Ngày nay, sử dụng que thử thai, xét nghiệm hay siêu âm là những phương pháp được các bà bầu áp dụng để xác định việc có đang mang thai hay không. Tuy nhiên, trong giai đoạn sớm, bạn vẫn có thể nhận biết các dấu hiệu mang thai tuần đầu để chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ của mình. Cùng tìm hiểu chi tiết và so sánh với bản thân mình bạn nhé.
Điểm danh những dấu hiệu mang thai tuần đầu chuẩn nhất
Trong trường hợp quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai, việc thụ thai có thể xảy ra vào đúng thời điểm rụng trứng. Những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên thường xuất hiện sớm nên bạn có thể quan sát và cảm nhận những thay đổi trong cơ thể như sau.
Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ
Trong thai kỳ, phụ nữ thường có xu hướng mệt mỏi và muốn ngủ nhiều hơn bình thường. Điều này xảy ra do sự thay đổi hormone để chuẩn bị cho giai đoạn thai kỳ còn lại. Sự tăng hormone progesterone cũng góp phần làm bạn cảm thấy mệt mỏi.
Cơ thể phụ nữ mang thai phải làm việc gấp đôi để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Hệ tuần hoàn cũng phải làm việc chăm chỉ để cung cấp lưu lượng máu đến tử cung để nuôi phôi thai phát triển. Điều này cũng làm tăng nhiệt độ cơ thể do quá trình chuyển hóa tăng lên, làm mất năng lượng của bạn. Vì vậy, sự mệt mỏi liên tục này cũng là một trong các dấu hiệu mang thai tuần đầu.
Xuất hiện máu báo thai với lượng nhỏ
Hiện tượng này chỉ xảy ra ở một số phụ nữ và không phải tất cả. Theo các cuộc khảo sát, có khoảng 30% phụ nữ có xuất hiện “máu báo thai”. Nguyên nhân của hiện tượng này là do phôi thai sau quá trình thụ tinh di chuyển và gắn vào niêm mạc tử cung có thể gây rách một số mạch máu. Điều này dẫn đến xuất hiện các đốm máu nhỏ, được gọi là “máu báo thai”. Máu báo thai thường có màu hồng hoặc hơi đỏ và xuất hiện ở đáy quần lót. Dấu hiệu này thường xuất hiện khá sớm, khoảng từ 5 đến 10 ngày sau quá trình thụ tinh.
Tiểu nhiều hơn bình thường là một trong các dấu hiệu mang thai tuần đầu
Khoảng 2-3 tuần sau quá trình thụ tinh, bạn có thể cảm thấy tiểu nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân là sau khi phôi thai gắn vào tử cung, cơ thể sản xuất hormone hCG (hormone chỉ tiết khi mang thai). Hormone này làm cho bạn có cảm giác muốn tiểu nhiều hơn. Mặc dù việc đi tiểu nhiều không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thai nhi, tuy nhiên nếu bạn có cảm giác buồn tiểu, hãy đi vệ sinh đúng lúc. Việc nhịn tiểu có thể ảnh hưởng đến chức năng thận và sức khỏe của thai nhi.
Cảm thấy chóng mặt và buồn nôn
Buồn nôn là một triệu chứng phổ biến khi phụ nữ mang thai, thường xảy ra vào tuần thứ 6 của thai kỳ. Ở thời điểm này, bạn có thể cảm thấy buồn nôn và bắt đầu có cảm giác ốm nghén, đặc biệt là vào buổi sáng. Thời điểm và tần suất xuất hiện triệu chứng này có thể khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi người.
Thay đổi nhẹ ở vùng ngực là dấu hiệu mang thai tuần đầu điển hình
Ngực là một bộ phận nhạy cảm khi mang thai. Sự thay đổi trong ngực có thể là dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên chính xác nhất. Khi mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ thay đổi nhanh chóng. Dòng máu lưu thông đến ngực tăng lên, gây cảm giác nóng, tức ngực và kích thước ngực cũng tăng lên. Khi chạm vào ngực, bạn có thể cảm thấy ngực mềm, cảm giác nặng và đau. Núm vú có thể to ra, nhô cao, tăng sắc tố và nhạy cảm hơn, quầng vú có thể sậm màu hơn.
Nhạy cảm với mùi và thay đổi khẩu vị
Nhạy cảm với mùi là một triệu chứng trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Mặc dù có ít bằng chứng khoa học về sự nhạy cảm với mùi trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhưng điều này có thể đóng vai trò quan trọng vì nhạy cảm với mùi có thể gây buồn nôn và nôn mửa.
Khi mang thai, phụ nữ có thể cảm thấy khứu giác nhạy hơn. Một số mùi trước đây không gây khó chịu, như mùi thức ăn hoặc mỹ phẩm, có thể trở nên khó chịu hơn hoặc gây cảm giác buồn nôn. Khả năng cảm nhận mùi thường trở lại bình thường sau khi sinh hoặc trong khoảng 6 đến 12 tuần sau sinh.
Đau lưng
Khi mang thai, dây chằng ở lưng bị kéo dãn, cơ bụng trở nên lỏng lẻo và các cơ quan ở lưng phải hoạt động tích cực hơn để chuẩn bị cho sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Điều này có thể gây ra những cơn đau và mệt mỏi chạy dọc theo sống lưng. Đau lưng này cũng có thể trở nên khó chịu hơn khi thai nhi lớn dần. Tuy nhiên, cảm giác đau lưng này tương đương với cảm giác đau nhức trước kỳ kinh, nên thường không được phụ nữ chú ý đặc biệt.
Bạn cần làm gì khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu có bầu?
Sau khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những hiệu mang thai tuần đầu tiên như đề cập ở trên, một trong những điều cần làm là xác định chính xác liệu mẹ có đang mang thai hay không. Bạn có thể sử dụng que thử thai, dựa trên phản ứng với hormone hCG trong mẫu nước tiểu.
Nếu kết quả của que thử thai là dương tính, mẹ nên đi khám bác sĩ để được tiến hành các xét nghiệm và siêu âm. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe tổng quan của mẹ và thai nhi, đồng thời đưa ra các lời khuyên cần thiết để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Trên đây là một số dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên chính xác nhất. Khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý đến các vấn đề dinh dưỡng, giữ tâm trạng thoải mái, nghỉ ngơi đúng lúc, hạn chế làm việc gắng sức và căng thẳng. Ngoài ra, việc trang bị kiến thức về mang thai và chăm sóc con sau sinh cũng rất quan trọng bạn nên thực hiện.
Nguồn: https://babybloomberg.com/dau-hieu-mang-thai-tuan-dau/