Hợp tác là sự kết nối giữa các cá nhân vì một mục tiêu chung hiệu quả. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kỹ năng sống hợp tác là một nền tảng quan trọng trong đời sống không chỉ đối với người lớn, mà trẻ nhỏ cũng cần được học chúng từ khi còn nhỏ. Vậy nên, để giúp bé có thể rèn luyện được kỹ năng sống hợp tác hiệu quả, ba mẹ có thể tham khảo những cách giáo dục vàng sau đây.

Thế nào là kỹ năng sống hợp tác?

Nói tóm lại, hợp tác là sự tương tác dựa trên sự kết nối, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau để đạt được kết quả tốt nhất.

Đặc biệt, đây là kỹ năng sống không chỉ dành cho người lớn mà các bé khi còn nhỏ cũng cần được trang bị, để nâng cao hiệu quả học tập, cũng như nhận thức của trẻ trong tương lai tốt hơn.

Hợp tác là sự kết nối giữa các cá nhân vì một mục tiêu chung hiệu quả. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Lợi ích khi dạy trẻ kỹ năng hợp tác

Với việc rèn luyện kỹ năng hợp tác cho trẻ sẽ mang tới nhiều lợi ích nổi bật như:

  • Nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống ở trẻ thông qua việc lắng nghe từng thành viên trình bày quan điểm, cũng như bé cũng biết cách đưa ra ý kiến của mình hơn.

  • Phát triển khả năng nhận thức đúng về bản thân trẻ thông qua những giá trị, vai trò của con trong tập thể.

  • Mở rộng vốn kiến thức và học được nhiều điều bổ ích từ những ý kiến của mọi người, bản thân.

  • Gắn kết tinh thần làm việc đồng đội, giúp gia tăng kỹ năng giao tiếp, kết nối, đặt ra mục tiêu và hướng đến kết quả chung nhanh chóng hơn.

  • Nâng cao hiệu quả học tập, làm việc của bé ở hiện tại và tương lai.

Việc phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ mang tới nhiều lợi ích. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Các loại kỹ năng sống hợp tác và yếu tố cần có

Để nâng cao hiệu quả khi trang bị kỹ năng hợp tác cho trẻ, cần có sự kết hợp của các kỹ năng khác như:

  • Giao tiếp: Kỹ năng này cho phép bé, hay các đồng đội cùng nhau thảo luận, chia sẻ và nêu ra ý kiến để đạt được mục tiêu chung tốt hơn.

  • Lắng nghe: Các thành viên trong nhóm cần phải hiểu quan điểm, ý tưởng của nhau để làm việc tốt hơn nên kỹ năng lắng nghe rất quan trọng.

  • Giải quyết xung đột: Trong hợp tác chắc chắn sẽ có những ý kiến trái chiều, khó giải quyết ngay lập tức. Nên để giải quyết xung đột tốt cần phải biết bình tĩnh lắng nghe, tập trung vào vấn đề hiện tại, đồng cảm, đàm phán và thỏa hiệp.

  • Quản lý cảm xúc: Trong quá trình hợp tác, việc quản lý cảm xúc của bạn và người khác rất quan trọng để đưa đến sự thống nhất chung hiệu quả.

  • Tôn trọng: Hãy dạy bé thêm cả kỹ năng tôn trọng ý kiến của người khác bằng cách lắng nghe, cởi mở và tôn trọng thời gian, công sức mà đồng đội cùng hợp tác với mình.

  • Tin tưởng: Trong hợp tác, tin tưởng là điều quan trọng để mọi người cùng làm việc, học tập với nhau. Điều này thể hiện thông qua việc giao tiếp trung thực, nhất quán, tôn trọng và đáng tin cậy.

  • Công bằng: Hãy dạy con khi làm việc nhóm không có sự phân biệt, đối xử dù con có được làm chức cao hơn trong lớp, hay nhà mình nghèo hay giàu…

NÊN XEM  Các Mẫu Truyện Thai Giáo Tháng Thứ 3 Mẹ Không Nên Bỏ Qua

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng hợp tác ở trẻ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hợp tác cho trẻ hiệu quả

Để giúp trẻ phát triển kỹ năng hợp tác khi còn nhỏ, ba mẹ có thể tham khảo ngay một số phương pháp giáo dục sau đây:

Dạy bé kỹ năng hợp tác dựa vào các hoạt động thực tiễn

Thay vì chỉ nói với bé con cần phải biết cách hợp tác, kết nối với mọi người về mặt lý thuyết. Ba mẹ nên lồng ghép chúng thông qua những trải nghiệm, hoạt động thực tiễn cùng với gia đình, bạn bè hay nhà trường.

Chẳng hạn như tổ chức các trò chơi nhóm, tham gia các chuyến đi dã ngoại theo dạng chia đội….

Dạy bé kỹ năng hợp tác dựa vào các hoạt động thực tiễn. (Ảnh: sưu tầm internet)

Dạy trẻ kỹ năng sống hợp tác dựa vào việc quan sát

Quan sát là một yếu tố quan trọng để rèn luyện kỹ năng hợp tác. Để thực hiện phương pháp này, ba mẹ nên bắt đầu cho bé tiếp xúc với kỹ năng hợp tác thông qua việc xem những hình ảnh thực tế, video về các chương trình liên quan.

Từ đó, bạn sẽ giải thích giúp bé phân biệt được tầm quan trọng của hợp tác, phân biệt đúng sai cũng như cùng bé trao đổi để hiểu rõ hơn về kỹ năng sống này. Cũng như hướng dẫn con cách quan sát mọi việc khi hợp tác cùng với bất kỳ ai.

Nói chuyện và chia sẻ

Để góp phần rèn luyện kỹ năng hợp tác cho bé tốt hơn, ba mẹ nên đồng hành cùng bé để nói chuyện, chia sẻ. Bởi vì điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả khi hợp tác, mà còn giúp bé biết cách lắng nghe, giao tiếp, diễn đạt và chủ động hơn ở trẻ.

NÊN XEM  Trẻ bị ngã cầu thang xử lý làm sao - Đề phòng nguy hiểm cho trẻ như thế nào?

Vậy nên, hãy xem các cuộc nói chuyện hàng ngày giữa bạn và con là một sự hợp tác, để trẻ có thể thoải mái nói lên quan điểm của mình, cũng như giúp ba mẹ hiểu con cái hơn, hỗ trợ bé hoàn thiện khả năng nhận thức tốt hơn.

Ba mẹ cần nói chuyện, chia sẻ cùng con khi hợp tác. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cùng con lên kế hoạch hợp tác

Để rèn luyện kỹ năng sống hợp tác cho con, ba mẹ có thể hoạch định ra một kế hoạch nào đó để cả gia đình cùng nhau đóng góp ý tưởng. 

Chẳng hạn như kế hoạch cho một chuyến đi chơi của cả gia đình, để bé được tham gia, đóng góp ý kiến cũng như tiến hành thực hiện những công việc cùng ba mẹ để có kết quả tốt nhất.

Dạy trẻ biết cách chia sẻ và đợi đến lượt mình

Trong quá trình hợp tác, ba mẹ cần dạy con phải biết cách chia sẻ ý tưởng cùng với mọi người, cùng nhau đóng góp ý kiến, quan điểm của mình, nhận xét ý tưởng để giúp con có thể hoàn thiện hơn.

Đặc biệt, cần phải dạy trẻ không nên xen vào khi người khác đang nói. Để làm được điều này, khi bé đang nói hãy trình bày vấn đề nào đó, ba mẹ không nên ngắt quãng dòng suy nghĩ của con. Đồng thời, hãy hướng dẫn trẻ cách đợi tới lượt mình sau khi người khác đã trình bày xong quan điểm.

Dạy trẻ biết cách chia sẻ và đợi đến lượt mình khi hợp tác. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Luôn có tinh thần trách nhiệm với mục tiêu chung, cùng thái độ cầu tiến

Trong quá trình hợp tác, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân là điều quan trọng. Ba mẹ nên dạy con phải biết tự chịu mọi trách nhiệm trước những quyết định của mình, dù kết quả có thất bại hay thành công. Để qua đó giúp con biết cách rút kinh nghiệm cho mình trong những lần hợp tác sau.

Chẳng hạn, kế hoạch đi chơi của gia đình là ý tưởng của trẻ. Tuy nhiên, chuyến đi chơi này bị huỷ do trời mưa. Lúc này, ba mẹ có thể chỉ cho con cách “chữa cháy” bằng việc cả nhà cùng nhau ăn uống, vui chơi trong nhà. Từ đó, con sẽ rút ra được cho mình bài học nên có sự tính toán kỹ lưỡng về mặt địa điểm, dự báo thời tiết hay các phương án dự phòng nếu có khi thực hiện kế hoạch nào đó.

NÊN XEM  Trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống đất có nguy hiểm hay không?

Luôn bình tĩnh, kiên nhẫn và giải quyết vấn đề

Khi dạy bé kỹ năng sống hợp tác, đừng quên dạy con biết cách kiềm chế cảm xúc và giải quyết vấn đề trong mọi tình huống. 

Nhất là khi quá trình hợp tác của con cùng mọi người xảy ra vấn đề, gây ảnh hưởng tới mục tiêu chung thì điều đầu tiên chính là giữ được sự bình tĩnh. Ba mẹ sẽ cùng con ngồi xuống, chia sẻ, trò chuyện, phân tích tình huống để cùng nhau đưa ra cách giải quyết thích hợp.

Dạy trẻ luôn bình tĩnh, kiên nhẫn và giải quyết vấn đề khi hợp tác. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Một số lưu ý khi giáo dục kỹ năng sống hợp tác cho trẻ

Để nâng cao hiệu quả trong việc dạy trẻ kỹ năng hợp tác ngay từ khi còn nhỏ, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Ba mẹ cần là tấm gương để trẻ noi theo: Bởi kỹ năng hợp tác thường được người lớn áp dụng nhiều hơn, nên ba mẹ cần làm gương tốt khi hợp tác cùng mọi người, hay với bé để con quan sát và thực hiện theo hiệu quả.

  • Tạo cơ hội để con hợp tác nhiều hơn: Đừng chờ cơ hội mới cho con hợp tác, hãy tạo cơ hội để trẻ được cùng kết nối với ba mẹ, bạn bè hay môi trường bên ngoài để con phát triển toàn diện.

  • Ba mẹ hãy luôn động viên, chia sẻ cùng con: Chắc hẳn, trong quá trình hợp tác sẽ có những lần thất bại, nên ba mẹ hãy là người động viên, chia sẻ, cũng như góp ý để con có thể hiểu và thực hành trong những lần hợp tác sau tốt đẹp, hiệu quả hơn.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về các phương pháp dạy kỹ năng sống hợp tác cho trẻ. Đây được xem là một kỹ năng quan trọng giúp bé phát triển về mặt trí tuệ, nhận thức, sáng tạo và giao tiếp của mình. Vậy nên, ba mẹ hãy tạo điều kiện để khai phá và rèn luyện kỹ năng này cho con để phát triển tốt hơn nhé.

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *