Giai đoạn từ 1 - 3 tuổi bé thường hay ăn vạ nhất. (Ảnh: Sưu tầm internet)

“Ăn vạ” được xem là “sở trường” của hầu hết trẻ nhỏ hiện nay, đây cũng là nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh khi không biết xử lý như thế nào ngoài quát mắng, dỗ dành hay phải chiều chuộng theo ý của con. Vậy ba mẹ hãy thử tham khảo ngay những cách dạy trẻ khi bé ăn vạ sau đây của Timnhanh.com.vn xem nhé, đảm bảo sẽ hiệu quả lắm đấy.

Trẻ giai đoạn nào thường hay ăn vạ?

Theo nhiều nghiên cứu, cũng như thực tế thì giai đoạn trẻ thường có thói quen ăn vạ nhiều nhất là từ 1 – 3 tuổi. Đây được xem là giai đoạn trẻ bắt đầu biết cách thể hiện cảm xúc của bản thân, phát triển ngôn ngữ của mình trước mọi người, nhất là ba mẹ.

Ngoài ra, đây cũng là thời điểm mà trẻ có nhiều biến đổi tâm sinh lý nhất. Những biểu hiện thường thấy nhất ở trẻ chính là gào khóc, ăn vạ để có được điều mình muốn…

Giai đoạn từ 1 - 3 tuổi bé thường hay ăn vạ nhất. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Vì sao trẻ em thường hay ăn vạ?

Để biết cách dạy trẻ khi bé ăn vạ thì đòi hỏi ba mẹ cần phải biết nguyên nhân vì sao con lại như vậy. Theo các chuyên gia, việc trẻ hay có thói quen ăn vạ thường do những nguyên nhân sau đây:

  • Sự thay đổi tâm sinh lý của trẻ: Đây là biểu hiện bình thường của sự trưởng thành ở trẻ em, khi trẻ rơi vào tình trạng khủng hoảng thì tâm sinh lý con dễ thay đổi bằng việc tỏ ra khó chịu, khóc lóc, hờn dỗi, tức giận… nếu không đạt được điều mình muốn.
  • Cha mẹ nuông chiều con cái: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, vì nhiều ba mẹ thường nuông chiều, đáp ứng mọi sở thích của trẻ nhưng trường hợp không được đáp ứng trẻ sẽ ăn vạ, khóc lóc để có được điều mình muốn.
  • Trẻ muốn thu hút sự chú ý: Nhiều trường hợp ba mẹ không nắm bắt được nhu cầu của trẻ, con sẽ bộc lộ thái độ bằng cách ăn vạ để ba mẹ nhận biết và đáp ứng nhu cầu đó.
  • Trẻ có thể đang bị kích động, mệt mỏi: Trẻ em khi còn nhỏ thường khi mệt mỏi hay gặp việc gì quá kích động thường sẽ giải tỏa chúng bằng cách khó chịu, khóc lóc, ăn vạ,… Thường là lúc trẻ buồn bực, đói bụng, buồn ngủ… mà không biết cách diễn đạt cảm xúc của mình như thế nào.
  • Yếu tố di truyền: Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Montreal, Canada đã có chứng minh rằng tác động tới tính cách của bé một phần do yếu tố di truyền, nên khả năng cao nếu ba mẹ lúc nhỏ thường xuyên ăn vạ thì con cũng sẽ dễ có tính cách này.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ hay ăn vạ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cách dạy trẻ khi bé ăn vạ ba mẹ có thể áp dụng

Để có thể xử lý thói quen hay ăn vạ của trẻ một cách hiệu quả, dưới đây là một số phương pháp hữu ích mà ba mẹ có thể tham khảo thêm:

Ba mẹ cần phải hiểu và đồng cảm với cảm xúc của trẻ

Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, thường các em luôn muốn mình được đối xử và thừa nhận là trưởng thành. Chính vì vậy, khi nhìn thấy bé buồn, tức giận, khóc lóc là lúc con muốn được ba mẹ đồng cảm và thấu hiểu.

Vậy nên, thay vì những lúc trẻ ăn vạ ba mẹ quát mắng hãy tìm cách hiểu và đồng cảm với con, để biết bé đang muốn điều gì, con đang gặp vấn đề gì, lắng nghe, bình tĩnh, kiên nhẫn để hiểu được nhu cầu của bé. Chẳng hạn, bạn có thể hỏi “vì sao con khóc”, “con không muốn ăn món này đúng không”, “con muốn chơi cái này đúng không?”… để qua đó giúp bé thấy được sự yêu thương, an ủi và thấu hiểu từ cha mẹ mình.

Ba mẹ cần phải hiểu và đồng cảm với cảm xúc của trẻ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

An ủi nhưng tuyệt đối không nên nuông chiều quá mức

Cách cư xử của ba mẹ với trẻ sẽ ảnh hưởng nhiều đến hành vi và tính cách sau này của con. Vậy nên, với việc ba mẹ luôn đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ mỗi khi ăn vạ thường khiến con bị phụ thuộc quá nhiều vào bạn, trường hợp nếu không được chiều sẽ càng ăn vạ, khó chịu nhiều hơn.

Thay vào đó, ba mẹ nên kiên nhẫn, khéo léo trong cách dạy trẻ khi bé ăn vạ để con cảm thấy được đồng cảm, yêu thương. Nhưng cũng cần phải cho trẻ hiểu rằng không phải mỗi lần ăn vạ, khóc lóc, giận dỗi là được đáp ứng nhu cầu và dỗ dành. Thay vào đó, con cần phải diễn tả điều mình muốn một cách bình tĩnh, nhẹ nhàng mới được đáp ứng.

Điều hướng trẻ sang một hoạt động khác

Trẻ nhỏ mặc dù ăn vạ, giận dỗi, khóc lóc nhưng chúng lại rất mau quên, cũng như bị tác động bởi những yếu tố khác. Vậy nên, khi nhận thấy bé bắt đầu ăn vạ, ba mẹ có thể gợi ý và rủ trẻ tham gia các hoạt động khác như đi chơi, đi siêu thị, cùng nhau chơi trò chơi… Lúc này bé dễ nguôi cơn giận và vui vẻ trở lại nhanh chóng.

Điều hướng trẻ sang một hoạt động khác khi con ăn vạ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hãy thử trò chuyện với trẻ

Đa phần khi trẻ ăn vạ thì dù ba mẹ có nói gì càng khiến bé khó chịu hơn. Chính vì vậy, khi thấy con bắt đầu nguôi ngoai, ba mẹ hãy ngồi xuống và trò chuyện cùng bé xem lúc nãy vì sao con khóc, con đang muốn gì, nghĩ gì… Để qua đó giúp ba mẹ dễ dàng hiểu được con, cũng như giúp trẻ cảm thấy được an ủi, yêu thương từ lần sau bé sẽ bớt ăn vạ hơn khi gặp tình huống tương tự.

Làm ngơ trước sự giận dỗi, ăn vạ vô cớ của trẻ

Đa phần khi thấy bé ăn vạ ba mẹ thường mất bình tĩnh nên hay quát mắng hay cố gắng chiều lòng con. Điều này vô tình khiến cho con suy nghĩ rằng việc mình ăn vạ là đúng để được chiều chuộng.

Vậy nên, để tránh tình huống này xảy ra thường xuyên, ba mẹ hãy thử phớt lờ hành động ăn vạ của trẻ, hãy cứ để mặc con khóc, không quát mắng, không dỗ dành và không làm gì hết. Cùng với đó, ba mẹ có thể ở gần bé, quan sát con và đảm bảo bé không có hành động gây tổn hại đến mình.

Giúp trẻ hiểu được cảm xúc của mình

Để dạy trẻ quản lý cảm xúc của mình đòi hỏi ba mẹ cần phải cho bé biết cảm xúc đó là gì thông qua những gì con đang cảm nhận. Nhiều lúc, trẻ ăn vạ hay khó chịu do đói bụng, mệt mỏi nên ba mẹ không nên quát mắng, thay vào đó có thể an ủi và giúp bé thư giãn. Vậy nên, ba mẹ hãy khuyến khích trẻ cần nói ra cảm xúc của mình, mong muốn của mình với ba mẹ trước khi gào khóc, ăn vạ để ba mẹ hiểu và biết cách xử lý.

Giúp trẻ hiểu được cảm xúc của mình trước khi con muốn ăn vạ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Giải thích rõ ràng với con trẻ

Trong khi bé đang gào khóc, tức giận thường não bộ của con sẽ không tiếp thu được những gì mà bạn giải thích, nói lý lẽ. Bởi vì với trẻ nhỏ thì việc khóc lóc cũng là giải pháp giúp con giải toả được cảm xúc.

Nhưng riêng với trẻ lớn hơn thì ba mẹ cũng không nên giải thích quá dài dòng, cũng hạn chế nói không mà không có lời phân tích nào thoả đáng. Vậy nên, bạn có thể hỏi con vì sao bé llại ăn vạ, giải thích hành động của bé là đúng hay là sai để bé hiểu rõ hơn.

Đưa cho trẻ nhiều sự lựa chọn

Với những bé từ 3 tuổi trở lên thì khi thấy con ăn vạ, ba mẹ hãy hỏi bé xem liệu hành động của bé đang đúng hay là sai, giải thích điều trẻ muốn và khuyến khích con nói ra nhu cầu của mình. Sau đó bạn có thể đưa ra những sự lựa chọn dựa trên nhu cầu của bé để con có thể quyết định phương án phù hợp nhất với mình.

Chẳng hạn như nếu con muốn có đồ chơi mới thì con sẽ không được đi chơi vào cuối tuần, nếu con muốn đi chơi thì sẽ không được ăn gà rán…

Đưa cho trẻ nhiều sự lựa chọn khi bé gào khóc, ăn vạ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Ba mẹ không nên làm gì khi trẻ ăn vạ?

Sau khi nắm được cách dạy trẻ khi bé ăn vạ, thì dưới đây là những điều mà ba mẹ nên hạn chế làm khi thấy trẻ có hành động tiêu cực này để tránh gây phản tác dụng:

  • Tức giận, quát mắng khi con ăn vạ: Với hành động này càng khiến bé gào khóc, tức giận nhiều hơn, khiến bạn càng bực tức hơn.

  • Tranh cãi với trẻ: Việc tranh cãi với bé cũng là lý do khiến con càng khó chịu. Thay vào đó hãy giải thích lý do bé ăn vạ đúng hay sai, vỗ về hoặc điều hướng sang hoạt động khác để con bị xao nhãng việc mình đang tức giận.

  • Nói dối con để giải quyết vấn đề: Nhiều ba mẹ thường hứa hẹn điều này, điều kia để trẻ bớt ăn vạ. Trường hợp đó là lời hứa xuông, cũng như không thực hiện được bé sẽ ghi nhớ và không tin tưởng bạn.

  • So sánh con với trẻ khác: Điều này sẽ khiến con bạn tự ti, cũng như dễ bị mặc cảm hơn, gây ảnh hưởng tới tâm sinh lý và cuộc sống của con sau này.

  • Quát mắng con ở nơi đông người: Khi thấy bé ăn vạ đừng quát mắng, hay lớn tiếng với trẻ nơi đông người dễ gây ảnh hưởng tới bé, cũng như chính bạn.

Kết luận

Trên đây là những hướng dẫn về cách dạy trẻ khi bé ăn vạ mà quý phụ huynh có thể tham khảo. Hy vọng, với những chia sẻ này ba mẹ dễ dàng biết cách xử lý tình huống tiêu cực này của trẻ theo hướng tích cực hơn.

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?