Trẻ nhỏ hiếu động và thường chơi đùa khắp mọi nơi vì thế rất dễ bị côn trùng tấn công. Thông thường, côn trùng thường tấn công vào các vị trí không được che chắn cẩn thận như tay, chân…Cha mẹ cần làm gì khi tay, chân bé bị côn trùng cắn sưng tấy? Có loại thuốc bôi nào giúp bé nhanh lành và làm mờ sẹo hay không?
Dấu hiệu trẻ bị côn trùng cắn
Thông thường, khi trẻ bị côn trùng cắn thường có các biểu hiện ban đầu như ngứa ngáy, vùng da bị đốt xuất hiện các vết đỏ nhẹ, sưng tấy và rất nhanh khỏi. Tuy nhiên với những trẻ có cơ địa nhạy cảm có thể xuất hiện các biểu hiện như sưng đỏ, phù nề, một số trẻ sẽ nổi mụn nước và các bóng nước trên da. Tùy vào loại côn trùng mà các biểu hiện tổn thương trên da sẽ khác nhau, cha mẹ có thể tham khảo các thông tin dưới đây để có thể phát hiện chính xác nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều trị đúng cách cho trẻ:
-
Dấu hiệu kiến, ruồi, muỗi nhỏ hay rệp đốt: Da bé sẽ xuất hiện các cục nổi sần, các vùng đỏ nhỏ, ngứa ngáy, khó chịu. Nếu trẻ bị kiến lửa đốt có thể bị sưng phù vùng da với khoảng lớn và có thể xuất hiện mụn nước, bé có cảm giác nhức nhối.
-
Dấu hiệu bị ong đốt: Vùng da quanh vết đốt bị sưng tấy đỏ, nhức nhối, cảm giác vô cùng khó chịu. Một số trường hợp bị nặng do dính nhiều nọc độc sẽ có thể xuất hiện các biểu hiện như nóng sốt, ói mửa, tim đập nhanh, khó thở, cơ thể bị phù nề, tụt huyết áp, đau đầu, chóng mặt rất nguy hiểm đến tính mạng.
-
Dấu hiệu trẻ bị bọ, ve cắn: Trên da xuất hiện các vết đỏ nhỏ li ti có thể kéo dài thành vệt do các loại côn trùng này thường cắn các vết gần nhau. Bé có thể xuất hiện triệu chứng sốt và nổi mẩn đỏ khắp người
-
Dấu hiệu trẻ bị nhện cắn: Nhện là loại có độc tố khá mạnh, khi cắn trẻ sẽ xuất hiện các biểu hiện các biểu hiện như da nổi phồng, vết cắn sưng đỏ, đau nhức; có thể gây sốt và chóng mặt.
Chân bé bị côn trùng cắn sưng tấy có nguy hiểm hay không?
Chân bé bị côn trùng cắn sưng tấy thông thường không quá nguy hiểm và sẽ khỏi sau một thời gian mà không lo để lại biến chứng. Tuy nhiên, nếu cơ địa bé nhạy cảm với nọc độc của côn trùng sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng sưng tấy, đau rát và nổi bọng nước kéo dài trong nhiều ngày.
Cha mẹ cần lưu ý thật kỹ, không nên quá chủ quan để tránh trường hợp bé bị tổn thương nghiêm trọng khiến vết thương khó lành và ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Rất nhiều loại côn trùng có độc như kiến ba khoang, ong bắp cày, ong vò vẽ có thể gây sốc phản vệ, ngừng hô hấp, trụy tim, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.
Một số loại côn trùng khác như muỗi hay rận, ve còn chứa các loại vi rút nguy hiểm như vi rút sốt xuất huyết, sốt rét, zika,…cực nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Sau khi trẻ bị côn trùng đốt cha mẹ cần thường xuyên quan sát biểu hiện của trẻ để có được phương pháp chữa trị kịp thời.
Chân bé bị côn trùng cắn sưng tấy cần xử lý như thế nào?
Khi phát hiện côn trùng cắn trẻ cần nhanh chóng xử lý sơ cứu ban đầu nhằm loại bỏ bớt độc tố dính trên da trẻ và tiến hành làm dịu cảm giác sưng, đau trên da.
Xử lý nhanh khi trẻ bị côn trùng cắn
Các bước thực hiện sơ cứu nhanh khi trẻ bị côn trùng cắn:
Bước 1: Chuẩn bị nhíp gắp hoặc kim đã được khử trùng sạch sẽ
Bước 2: Dùng nhíp hoặc kim nhẹ nhàng tách nọc độc của côn trùng ra khỏi da của bé
Bước 3: Dùng nước ấm hay xà phòng để rửa sạch vết thương khi chân bé bị côn trùng cắn sưng tấy
Bước 4: Rửa vết thương lại bằng nước sạch sau đó tiến hành khử trùng. Dùng cồn sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý để lau vết thương cho trẻ.
Bước 5: Có thể dùng băng gạc cố định vết thương lại nếu vết thương bị rách, phồng rộp hay mưng mủ.
Các cách làm dịu da khi trẻ bị côn trùng cắn sưng tấy chân
Cha mẹ có thể sử dụng một số cách làm dưới đây để có thể giúp bé dịu bớt các cảm giác ngứa ngáy, đau đớn khó chịu
Chườm đá lạnh
Đá lạnh có tác dụng gây tê cục bộ, khi trẻ bị côn trùng đốt có thể dùng đá lạnh bọc vào khăn sạch sau đó chườm lên vết thương của trẻ khoảng 10- 15 phút. Cảm giác châm chích, ngứa ngáy, sưng tấy sẽ được giảm bớt giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Bôi kem đánh răng
Kem đánh răng cũng làm dịu đi cảm giác ngứa rát cho trẻ khá tốt. Bôi một lớp kem đánh răng mỏng lên vết thương của trẻ để giúp làm giảm sưng. Trong thành phần của kem đánh răng có thành phần làm mát và kháng viêm giúp trẻ cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên không nên bôi quá dày hoặc bôi kem đánh răng lên vết thương hở khiến vết thương bị nặng hơn và lưu ý rửa tay thật sạch trước khi bôi cho bé
Bôi gel nha đam
Gel nha đam có công dụng là dịu mát làn da, cấp ẩm cho da khiến bé giảm được các triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy. Thành phần lô hội còn giúp kháng viêm giúp vết thương nhanh lành và làm đều màu da cho bé. Sử dụng gel lô hội tươi hoặc gel chiết xuất 100% lô hội bôi một lớp mỏng trên da của bé sẽ làm dịu vết đau cho trẻ.
Dùng baking soda
Baking soda được sử dụng nhiều trong ngành làm đẹp, chế biến thức ăn và làm sạch với những tác dụng vô cùng tốt. Có thể sử dụng loại muối nở này để làm dịu các vết muỗi đốt cho trẻ sẽ làm giảm sưng tấy, khó chịu.
Rửa bằng nước trà
Trong trà có chứa thành phần axit tannic có tác dụng kháng khuẩn và làm dịu da khá hiệu quả. Có thể dùng nước trà pha loãng để rửa vết thương cho trẻ hoặc dùng túi lọc trà sau khi sử dụng đắp lên vết côn trùng cắn sưng tấy cho trẻ.
Sử dụng thuốc bôi
Có thể sử dụng thêm một số loại thuốc bôi nhằm dịu đi các vết thương cho trẻ và giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục cho trẻ. Có thể tham khảo một số loại thuốc bôi như kem bôi em bé, Yoosun rau má,…Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Xem thêm:
- Các cách xử lý khi trẻ bị côn trùng cắn sưng tay
- Làm gì khi trẻ sơ sinh bị côn trùng cắn
Đề phòng côn trùng cắn trẻ
Bảo vệ trẻ trước sự tấn công của các loại côn trùng cần lưu ý một số thông tin như sau:
-
Dặn bé không chơi ở những nơi rậm rạp, nhiều cây cối hay gần ao hồ, bãi rác
-
Sử dụng lưới chắn côn trùng để ngăn côn trùng vào nhà
-
Mặc quần áo dài tay cho trẻ để hạn chế côn trùng tấn công
-
Dọn dẹp nhà cửa và khu vực xung quanh nhà thường xuyên để hạn chế côn trùng ẩn nấp, làm tổ
-
Buông màn khi ngủ để không bị ruồi muỗi đốt
-
Đậy kín thức ăn sau khi sử dụng để tránh côn trùng vào cắn trẻ
-
Đổ nước tại thau, chậu, chum, vại, các vật dụng có thể chứa nước khi không sử dụng để ngăn ngừa muỗi phát triển.
-
Thường xuyên giặt sạch chăn, chiếu, gối ngủ để loại trừ các loại rận, rệp
-
Cẩn thận khi cho trẻ chơi với các loại thú cưng như chó mèo trong nhà bởi chúng có tiềm ẩn nguy cơ lây rận hay bọ chét cho trẻ.
Cha mẹ không cần quá lo lắng khi tay, chân bé bị côn trùng cắn sưng tấy, tuy nhiên cần lưu ý để tránh trường hợp cơ địa trẻ bị sốc phản vệ gây ra biến chứng nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Chăm sóc trẻ một cách cẩn thận sẽ giúp vết thương nhanh chóng lành không lo bị để lại sẹo.
Nguồn: Tổng hợp Internet