngoài khuôn viên. Trước mộ ông bà còn có Thượng công linh miếu, nơi mà người ta tổ chức các hoạt động tín ngưỡng thờ cúng.
Ảnh: Kỳ Anh Nguyễn
Nét độc đáo trong kiến trúc lăng Ông Bà Chiểu chính là những di tích cổ xưa, mang đậm hình thái thế kỷ 19 – 20. Với sắc vàng phai theo thời gian, chấm phá thêm những đường nét hoa văn cầu kì nhấn nhá sắc đỏ, xanh, cam, trắng, lăng tạo nên một cái nhìn vừa lạ mắt vừa rất linh thiêng.
Ảnh: Kỳ Anh Nguyễn
Khuôn viên được trồng rất nhiều dải cây nên không khí lúc nào cũng mát mẻ. Vì là lăng tẩm nên nơi đây mang vẻ trầm mặc vốn có. Bằng một cách nào đó mà chỉ cần vào đây là người ta thấy lòng nhẹ nhàng, thảnh thơi đi nhiều. Hơn hết, với người Sài Gòn nơi đây rất linh thiêng, họ hay tới cúng bái và cầu xin được phù hộ.
Ảnh: Kỳ Anh Nguyễn
Hoạt động tín ngưỡng
Xin Xăm Tả Quân là một trong những hình thức phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là ở Lăng Ông. Mọi người đến đây để xin về sức khỏe, chữa lành bệnh tật. Mọi người có thể qua khu nhà Hương, Trung điện hoặc Tây điện để xin.
Lễ khai Hạ vào các ngày mùng 7 Tết cũng là lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm. Mọi người đến đây để cầu an đầu năm mới, xin có nhiều may mắn, lộc tài, ăn nên làm ra.
Ảnh:@_ledungphoto_
Vào các ngày 29/7 – 2/8 Âm lịch hằng năm tại đây cũng tổ chức lễ giỗ tướng Lê Văn Duyệt. Sự kiện này thu hút được rất nhiều trong và ngoài tỉnh tham gia. Mọi người cũng tranh thủ thời gian này đến đây để cầu sức khoẻ, bình an thậm chí là tình duyên.
Ngoài ra, ở đây còn tổ chức các chương trình hát bội, chương trình vẽ nghệ thuật hát. Nếu bạn nào quan tâm có thể tìm hiểu lịch để qua thưởng thức.
Cảm hứng cho những bộ hình đậm chất Việt
Để nói Sài Gòn cho một địa điểm chụp hình áo dài hay cảm hứng xưa thì Lăng Ông Bà Chiểu luôn là lựa chọn lý tưởng. Với khu lăng tẩm cổ kính, cộng thêm không gian rộng rãi, màu sắc nhuộm thời gian bạn có thể tìm cho mình hàng trăm góc chụp xinh xẻo và đầy ý vị. Ở địa điểm này chụp áo dài là xinh nhất, nên bạn hãy chọn cho mình chiếc áo ưng ý nhé.
Ảnh:@phucle1204
Ảnh:@lucienne_ig
Ảnh:@mike.bng
5. Một số lưu ý khi đi Lăng Ông Bà Chiểu
- Khách thăm quan đặc biệt là giới trẻ thường xuyên đến đây chụp hình nên cần phải giữ tôn nghiêm của chốn linh thiêng, lựa chọn quần áo, cách tạo dáng và tránh gây ồn ào.
- Lăng Ông Bà Chiểu là một trong những giá trị tâm linh quan trọng. Vậy nên mỗi một người đến đây phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ, đặc biệt tránh xả rác bừa bãi.
- Trước khi đi vào các ngày lễ trọng, thời gian lăng tổ chức lễ hội bạn nên tìm hiểu trước để tránh làm sai những điều cấm kỵ.
Trên là những thông tin về Lăng Ông Bà Chiểu mà Timnhanh.com.vn muốn chia sẻ đến với bạn. Mong rằng bạn sẽ có thật nhiều trải nghiệm khi đến đây. Và đừng quên theo dõi trang để biết thêm nhiều thông tin du lịch, ẩm thực khác nhé!
Ảnh địa diện thuộc bản quyền của Kỳ Anh Nguyễn và @phucle1204
Có thể bạn quan tâm:
-
Danh sách các quận và điểm vui chơi ở Sài Gòn
-
Review Bưu điện trung tâm Sài Gòn