Dạy trẻ tự bảo vệ bản thân giúp con biết cách ứng phó khi nguy hiểm. (Ảnh: Internet)

Đừng lo vì con nhút nhát hay quá nhỏ bé so với các bạn! Hãy dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân để bé sẵn sàng ứng phó linh hoạt trong mọi tình huống, ở mọi môi trường. Ba mẹ hãy áp dụng các phương pháp & sử dụng tài liệu trong bài viết này nhé!

Vì sao dạy con tự bảo vệ bản thân mình là cần thiết?

Kỹ năng tự bảo vệ bản thân bao gồm nhận thức về những đối tượng, tình huống nguy hiểm và hành động ứng phó để đề phòng, chống trả trong những trường hợp này. 

Tính đến nay, rất nhiều trẻ em vì không có sự chuẩn bị về phòng vệ trong tình huống nguy hiểm dẫn đến bị lợi dụng, bắt nạt mà không dám báo cáo cho người lớn để gây thiệt hại về thân thể và tinh thần. Bởi vậy, việc dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ là cần thiết là phải thực hiện ngay khi con bắt đầu tiếp xúc với xã hội bên ngoài. 

Dạy trẻ tự bảo vệ bản thân giúp con biết cách ứng phó khi nguy hiểm. (Ảnh: Internet)

Theo đó, việc dạy con tự bảo vệ mình sẽ giúp trẻ:

  • Phòng bị ứng phó các tình huống xấu: Trong trường hợp khẩn cấp, bằng kỹ năng tự vệ trẻ có thể thoát khỏi nguy hiểm nhờ cách xử lý linh hoạt, nhanh nhẹn. Trẻ sẽ biết cách từ chối lời dụ dỗ, né tránh và thoát khỏi kẻ xấu hoặc kêu gọi sự trợ giúp ngay khi bị khống chế.

  • Tăng cường sự tự tin cho trẻ: Với kỹ năng bảo vệ sẵn có, trẻ có thể nhận thức rõ ràng về nguy hiểm đang đến gần, nhờ vậy con luôn trong trạng thái sẵn sàng đối phó và tự tin khi đối mặt trực tiếp với kẻ xấu.

  • Tự tạo môi trường an toàn cho bản thân & người xung quanh: Cùng với sự tự tin & kỹ năng bảo vệ sẵn có, trẻ không chỉ tạo ra môi trường an toàn cho mình mà còn bảo vệ người khác trong các tình huống nguy hiểm. Ví dụ như bảo vệ em nhỏ khỏi người bắt nạt, giúp đỡ người đang bị khống chế thoát thân, tham gia trợ giúp một nhóm người thoát khỏi tình cảnh xấu.

Các quy tắc dạy bé tự bảo vệ bản thân ba mẹ cần nhớ

Trong quá trình dạy con tự bảo vệ bản thân, bạn cần nhớ 2 quy tắc quan trọng:

Quy tắc PANTS – Bảo vệ con trước hành vi xâm hại

PANTS gồm 5 quy tắc được tạo bởi các chữ cái viết tắt của Private, Always, No means no, Talks & Speak up. Quy tắc này được Hiệp hội Quốc gia Phòng Chống Bạo hành Trẻ em tại Anh (NSPCC) tuyên truyền để ba mẹ hướng dẫn con bảo vệ bản thân trước các hành vi xâm hại.

Quy tắc PANTS bảo vệ con khỏi xâm hại. (Ảnh: Internet)

P – Private (Sự riêng tư)

Hãy nói với con rằng tuyệt đối không để ai nhìn hoặc chạm vào vùng kín, trừ bố mẹ. Trong trường hợp khám bệnh, bác sĩ & y tá cần được người lớn giải thích vì sao phải khám vùng đó đồng thời phải được sự cho phép của con mới được tiến hành. 

Ngoài ra, con có quyền từ chối nếu không muốn ai đó chạm vào người, kể cả người thân trong gia đình. Với các bé gái, có thể nhờ mẹ hoặc chị & các bé trai thì nên nhờ bố hoặc anh trai giúp con vệ sinh cá nhân.

NÊN XEM  Hướng dẫn kỹ năng sống bảo vệ cây xanh cho trẻ thêm yêu môi trường

A – Always remember your body belongs to you (Luôn nhớ cơ thể con thuộc về chính mình)

Hãy dạy con rằng không ai được quyền làm gì với cơ thể con khiến con cảm thấy khó chịu. Nếu ai đó cố tình con phải nói “Không” một cách dứt khoát. Nếu ai đó làm con sợ hãi, khó chịu, tuyệt đối không im lặng mà hãy hét thật lớn hoặc cắn mạnh vào người đó rồi tìm cách chạy đến nơi đông người để nhờ trợ giúp.

N – No means no (Không là không)

Lễ phép, nghe lời người lớn là đúng nhưng không đồng nghĩa với việc con luôn đồng ý với mọi yêu cầu của họ, đặc biệt là khi con cảm thấy yêu cầu đó tổn hại đến thân thể. Con cần nói “Không” nếu không muốn & có thể nhờ ba mẹ trợ giúp nếu đang băn khoăn.

T – Talk about secrets that upset you (Nói về những điều bí mật khiến con không vui)

Bạn hãy giúp con phân biệt bí mật nào là điều cần giữ riêng cho mình & bí mật nào nên chia sẻ với bố mẹ. Hãy dặn con rằng những kẻ lạm dụng con thường yêu cầu con giữ bí mật bằng cách nói “Đây là bí mật riêng của 2 cô/chú cháu mình” hoặc “Đừng kể cho bố mẹ chú sẽ… (làm hành động gì đó khiến con sợ)”.

Ba mẹ cần khuyến khích con nói ra những điều khiến con sợ hãi, lo lắng để cùng giúp con vượt qua chúng. Hãy nói với con rằng đừng lo lắng, ba mẹ luôn đồng hành và tin tưởng con.

S – Speak up, someone can help (Chỉ cần nói ra, sẽ có người giúp con)

Tập cho trẻ thói quen chia sẻ với người lớn khi gặp vấn đề bằng cách hỏi thăm tình trạng của con khi ở trường lớp, sau khi ra ngoài đi chơi,… Nếu thấy con có dấu hiệu sợ hãi, hãy động viên con nói ra để ba mẹ hiểu và giúp đỡ con thoát khỏi nỗi sợ, mối nguy hiểm đó.

Quy tắc 5 ngón tay – Dạy con tự bảo vệ chính mình

[wpcc-iframe src=”https://www.youtube.com/embed/cQmgoyMUfv8?pp=ygUVcXV5IHThuq9jIDUgbmfDs24gdGF5″ width=”560″ height=”314″ allowfullscreen=”allowfullscreen”]

Thông qua quy tắc 5 ngón tay, bạn sẽ dạy trẻ cách phân biệt người thân, người quen, người lạ trong giao tiếp nhằm giúp trẻ hạn chế khả năng bị xâm hại tình dục.

  • Ngón cái: Ôm hôn, dùng với người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột. 

  • Ngón trỏ: Nắm tay với bạn bè, thầy cô, họ hàng.

  • Ngón giữa: Bắt tay khi gặp người quen.

  • Ngón áp út: Vẫy tay nếu đó là người lạ.

  • Ngón út: Xua tay không tiếp xúc, thậm chí hét to và bỏ chạy nếu những người xa lạ mà bé cảm thấy bất an, tiến lại gần và có cử chỉ thân mật.

7+ Cách dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân hiệu quả nhất

Thế nào là dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ? Khi nào là phù hợp? Việc cha mẹ dạy trẻ tự bảo vệ bản thân là cách để con tôn trọng cơ thể và biết cách giữ an toàn cho chính mình. Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ là dạy con nhận thức hành vi nguy hiểm và hướng dẫn cách ứng phó trong trường hợp đó. Cụ thể:

Dạy trẻ tự vệ khi có người lạ tiếp cận

Khái niệm “người lạ” an toàn & người lạ nguy hiểm đã được đề cập trong bài học kỹ năng giao tiếp với người lạ, ba mẹ cần nhắc lại trước khi dạy con cách tự vệ. Đối với người lạ có ý đồ xấu, trước hết hãy nói “Không” với bất cứ điều gì họ yêu cầu. Nếu người đó cố ý tiến gần, hãy đi lùi lại thật nhanh đồng thời hét lớn để gây sự chú ý & được người khác trợ giúp.

NÊN XEM  Hướng dẫn cách xử lý và phòng tránh trẻ bị bỏng hơi nồi cơm điện

Dạy trẻ khi bị người lạ tiếp cận

[wpcc-iframe src=”https://www.youtube.com/embed/6hoGqc0_mbY%20″ width=”560″ height=”314″ allowfullscreen=”allowfullscreen”]

Dạy trẻ mầm non tránh bị xâm hại

Với các bé mẫu giáo, nhận thức về hành vi nguy hiểm chưa thực sự tốt. Do đó, phụ huynh cần dạy con kiến thức về giáo dục giới tính trong các hoạt động hàng ngày của trẻ. Ví dụ như, khi tắm cho con, hãy dạy bé nhận biết các bộ phận trên cơ thể & cách phản ứng khi có người đụng chạm vào vùng nhạy cảm của con.

Câu chuyện giáo dục giới tính VTV7:

[wpcc-iframe src=”https://www.youtube.com/embed/6hmHLJfOiXs%20″ width=”560″ height=”314″ allowfullscreen=”allowfullscreen”]

Hướng dẫn con tìm kiếm sự trợ giúp khi đi lạc 

Trong trường hợp con đi lạc, hãy hướng dẫn bé tìm đến người đáng tin cậy như chú công an, các cô thu ngân trong cửa hàng, bác bảo vệ để nhờ tìm người thân. Nếu con bị người lạ dẫn đi, con cần có hành vi chống cự lại, tìm cơ hội thoát thân & kêu lớn để tìm sự trợ giúp từ những người đáng tin cậy.

Kỹ năng tự vệ khi bị bạn đánh

Ở bất kỳ trường học nào đều có nguy cơ bạo lực học đường, ban đầu có thể chỉ là trêu đùa nhưng kéo dài sẽ trở thành tình trạng bắt nạt. Hãy dạy con khi gặp tình huống này, tuyệt đối không im lặng mà hãy nói với ba mẹ để được trợ giúp. Con cũng có thể chia sẻ với thầy cô để được bảo vệ đúng lúc.

Cách tự vệ khi bị bạn đánh. (Ảnh: Internet)

Xử trí khi trẻ gặp hỏa hoạn ở nơi công cộng

Hầu hết trẻ nhỏ đều chưa biết cách xử lý tình huống khi gặp hỏa hoạn. Vì vậy, ba mẹ có thể hướng dẫn con bằng cách tạo ra các tình huống giả định hoặc cho con xem video hướng dẫn kỹ năng phòng vệ khi có hỏa hoạn. 

Việc tiếp thu kiến thức sẽ hiệu quả hơn khi ba mẹ cùng con thực hành. Bạn hãy dạy trẻ khi gặp đám cháy, hãy báo cho người xung quanh, dùng khăn ẩm che mặt, tận dụng các lối đi gần nhất để thoát hiểm,…

Xử trí khi trẻ gặp hỏa hoạn ở nơi công cộng. (Ảnh: Internet)

Kỹ năng an toàn khi vui chơi

Đa số các bé đều hiếu động và mải chơi mà không lường trước được nguy hiểm. Tại khu vui chơi, con có thể gặp rủi ro với những trò chơi không an toàn hoặc từ những trò đùa của bạn bè. Ngoài ra, với những khu vui chơi công viên, con rất dễ gặp người lạ tiếp cận với ý đồ xấu. Do đó, cha mẹ cần cảnh báo cho con những tình huống nguy hiểm và cách xử trí để trẻ tự bảo vệ mình.

Kỹ năng an toàn khi vui chơi. (Ảnh: Internet)

Cách đàm phán và nói “không”

Thông qua bài học này, con sẽ biết đàm phán lợi ích cho mình đồng thời nói “Không” nếu không đồng ý. Tư thế nói “Không” là hai tay chống hông, hai chân hơi tách ra, hai vai mở rộng và đầu ngẩng cao. Tư thế này sẽ giúp con tự tin hơn và khiến kẻ bắt nạt dè chừng, từ đó hạn chế nguy hiểm đến bản thân con.

Cách đàm phán và nói “không”. (Ảnh: Internet)

Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông

Đối với trẻ thường xuyên tự đi bộ đến trường hoặc đi xe đạp cho trẻ em, ba mẹ cần hướng dẫn con tham gia giao thông đúng cách. Bằng việc cho trẻ trải nghiệm thực tế hoặc dạy qua sách, truyện tài liệu, bạn hãy hướng dẫn con cách đọc biển báo, nhận biết tín hiệu và cách di chuyển đúng làn theo luật quy định. 

NÊN XEM  Top 4 bộ sách kỹ năng giao tiếp cho bé hay nhất

Lưu ý: Dạy trẻ biết tự bảo vệ mình thế nào để con ứng dụng tốt?

Có thể thấy, kỹ năng tự bảo vệ bản thân cần được rèn luyện từ nhỏ và phải hướng dẫn chi tiết trong từng tình huống. Để trẻ tiếp thu và ứng dụng thực tế hiệu quả, bạn cần lưy ý những vấn đề sau:

Kết hợp vừa học vừa chơi qua tình huống

Việc dạy kiến thức chay có thể khiến trẻ khó hiểu nếu con đang ở độ tuổi mẫu giáo, vì vậy cha mẹ hãy áp dụng phương pháp vừa học vừa chơi cùng tình huống giả định để con có nhận thức rõ ràng. Hơn nữa, cách dạy này cũng góp phần gắn kết tình cảm gia đình thân mật hơn.

Kết hợp vừa học vừa chơi qua tình huống. (Ảnh: Internet)

Thường xuyên trao đổi cùng con về những vấn đề thường gặp

Một trong những cách để trẻ có niềm tin vào ba mẹ, sẵn sàng chia sẻ mọi vấn đề đó là trò chuyện cùng bé. Song song với việc hướng dẫn các kỹ năng, hãy cùng con chia sẻ các vấn đề hàng ngày để thấu hiểu tâm lý của bé đồng thời giúp đỡ con khi con gặp vấn đề ở trường lớp.

Không quát mắng nếu trẻ xử trí chưa đúng

Rất nhiều ba mẹ không thể kiềm chế cảm xúc, mắng con ngay khi chúng mắc lỗi mà không bình tĩnh nghe con giải thích. Điều này khiến trẻ hình thành cảm giác sợ hãi chính bố mẹ của chúng và cũng sẽ khiến con dễ tủi thân và tự ti khi tiếp xúc với người lạ.

Do đó, nếu con mắc lỗi, điều đầu tiên là hãy khuyến khích con nói ra vì sao điều đó là sai và con cần làm gì để không mắc lại lỗi đó nữa. Ngoài ra, hãy an ủi bé và hướng dẫn cho cách làm, cách ứng xử đúng để con vui vẻ & có động lực hoàn thiện mình.

Không quát mắng nếu trẻ xử trí chưa đúng. (Ảnh: Internet)

Hướng dẫn con phân tích tình huống không an toàn

Nhằm giúp con nhận thức được các tình huống nguy hiểm, bạn hãy dạy con cách phân tích nguyên nhân và kết quả của những tình huống này. Bạn có thể đưa ra tình huống giả định và yêu cầu con tự phân tích hoặc phân tích mẫu để trẻ hiểu được cách tư duy. Bằng cách này, con có thể tự bảo vệ mình trong mọi trường hợp.

Khuyến khích con tham gia lớp dạy võ tự vệ cho trẻ em

Học võ tự vệ từ nhỏ không chỉ giúp con bảo vệ an toàn cho bản thân mà còn giúp con tăng cường sức khỏe, phát triển thể chất tinh thần tích cực. Có được điều này, con cũng sẽ tự tin hơn, học tập tốt và thực hiện được mọi sở thích, mong muốn của mình một cách thuận lợi.

Khuyến khích con tham gia lớp dạy võ tự vệ cho trẻ em. (Ảnh: Internet)

Tổng hợp tài liệu dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân hữu ích được nhiều ba mẹ quan tâm

Như đã đề cập, việc dạy trẻ tự bảo vệ bản thân sẽ hiệu quả hơn nếu có tài liệu minh họa và các tình huống thực tế để con có cái nhìn trực quan. Bởi vậy, bên cạnh các trải nghiệm thực, ba mẹ có thể tham khảo kết hợp một số tài liệu dưới đây:

Trên đây là tổng hợp cách dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong mọi trường hợp giúp con tự tin và phòng vệ tốt cho chính mình. Ba mẹ hãy luôn đồng hành cùng con để quá trình hình thành và phát triển kỹ năng đạt hiệu quả nhé! Đừng quên theo dõi Blog Kỹ năng sống để cập nhật kiến thức mới trong quá trình nuôi dạy con giúp con phát triển toàn diện tốt nhất!

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *