Việc trẻ biếng ăn lâu dài dễ gây ra nhiều hệ luỵ như khiến trẻ chậm phát triển, suy dinh dưỡng, trí tuệ suy giảm… Vậy nên, ba mẹ hãy thử tham khảo ngay những cách rèn trẻ khi bé biếng ăn sau đây để giúp cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả hơn nhé.
Dấu hiệu cảnh báo trẻ biếng ăn
Không phải lúc nào thấy bé không chịu ăn cũng gọi là bé biếng ăn hay kén ăn. Bởi vì tình trạng biếng ăn của bé có nhiều dấu hiệu cảnh báo khác nhau mà ba mẹ cần phải nắm rõ, để từ đó có được biện pháp can thiệp kịp thời tránh gây ảnh hưởng tới tinh thần, thể chất của trẻ.
Vậy nên, dưới đây là một số dấu hiệu thể hiện bé đang bị biếng ăn mà ba mẹ cần phải lưu tâm:
-
3 tháng liên tục bé không tăng cân, tăng chiều cao, hay thậm chí sụt cân, tăng cân ít.
-
Trẻ ăn ít, chỉ ăn một vài loại thức ăn mà không muốn thử món mới.
-
Trẻ khó chịu khi tới bữa ăn cơm, thời gian ăn của bé kéo dài trên 30p.
-
Lượng thức ăn bé ăn mỗi ngày ít dần đều so với các bé cùng tuổi.
-
Trẻ dễ mắc các bệnh lý hơn vì không cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ, hệ miễn dịch yếu.
Bé biếng ăn dẫn tới hậu quả gì?
Tình trạng biếng ăn ở trẻ kéo dài dễ dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng tới sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ, dễ khiến trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, thiếu năng lượng, chậm tăng trưởng, dễ bị suy dinh dưỡng, còi xương và kém phát triển trí não…
Ngoài ra, khi trẻ biếng ăn cũng khiến cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch, dễ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như dễ bị cảm cúm, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, suy giảm sức đề kháng… Chưa kể, trẻ bị thiếu dinh dưỡng, ốm yếu cũng tác động rất nhiều tới khả năng nhận thức, phát triển trí não của bé trong tương lai.
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là gi?
Với tình trạng bé biếng ăn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là do:
-
Món ăn nhàm chán, thường xuyên ăn liên tục một thực đơn không phù hợp với khẩu vị, sở thích của trẻ.
-
Trước khi ăn bữa chính, bé ăn nhiều bữa phụ quá no sẽ khiến trẻ có cảm giác chán ăn.
-
Có thể trẻ đang bị táo bón thường xuyên và tình trạng này kéo dài.
-
Có thể bé đang bị triệu chứng chán ăn tâm thần, hay đang mắc các rối loạn chức năng ăn uống cần đi khám bác sĩ.
-
Nhiều trẻ bị mắc bệnh nhạy cảm với thức ăn, hay bị dị ứng với thức ăn mà ba mẹ không biết.
-
Trẻ bị thiếu vitamin, khoáng chất cũng là tác nhân gây ra tình trạng biếng ăn của trẻ.
-
Có thể trẻ đang mắc bệnh lý tiềm ẩn khác như bị nhiễm vi khuẩn, virú, bệnh gan, thận, viêm thực quản… cũng gây ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ của trẻ yếu hơn.
Trẻ biếng ăn phải làm sao? cách rèn trẻ khi bé biếng ăn hiệu quả
Để có thể khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn hiệu quả, ba mẹ có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:
Con chưa đói, ba mẹ không nên ép ăn
Nhiều ba mẹ thường cho con ăn như một thói quen mà không cảm nhận được bé đang đói hay đang no. Khi con đang no, dù có ép bé cũng sẽ thể hiện sự chán chường hoặc ăn rất ít.
Thay vào đó, ba mẹ hãy để con đói, tự ăn và ăn theo tốc độ của mình mà không cần thúc ép bé ăn nhiều. Ngoài ra, bạn cũng nên đa dạng khẩu phần ăn, cung cấp nhiều loại thực phẩm cùng số lượng có kiểm soát để bé không bị quá ngợp.
Tạo thói quen ăn đúng bữa cho trẻ
Thay vì chỉ cho ăn khi con thấy đói, ba mẹ nên rèn luyện thói quen ăn đúng bữa cho con. Cụ thể, trước khi đến bữa ăn chính nên hạn chế cho bé ăn bữa phụ, cũng như hãy khéo léo nhắc con sẽ hết đồ ăn nều không ăn đúng bữa.
Khuyến khích trẻ làm quen, thưởng thức nhiều thực phẩm mới
Thường trẻ em sẽ cảm thấy lạ miệng khi bắt đầu làm quen với một món ăn mới, nhưng không phải món ăn nào cũng thực sự hợp khẩu vị của chúng. Vậy nên, nếu trường hợp bé không thích món ăn mới, thường trong những bữa ăn tiếp theo khi thấy chúng bé sẽ né tránh, điển hình như là rau.
Vậy nên, để có thể giúp con tiếp nhận một món ăn mới nào đó, ba mẹ có thể cho bé ngửi thử, nếm thử hay chế biến theo nhiều cách khác nhau để con cảm thấy hứng thú hơn. Chẳng hạn như việc rèn bé ăn rau, khi thấy bé ăn rau luộc ba mẹ có thể chuyển sang ăn rau xào, salad hay biến tấu thành nhiều kiểu khác nhau để con thay đổi và thích thú với hương vị mới hơn.
Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn
Thường bé sẽ rất chán khi thường xuyên ăn một loại thức ăn. Tuy nhiên, tình trạng này có thể khắc phục nếu bữa ăn trở nên vui vẻ, gia đình quây quần bên nhau cũng như có thể biến bữa ăn thành một hoạt động thú vị của các thành viên. Ngoài ra, hãy tạo điều kiện để bé cùng tham gia vào việc chuẩn bị, chế biến và nấu ăn cùng ba mẹ để con có sự hứng thú hơn khi thưởng thức món ăn do mình góp công hỗ trợ.
Giảm thiểu sự phân tâm của trẻ trong quá trình ăn
Nhiều ba mẹ thường áp dụng cách rèn trẻ khi bé biếng ăn bằng cách cho con xem điện thoại, tivi hay đồ chơi. Tuy nhiên, với cách làm này về lâu dài sẽ phản tác dụng, con sẽ bị phụ thuộc nhiều vào thiết bị điện tử cũng như hình thành thói quen xấu khiến thời gian ăn của con kéo dài hơn.
Chưa kể, theo nhiều chuyên gia cho biết, với cách làm này thường gây cản trở lớn tới khả năng tự điều chỉnh sự thèm ăn của bé, làm cho con không cảm nhận được mùi vị, sức hấp dẫn của món ăn và sẽ không ăn nếu không có thiết bị điện tử đi kèm.
Chính vì vậy, ba mẹ cần phải rèn luyện thói quen ăn mà không có sự phân tâm nào khác cho bé ngay từ nhỏ, để đảm bảo về lâu về dài con sẽ không còn phụ thuộc nhiều vào chúng.
Trình bày món ăn đẹp mắt, cung cấp đa dạng thực đơn
Đa phần nguyên nhân khiến bé biếng ăn đến từ việc con cảm thấy chán những món ăn đã ăn quá nhiều. Thay vào đó, ba mẹ có thể tạo sự hứng thú trong việc ăn uống cho bé bằng cách trang trí món ăn ngộ nghĩnh hơn, hoặc đa dạng thực đơn với các món mới để con không cảm thấy nhàm chán, cũng như tìm được sở thích mới của trẻ.
Hỗ trợ con khám phá thức ăn thay vì ép ăn
Khi thấy con biếng ăn, nhiều ba mẹ thường ép con ăn khiến nhiều bé phải bị ăn trong nước mắt. Vậy nên, ba mẹ hãy chỉ đóng vai trò là hướng dẫn, khuyến khích bé nên khám phá món ăn theo kiểu một nhà khoa học, đừng quên khen ngợi để bé có sự hào hứng hơn trong khi ăn uống.
Cách rèn trẻ khi bé biếng ăn bằng cách chia nhỏ khẩu phần ăn
Có nhiều trẻ không muốn ăn chỉ vì ba mẹ cho bé ăn quá nhiều, khẩu phần ăn quá sức đối với con. Điều này, khiến trẻ cảm thấy chán và từ chối khi đã nhìn thấy.
Vậy nên, ba mẹ cần phải quan sát thái độ của trẻ khi ăn, cố gắng điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp với thể trạng của bé. Không nên cho bé ăn quá nhiều vào cùng một thời điểm, thay vào đó nên chia nhỏ khẩu phần ăn mỗi ngày để bé làm quen rồi mới tăng dần khi trẻ bắt đầu thích nghi.
Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên
Vận động là cách hiệu quả để giúp bé có thể phát triển tốt hơn về thể chất. Bên cạnh đó, khi vận động nhiều cơ thể bé sẽ tiêu hao năng lượng, giúp kích thích cảm giác đói bụng hơn khi đó con sẽ tự ăn mà không cần ba mẹ ép buộc.
Bổ sung thêm các khoáng chất mà bé đang bị thiếu
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn cũng thường do thiếu một số khoáng chất như sắt, clo, canxi, natri, vitamin…, khiến nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng và dễ mắc một số bệnh lý. Vậy nên, ngoài việc bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm, ba mẹ nên khuyến khích trẻ hoạt động ngoài trời nhiều hơn, bổ sung thêm một số loại TPCN bổ trợ để hỗ trợ tăng cường việc trao đổi chất và hệ miễn dịch của bé tốt hơn. Từ đó giúp kích thích bé ăn uống ngon miệng hơn.
Trẻ biếng ăn lâu ngày cần tham khảo ý kiến bác sĩ
Trường hợp bé biếng ăn lâu ngày, hay nghi ngờ bé bị mắc các bệnh lý, bị suy dinh dưỡng thì ba mẹ nên đưa con đi khám tại các cơ sở y tế. Để qua đó được bác sĩ chuyên môn kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị hợp lý.
Cách rèn trẻ khi bé biếng ăn chính là phải kiên nhẫn, không nóng vội
Việc giúp trẻ hết biếng ăn với nhiều ba mẹ là điều không phải dễ dàng. Vậy nên, ba mẹ cần phải có sự kiên nhẫn để tìm ra được nguyên nhân khiến bé biếng ăn và tìm ra giải pháp hợp lý.
Quan tâm tới thời gian cho trẻ ăn mỗi bữa
Đối với trẻ nhỏ, để có thể ngồi im trong cả bữa ăn là điều không thể. Vậy nên, dù bé có ăn ít đi chăng nữa thì bạn cũng chỉ nên giới hạn thời gian ăn của bé trong khoảng 30 phút. Điều này sẽ giúp giảm được áp lực cho ba mẹ, cũng như tạo được thói quen cho bé ngay từ nhỏ hiệu quả.
Kết luận
Trên đây là những thông tin gợi ý về cách rèn trẻ khi bé biếng ăn mà quý phụ huynh có thể tham khảo. Qua đó mới thấy, việc nuôi dưỡng, dạy dỗ một đứa trẻ là điều không dễ dàng, đòi hỏi ba mẹ cần phải kiên trì, quan sát và đồng hành cùng con để bé có thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Nguồn: Tổng hợp Internet