Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm internet)

Trẻ 2 tháng tuổi bị cảm cúm nếu không được chữa trị và chăm sóc kịp thời sẽ gây những biến chứng không lường trước được. Những biến chứng này có thể ảnh hưởng xấu đến khi trẻ trưởng thành. Do đó người lớn không nên chủ quan khi có con nhỏ bị cảm cúm. Dưới đây Monkey sẽ chia sẻ cho bố mẹ những phương pháp chăm sóc khi trẻ bị cảm cúm hiệu quả.

Nguyên nhân bị cảm cúm ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Bệnh cảm cúm còn được gọi là viêm đường hô hấp do virus gây ra. Có 3 loại virus cúm gây bệnh ở người và có thể có những loại virus gây bệnh dễ gây thành dịch bệnh.

Cảm cúm do virus rất dễ lây lan, nhiều phụ huynh có thể dễ nhầm lẫn, sai sót trong việc chẩn đoán và điều trị kịp thời cho trẻ. Thông thường sau khoảng 2 ngày tiếp xúc với virus cảm cúm, trẻ sẽ có những triệu chứng lâm sàng. Những nguyên nhân khiến trẻ 2 tháng tuổi bị cảm cúm:

  • Lây từ người khác sang trẻ 2 tháng tuổi: người mắc bệnh cảm cúm ôm hôn trẻ 2 tháng tuổi. Người tiếp xúc với người bệnh nhưng không vệ sinh, khử trùng sạch sẽ tiếp xúc với trẻ. Người bệnh hắt hơi và lây truyền trực tiếp sang trẻ thông qua những giọt bắt của nước bọt.

  • Lây gián tiếp qua các bề mặt, đồ vật chưa được vệ sinh: Khi người cúm hắt hơi lên các bề mặt đồ vật trong phòng nơi trẻ sống. Nếu trẻ tiếp xúc với những đồ vật, bề mặt chứa virus trực tiếp bằng tay. Sau đó trẻ dùng tay đưa lên mắt, mũi, miệng trẻ sẽ bị lây nhiễm virus cảm cúm.

  • Lây bằng đường không khí: Không khí thường xuất hiện những bụi bẩn, virus còn hoạt động mạnh mẽ trong môi trường. Khi trẻ 2 tháng tuổi ở trong môi trường không khí có thể gây bệnh ở trẻ.

  • Lây gián tiếp thông qua những môi trường khác: Những môi trường công cộng có nhiều người bị cúm, ho và hắt hơi sẽ phát tán vào không khí những giọt bắn và dịch chứa virus gây cảm cúm.

Bệnh cúm thông thường lành tính nhưng cũng có trường hợp gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi chưa hoàn thiện các hệ thống cơ quan miễn dịch, hệ miễn dịch còn yếu nên những virus gây bệnh dễ tấn công hơn. Thậm chí nhiều trường hợp trẻ không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến sau này.

Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm internet)

Trẻ 2 tháng tuổi bị cảm cúm có những biểu hiện như thế nào?

Bố mẹ, người lớn cần biết những biểu hiện, triệu chứng ban đầu khi trẻ mới bị cảm cúm để kịp thời điều trị. Nhiều trường hợp người lớn nhầm lẫn các biểu hiện giữa cảm lạnh và cảm cúm. Do đó, phụ huynh hãy chú ý những biểu hiện của cảm cúm ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi dưới đây:

Những biểu hiện thông thường khi trẻ 2 tháng tuổi bị cảm cúm

Thông thường các biểu hiện của bệnh cúm ở trẻ 2 tháng tuổi cũng tương tự với trẻ lớn và người lớn. Nhưng khó phát hiện hơn khi có những biểu hiện bên trong mà trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi không thể nói với bố mẹ được. Trẻ sẽ khóc để biểu đạt các hiện trạng của bé nhưng mỗi tiếng khóc sẽ là một biểu đạt khác nhau.

Dưới đây là những biểu hiện bên ngoài thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi:

  • Trẻ bị sốt cao lên đến 38 – 38.5 độ C: Ban đầu trẻ có biểu hiện mệt mỏi, lừ đừ sau đó bắt đầu sốt cao. Thông thường trẻ sẽ sốt cao vào ban đêm khi nhiệt độ không khí hạ dần xuống.

  • Bé quấy khóc do mệt mỏi: Lúc này virus bắt đầu xâm nhập và phá hoại các hệ miễn dịch, chất dinh dưỡng trong cơ thể. Khi đó trẻ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu khiến bé quấy khóc bố mẹ mọi lúc.

  • Bé 2 tháng tuổi bú ít hoặc không bú: Cơ thể trẻ khi virus xâm nhập và phá hoại bên trong cơ thể sẽ khiến cho bé mệt mỏi, khó chịu. Do vậy mà bé không muốn bú sữa mẹ hoặc bú ít hơn bình thường.

  • Bé bị ho ngắt quãng hoặc ho liên tục: Trên thực tế, bệnh cảm cúm là virus gây bệnh phá hoại ở đường hô hấp ở trẻ. Lúc này, trẻ sẽ bị ho là cách mà cơ thể trẻ đang hoạt động cơ chế để bảo vệ cơ thể mình.

  • Trẻ sơ sinh hay nôn mửa hoặc kèm theo tiêu chảy: Trẻ bị tiêu chảy, nôn mửa khiến cơ thể mất nước, chất điện giải trong cơ thể.

Những biểu hiện mà trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị cảm cúm thường xuất hiện (Nguồn: Sưu tầm internet)

Những triệu chứng nặng cần đưa đi bệnh viện nếu trẻ 2 tháng tuổi bị cảm cúm

Trẻ 2 tháng tuổi bị cảm cúm xuất hiện những triệu chứng này bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được điều trị kịp thời. Dưới đây là những triệu chứng hiếm xuất hiện khi trẻ bị cảm cúm:

  • Trẻ khóc liên tục trong nhiều giờ: Khi virus hoạt động mạnh mẽ hơn, các cơ quan của trẻ bắt đầu bị tổn hại nhiều hơn. Lúc này trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, do đó trẻ sẽ bắt đầu quấy khóc liên tục.

  • Da của trẻ bắt đầu chuyển sang xanh, bầm tím: Khi trẻ bị cảm cúm, vi khuẩn, virus xâm nhập và tàn phá các cơ quan, tế bào khiến mạch máu bị tắc nghẽn. Máu không được lưu thông đến các cơ quan khác vì vậy mới xuất hiện hiện tượng da xanh xao, bầm tím.

  • Trẻ bị khó thở: Virus gây bệnh cảm cúm thường phá hoại các tế bào tại hệ hô hấp làm tắc nghẽn đường hô hấp của trẻ. Do đó mới khiến trẻ bị khó thở, thậm chí nếu thời gian khó thở của trẻ kéo dài có thể khiến trẻ bị ngừng thở.

  • Trẻ thường xuyên bị co giật: Tình trạng trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị co giật là do các chức năng của não bị rối loạn và xảy ra một cách thoáng qua. Tình trạng này khá nguy hiểm ở trẻ 2 tháng tuổi bị cảm cúm.

  • Ngủ li bì kèm sốt và không có phản ứng khi bị tác động: Cơ thể trẻ bị cảm cúm đang trong tình trạng mệt mỏi nghiêm trọng. Do đó khi trẻ 2 tháng tuổi ngủ được thì cơ thể sẽ nghỉ ngơi hoàn toàn, không phản ứng lại với môi trường xung quanh. 

Những biểu hiện bị cảm cúm ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ cần đưa đi bệnh viện ngay lập tức (Nguồn: Sưu tầm internet)

Những biến chứng khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị cảm cúm

Cúm tuy là một bệnh lành tính nhưng đối với trẻ sơ sinh, cảm cúm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm:

  • Cúm là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh nhiễm trùng cổ họng và dây thanh âm. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị viêm phổi, viêm phế quản nếu không được chữa trị bệnh cảm cúm kịp thời.

  • Biến chứng rối loạn dạ dày, thường xuyên nôn mửa, tiêu chảy ở trẻ 2 tháng tuổi. Phổ biến hơn cả là biến chứng đau tai và đau mắt đỏ khi bị cúm.

  • Trẻ có thể bị sưng cơ, đau chân, đau lưng sau khi bị cảm cúm. 

  • Hầu hết trẻ sơ sinh thường sẽ khoẻ mạnh sau bệnh cảm cúm mà không xuất hiện bất kỳ vấn đề nào. Nhưng trẻ sơ sinh có thể bị ho kéo dài khoảng 1 tuần hoặc có thể kéo dài lâu hơn.

  • Trường hợp hiếm, bệnh cảm cúm có thể để lại biến chứng nặng là gây di chứng ảnh hưởng đến não, co giật kéo dài, lú lẫn và thậm chí cơ thể không phản ứng. Ngoài ra, sau khi bị cúm hệ miễn dịch của trẻ còn bị suy yếu và dẫn đến nhiễm trùng tai, phổi hoặc bị xoang.

  • Bệnh cảm cúm của trẻ 2 tháng tuổi còn có thể dẫn đến mắc nhiều bệnh mãn tính như hen suyễn,… Hen suyễn có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng ở trẻ nếu không thăm khám kịp thời và chữa trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đọc thêm: 

  • Trẻ sơ sinh có bị lây cảm cúm không? Giải đáp thắc mắc về bệnh cảm cúm ở trẻ 
  • Mẹo dân gian: Trẻ bị cảm cúm tắm lá gì để nhanh khỏi

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi bị cảm cúm

Vậy làm cách nào để chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị cảm cúm phù hợp nhất? Trẻ 2 tháng tuổi còn rất yếu và hệ miễn dịch ở trẻ chưa hoàn thiện, do đó khi trẻ bị cảm cúm bố mẹ cũng không nên chủ quan mà chăm sóc lơ là. Dưới đây là những cách chăm sóc cho trẻ 2 tháng tuổi bị cảm cúm hiệu quả và phù hợp nhất mà Monkey tổng hợp được:

Theo dõi nhiệt độ của trẻ

Triệu chứng sốt là triệu chứng dễ nhận diện nhất khi trẻ bắt đầu bị cảm cúm. Thông thường trẻ sẽ sốt đến khoảng 38 – 38.5 độ C. Do đó bố mẹ có thể theo dõi tình hình của trẻ dễ nhất khi trẻ bị cảm cúm.

Bố mẹ có thể đo nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh ở các điểm khác nhau như hậu môn, tai, miệng, nách. Nếu nhiệt độ của trẻ vượt quá ngưỡng thì có nghĩa trẻ đang bị sốt. Cụ thể, nhiệt độ bình thường của bé sơ sinh trong những điểm khác nhau:

  • Hậu môn: thân nhiệt khoảng 36,6 – 38 độ C.

  • Tai: Nhiệt độ thân nhiệt khoảng từ 35.8 – 38 độ C.

  • Miệng: Nhiệt độ thân nhiệt trẻ sơ sinh từ 35.5 – 37.5 độ C.

  • Nách: Nhiệt độ thân nhiệt trung bình 34.7 – 37.3 độ C.

Bố mẹ có thể nhận ra nhiệt độ con mình đang cao hoặc thấp hơn bình thường bằng cách kiểm tra chân tay của trẻ. Lúc này trẻ có thể đang bị sốt, bố mẹ cần đưa bé ra những nơi thoáng mát và lau mát cơ thể. Lúc này trẻ sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn, có thể trẻ sẽ bị mất nước nhanh do đó mẹ hãy cho trẻ bú nhiều hơn và có thể bổ sung một ít nước. Cuối cùng là theo dõi nhiệt độ cho trẻ trong vòng 24 giờ tới.

Theo dõi nhiệt độ khi trẻ bị cảm cúm - Chăm sóc trẻ bị cảm cúm (Nguồn: Sưu tầm internet)

Hạ sốt cho trẻ

Khi nhiệt độ cơ thể của trẻ cao hơn bình thường là 38 độ C, có nghĩa là trẻ đang bị sốt. Mẹ cần nhanh chóng làm mát cơ thể của trẻ, sau đó sử dụng khăn ấm để chườm cho bé ngay lập tức.

Đối với trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị cảm cúm đang trong tình trạng sốt cao không được cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Lưu ý: Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi cần được chăm sóc đặc biệt, vì thân nhiệt của trẻ có sự khác biệt so với trẻ lớn và người lớn. Cha mẹ hãy luôn quan sát và theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên để nhận biết được khi nào trẻ bị cảm cúm thông thường và khi nào trẻ bị sốt cao do cảm cúm để kịp thời xử lý.

Thông tắc mũi giúp trẻ dễ thở

Khi trẻ 2 tháng tuổi bị cảm cúm, lượng dịch nhầy sẽ tiết ra ngay khoang mũi để bảo vệ các tế bào bên trong khỏi sự xâm nhập của virus gây bệnh. Lúc này trẻ sơ sinh sẽ bị nghẹt mũi và bắt buộc trẻ phải thở bằng miệng, từ đó sẽ hệ hô hấp của bé sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Bố mẹ có thể sử dụng bóng hút mũi hoặc dụng cụ hút dịch nhầy y tế để chủ đụng hút các dịch nhầy bên trong mũi cho bé. Trong quá trình hút dịch mũi, bố mẹ nên cẩn thận tránh làm mũi trẻ bị rách và làm bé khó chịu hơn. 

Đặc biệt, mẹ nên vệ sinh thông tắc mũi trong khoảng ít nhất 3 – 4 lần trong ngày để tránh tình trạng mũi của bé bị khô. Khi mũi khô có thể gây ra nhiễm trùng mũi ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi.

 

Giúp trẻ thông tắc mũi để trẻ dễ dàng thở hơn (Nguồn: Sưu tầm internet)

Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ

Hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi chưa phát triển đầy đủ, do đó khi bị cảm cúm trẻ có thể mệt mỏi và khó chịu. Khiến cho quá trình nghỉ ngơi của trẻ bị rối loạn, lúc này trẻ cần được chăm sóc và nghỉ ngơi đầy đủ để bổ sung những năng lượng bị mất đi.

Việc nghỉ ngơi đầy đủ còn được coi là trạng thái duy trì tình trạng miễn dịch của cơ thể. Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi thông thường cần ngủ đủ khoảng 14 – 15 tiếng. Nhưng các triệu chứng của cảm cúm khiến trẻ khó chịu và không nghỉ ngơi đầy đủ được. Bố mẹ có thể tiến hành các thao tác xử lý làm dịu cơn đau, cơn khó chịu cho trẻ và giúp trẻ chìm sâu vào giấc ngủ. Có như vậy trẻ mới có thể khoẻ bệnh nhanh hơn được.

Để giúp cho con ngủ sâu hơn, bố mẹ dùng một chiếc khăn gấp lại đặt dưới đầu của trẻ. Như vậy sẽ giúp trẻ dễ dàng thở hơn và dễ chìm sâu vào giấc ngủ hơn. Lưu ý đặc biệt, mẹ không được dùng gối để kê cao cho bé để tránh gãy xương cổ hoặc bị trẹo phần xương cổ sau này.

Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ giúp trẻ sơ sinh nhanh khỏi bệnh hơn (Nguồn: Sưu tầm internet)

Duy trì độ ẩm trong phòng cho bé

Khi cảm cúm, trẻ sẽ có triệu chứng sổ mũi. Dịch nhầy bên trong mũi của trẻ sẽ làm cho trẻ bị nghẹt và khó thở. Để lâu dần lượng dịch nhầy đó sẽ bị đông cứng lại khiến cho quá trình thở của trẻ khó khăn hơn nữa.

Độ ẩm thích hợp bên trong môi trường sẽ giúp cho các chất nhầy nới lỏng ra, giúp quá trình hít thở ở trẻ dễ dàng hơn. Bố mẹ có thể sử dụng các cách sau đây để tạo độ ẩm trong phòng cho trẻ:

  • Bố mẹ có thể chuẩn bị một máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng và điều chỉnh thích hợp. Sau một khoảng thời gian, nếu trong phòng xuất hiện giọt nước bám trên các bề mặt thì phụ huynh hãy nhanh chóng tắt máy phun sương và mở cửa thông thoáng phòng.

  • Hoặc mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ để làm dịu bớt cơn nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị cảm lạnh. 

Duy trì độ ẩm giúp chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi bị cảm cúm hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm internet)

Sử dụng dầu nóng cho em bé chữa cảm cúm cho trẻ

Có nên sử dụng dầu nóng để chữa cảm cúm cho trẻ không? Có rất nhiều phụ huynh thường dùng dầu gió để chữa cảm cho trẻ sơ sinh. Theo các chuyên gia, trong dầu gió có chứa các dung dịch methyl salicylate dùng để giảm đau, kháng viêm. Tác dụng phụ của hợp chất này là gây xung huyết da nếu sử dụng dầu gió vào vết thương hở.

Nếu người lớn hít thở dầu gió thường xuyên thì có thể gây rách màng nhầy trong mũi và họng. Từ đó gây lên những tổn thương trong hệ hô hấp ở người. Đối với người lớn đã có những tác dụng phụ nguy hiểm vậy trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có sử dụng được hay không?

Câu trả lời là tuyệt đối không được sử dụng dầu gió cho trẻ sơ sinh kể cả là dầu gió khuynh diệp dành cho trẻ em. Tinh dầu bạc hà trong dầu gió khiến ức chế các trung khu tim mạch và hô hấp ở trẻ. Ngoài ra, thành phần menthol có thể gây hại dù chỉ 1% hàm lượng có trong dầu gió. Đặc biệt trong dầu gió có chứa eucalyptol và camphor có thể khiến trẻ bị ngộ độc.

Sử dụng mẹo dân gian: Dùng mật ong chữa cảm

Mật ong thường được sử dụng trong những bài thuốc dân gian chữa cảm cúm, cảm lạnh. Những bài thuốc tuy hiệu quả nhưng chỉ đối với trẻ lớn và người lớn. Tuyệt đối không nên áp dụng mật ong vào những bài thuốc dân gian để chữa bệnh cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Trong mật ong có chứa các bào tử clostridium botulinum tạo ra các vi khuẩn trong ruột và chất độc thần kinh có hại cho cơ thể. Khi người lớn ăn mật ong, cơ thể sẽ có một hệ vi sinh tại đường ruột tiêu diệt các độc tố của mật ong và khiến các bào tử botulinum không nảy mầm, phát triển được.

Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, hệ vi sinh đường ruột của bé chưa phát triển ổn định vì thế trẻ rất dễ bị ngộ độc mật ong. Hệ vi sinh đường ruột ở trẻ không chữa những vi sinh phá huỷ bào tử botulinum nên khiến cho các bào tử này nảy mầm và gây độc hại đến hệ tiêu hoá của trẻ.

Không nên sử dụng mật ong chữa cảm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm internet)

Cho bé bú đầy đủ

Khi trẻ 2 tháng tuổi bị cảm cúm, các triệu chứng do cảm cúm gây ra như ho, buồn nôn, khó bú, sổ mũi,… sẽ khiến cơ thể nhanh mất nước. Lúc này cơ thể trẻ có thể mất đi các chất điện giải bên trong và khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.

Điều quan trọng là cần cung cấp đầy đủ nước và dưỡng chất kịp thời cho trẻ sơ sinh. Mẹ nên cho trẻ bú đầy đủ nếu trẻ muốn bú, lúc này có thể giúp trẻ bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để nâng cao hệ miễn dịch. Như vậy trẻ mới có thể nhanh khỏi bệnh được.

Cho trẻ bú đầy đủ để bổ sung dinh dưỡng và sức đề kháng (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Mang trẻ đến bệnh viện

Cần mang trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đến bệnh viện trong những trường hợp bệnh cảm cúm của trẻ có chuyển biến nặng. Biết những trường hợp trẻ cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

Việc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị cảm cúm rất nguy hiểm không giống với mức độ ở người lớn. Do vậy cách tốt nhất và an toàn nhất khi chăm sóc trẻ là đưa trẻ đến bệnh viện ngay sau khi xuất hiện các biểu hiện bị cảm cúm. Những biểu hiện nặng do cảm cúm ở trẻ gây ra có thể khiến cho trẻ bị những biến chứng sau này.

Bố mẹ không nên chủ quan khi con mình bị cảm cúm. Việc điều trị cảm cúm ở trẻ khác hoàn toàn với điều trị cảm cúm ở người lớn. Nếu trẻ xuất hiện một trong những biểu hiện như trên thì bố mẹ hãy lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi bị cảm cúm tại nhà

Để chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị cảm cúm hiệu quả, bố mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Cách ly bé khỏi nguồn bệnh vì hiện nay, cảm cúm được phát sinh bởi nhiều nguồn virus gây cúm khác nhau. Điều này có thể khiến trẻ tái phát bệnh lại nhiều lần.

  • Không được sử dụng thuốc trị cảm cúm cho trẻ 2 tháng tuổi. Nếu được sử dụng thuốc thì chỉ sử dụng khi có sự điều trị và chẩn đoán của bác sĩ.

  • Không được sử dụng mật ong trong các bài thuốc dân gian để trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh bị cảm cúm. Mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh như đã nói.

  • Tránh xa những môi trường có không khí ẩm mốc, khói bụi vì những môi trường này có thể khiến trẻ bị cảm cúm lâu khỏi và tình trạng nghiêm trọng hơn.

  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân và vệ sinh các đồ vật, bề mặt xung quanh bé. Mục đích là tránh khỏi những vi khuẩn, virus gây hại.

Phòng ngừa nguy cơ trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị cảm cúm

Cảm cúm, cảm lạnh là những bệnh lành tính nhưng nó lại khiến cơ thể trẻ khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Mặc dù cảm cúm không thể hoàn toàn ngăn ngừa những bố mẹ cũng có thể hạn chế tối đa việc nhiễm bệnh cho bé. Dưới đây là những biện pháp mà có thể bảo vệ trẻ khỏi những nguyên nhân gây cảm cúm:

  • Người mắc bệnh và có nguy cơ mắc bệnh cảm cúm không nên tiếp xúc với trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi. Với những người vừa tiếp xúc với người bệnh cần khử khuẩn sạch sẽ rồi mới tiếp xúc với trẻ. Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu do đó virus rất dễ tấn công và gây bệnh.

  • Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ vì chứa nhiều dưỡng chất và sức đề kháng cung cấp cho trẻ. Mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên giúp trẻ tăng đề kháng tốt hơn và giúp trẻ phát triển cơ thể nhanh hơn.

  • Thường xuyên làm sạch và khử khuẩn mỗi ngày để tránh việc virus, vi khuẩn gây bệnh bám vào các đồ vật, bề mặt mà trẻ thường xuyên tiếp xúc. Đặc biệt khử khuẩn khi trong gia đình có người bị mắc cảm cúm.

  • Nên cho trẻ thường xuyên đi khám sức khoẻ định kỳ. Như vậy bố mẹ có thể theo dõi sự phát triển của trẻ và phát hiện những nguy cơ mắc cảm cúm cùng những bệnh lý khác.

  • Mẹ bị cảm cúm cần có những biện pháp phòng tránh hiệu quả để hạn chế tiếp xúc với trẻ.

  • Khi tiếp xúc với trẻ, người lớn nên rửa tay sạch sẽ, khử khuẩn rồi mới bế, bồn hay ôm hôn trẻ. Không nên đưa tay chưa rửa lên mắt, mũi, miệng của trẻ vì cảm cúm lây sang đường truyền virus qua tiếp xúc.

Phòng ngừa bệnh cảm cúm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi mà bố mẹ nên trang bị sẵn (Nguồn: Sưu tầm internet)

Trên đây là những thông tin Monkey chia sẻ cho bố mẹ về cách chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi bị cảm cúm. Hy vọng, bài viết trên đã giúp bố mẹ nhận biết những triệu chứng, biểu hiện cảm cúm và có cách chữa trị kịp thời. Bố mẹ cũng cần học cách phòng tránh cho trẻ ngay từ bây giờ để phòng ngừa những nguy cơ gây bệnh ở trẻ sơ sinh. Đừng quên đăng ký và theo dõi Monkey để được cập nhật nhiều kiến thức về Nuôi dạy con.

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?