Bên cạnh Bitexco thì Hầm Thủ Thiêm cũng là một trong những địa điểm “nhận diện” của thành phố Hồ Chí Minh. Hầm Thủ Thiêm cũng là một trong những công trình giúp thay đổi bộ mặt của thành phố giúp du khách có thêm điểm tham quan hiện đại và mới lạ. Cùng Timnhanh.com.vn tìm hiểu thêm thông tin về hầm băng sông đầu tiên tại Việt Nam nhé !
Xem thêm:
- Quán ngon quận 2
- Quán cafe quận 2
1. Hầm Thủ Thiêm ở đâu?
Hầm Thủ Thiêm còn được xem là một trong những hầm vượt sông hiện đại nhất Đông Nam Á. Cầu được khánh thành vào ngày 20 tháng 11 năm 2011 sau hơn 7 năm thi công. Hầm vượt có quy mô rất lớn và đảm nhận vai trò nối quận 1 với Khu đô thị mới Thủ Thiêm, công trình này là một phần của dự án Đại Lộ Đông Tây. Ngoài ra, hầm băng sông này cũng góp phần nối liền các quận 7, quận Bình Thạnh, quận 4,… giúp thời gian di chuyển được rút ngắn đáng kể.
Cụ thể hơn thì 2 đầu cầu đặt ở Đường Võ Văn Kiệt và Đại Lộ Đông Tây, đây đều là 2 con đường huyết mạch quan trọng của giao thông đường bộ nên rất dễ di chuyển đến các tuyến đường khác. Hầm Thủ Thiêm cũng có những chuẩn bị để bảo vệ sự an toàn của người dân với 90 lính cứu hỏa, 10 xe đặc chủng và một tàu chữa cháy túc trực ngày đêm để hỗ trợ khi cần thiết.
2. Kiến trúc hầm Thủ Thiêm quận 2
Hầm Thủ Thiêm là một trong những công trình trọng điểm được xây dựng với mục đích tút ngắn thời gian di chuyển đến các tỉnh miền Tây, tạo mạng lưới giao thông hoàn chỉnh ở phía đông, giảm áp lực giao thông trung tâm và phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Do đó, hầm Thu Thiêm có kiến trúc cực kỳ chắc chắn với độ cao 9m và chiều dài lên đến 1490m.
Hầm Thủ Thiêm được chia thành 5 phần là 2 lối vào hầm dài khoảng 400m, 2 nhánh và miệng hầm dài 700m và phần chìm dưới lòng sông Sài Gòn dài 370m. Đối với phần chìm 24m bên dưới sông Sài Gòn sẽ bao gồm 4 đốt cầu, mỗi đốt có trọng lượng đến 27.000 tấn. Về độ dốc, hầm được thiết kế có độ dốc tối đa là 4% so với mặt đất, giúp người dân di chuyển dễ dàng hơn. Ngoài ra, phần vách hầm có độ dày là 1m; phần nắp hầm và đáy hầm sẽ có độ dày 1.5m vô cùng chắc chắn.
Khu vực di chuyển bên trong Hầm Thủ Thiêm được chia thành 6 làn đường dành cho 2 chiều xe lưu thông. Kích thường các làn đường tính từ dài phân cách làn đường lần lượt là 3.5m, 3m, 2m. Tốc độ di chuyển tối đa dành cho xe máy là 40 km/h và 60 km/h cho ô tô, sử dụng hệ thống đèn chiếu gần cùng với các quy định nghiêm ngặt khác để có thể đảm bảo được an toàn cho người tham gia giao thông
Ngoài ra, Hầm Thủ Thiêm cũng trang bị hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy phân bố dọc hầm, loa phát thanh, 20 camera theo dõi và 38 cửa thoát nạn phòng trường hợp khẩn cấp. Khi di chuyển bên trong hầm, bạn sẽ cảm nhận được không khí có phần mát mẻ hơn và âm thanh chuyển động của nước sông Sài Gòn mang đến một trải nghiệm thú vị.
3. Đường hầm Thủ Thiêm được xây dựng như thế nào?
Hầm Thủ Thiêm được hỗ trợ đầu bởi quỹ ODA – Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản. Nhà thầu chịu trách nhiệm xây dựng chính của công trình này là nhà thầu Obayashi đến từ Nhật Bản. Do đó, có rất nhiều kỹ sư, kiến trúc sư, kỹ thuật viên, vật liệu đến từ Nhật Bản xuất hiện ở công trình này. Các công nghệ và kỹ thuật dùng để xây dựng Hầm Thủ Thiêm đều mới và tiên tiến nhất để đảm bảo sự an toàn cho người dân khi lưu thông qua hầm.
Để hoàn thành Hầm Thủ Thiêm thì các nhân sự ở đây đã phải làm việc trong hơn 3000 ngày và số lượng người góp công sức lên đến hơn 1500 người. Phần đường hầm bên dưới lòng sông Sài Gòn cực kỳ quan trọng nên được xây dựng rất tỉ mỉ và tính toán chính xác để không xảy ra sai sót, lượng bùn đất được nạo vét để xây hầm là 450.000m3.
Hầm Thủ Thiêm được xây dựng vô cùng chắc chắn bằng bê tông cốt thép nên có thể chịu được động lên đến 6 độ richter và chất lượng được đảm bảo trong 100 năm. Về phần tiếng ồn trong hầm thì có thể lý giải rằng hầm bằng bê tông cốt thép và được chôn sâu dưới lòng sông nên khi xe qua lại sẽ tạo nên tiếng ồn.
4. Di chuyển đến hầm Thủ Thiêm
Hầm Thủ Thiêm là một trong những tuyến giao thông quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh. Từ khu vực này, bạn có thể di chuyển đến nhiều tuyến đường khác nhau rất dễ dàng vì có rất nhiều tuyền đường nối với hầm Thủ Thiêm
4.1 Từ Quận 1
Từ quận 1, bạn có thể đi tuyến đường Nguyễn Huệ -> Võ Văn Kiệt -> Hầm Thủ Thiêm và đầu ra bên kia hầm sẽ là đường Mai Chí Thọ, quận 2.
Bạn chỉ mất khoảng 10 phút để đi từ Nguyễn Huệ đến hầm Thủ Thiêm, đường đi cũng rất dễ tìm nên bạn không lo bị lạc nhé !
4.2 Từ Quận 9 hoặc Thủ Đức
Nếu bạn di chuyển từ quận 9 hoặc Thủ Đức thì tuyến đường sẽ là Xa Lộ Hà Nội -> Ngã ba Cát Lái -> Đường Thủ Thiêm -> Hầm Thủ Thiêm. Tuyền đường này rộng rãi và thường ít xe nên bạn có thể chọn để dạo phố hoặc di chuyển ra trung tâm thành phố cũng rất thuận tiện.
4.3 Từ Cảng Cát Lái
Cảng Cát Lái đến Hầm Thủ Thiêm là một trong những tuyến đường quan trọng, bạn có thể di chuyển từ Lê Phụ Hiểu -> Nguyễn Thị Định -> Đồng Văn Cống -> Mai Chí Thọ -> Hầm Thủ Thiêm.
4.4 Từ Quận 2
Từ quận 2 thì bạn chỉ cần đi thẳng đường Mai Chí Thọ là có thể đến được Hầm Thủ Thiêm vô cùng thuận lợi.
5. Quy định của hầm Thủ Thiêm
5.1 Thời gian hoạt động
Thời gian quy định cho các loại phương tiện khi di chuyển trong hầm sẽ có sự khác biệt:
- Đối với xe máy: Làn xe máy hoạt động từ 4h00 đến 23h00 hằng ngày, sau khoảng thời gian này thì làn xe máy sẽ bị chặn lại
- Đối với ô tô, xe tải và xe khách thì không có giờ giới nghiêm có thể di chuyển 24/24.
5.2 Các đối tượng không được lưu thông qua hầm Thủ Thiêm
Để đảm bảo an toàn, chính phủ có quy định các đối tượng sau không được phép lưu thông qua hầm: người đi bộ, xe 3 hoặc 4 bánh tự chế, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ, xe vận chuyển súc vật sống không đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, xe cơ giới không có bộ phận giảm thanh hoặc có nhưng không đúng quy chuẩn kỹ thuật, xe bánh xích và xe vận chuyển hàng độc hại, chất dễ cháy, chất nổ, hàng nguy hiểm.
Một vài địa điểm nghỉ ngơi gần quận 2 mà Timnhanh.com.vn đề xuất cho bạn:
- Quý Phúc Hotel
- Hoàng Long Sơn 2
- Kha Thy Hotel 2
6. Nóc hầm Thủ Thiêm có gì chơi ?
6.1 Cảnh hoàng hôn thơ mộng hữu tình
Nóc hầm Thủ Thiêm là một trong những địa điểm ngắm hoàng hôn cực kỳ lý tưởng tại thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực nóc hầm thông thoáng xe, ít người qua lại giúp không gian rộng rãi và thoáng đãng hơn.
Khi hoàng hôn buông xuống cũng là lúc thành phố lên đèn, sự kết hợp này mang đến cho bạn không gian độc đáo và cực kỳ ấn tượng. Đây cũng là địa điểm hẹn hò được nhiều cặp đôi hẹn hò nhờ vào không gian lãng mạn và yên tĩnh. Ngoài ra, chiếc view khi ngắm hoàng hôn ở đây cực đỉnh khi tầm nhìn là những tòa nhà chọc trời như: Landmark, Bitexco,…
6.2 Thưởng thức trà chanh “chém gió” trên nóc hầm Thủ Thiêm
Khung cảnh trên nóc hầm Thủ Thiêm vô cùng thoáng mát và đón gió, nhờ vậy mà trở thành địa điểm tụ tập nổi tiếng với giới trẻ. Ngoài ra, khu vực này cũng có view nhìn về khung cảnh “xa hoa” ở quận 1 nên thu hút được nhiều thực khách đến khám phá.
Các món đồ uống tại đây tuy không quá đa dạng nhưng giá thành rất rẻ, phù hợp với cả những bạn học sinh, sinh viên. Nhờ tọa lạc ở ngay bên bờ sông Sài Gòn nên không gian tại quán trà chanh này cũng rất mát mẻ.
6.3 Ngắm cảnh Sài Gòn về đêm huyền ảo
Ngoài cảnh hoàng hôn thì hầm Thủ Thiêm cũng là địa điểm ngắm cảnh Sài Gòn về đêm cực chất. Với khung cảnh thoáng đãng có thể bắt trọn những tòa nhà cao tầng ở quận 1 thì hầm Thủ Thiêm trở thành nơi được nhiều bạn trẻ tìm đến khi muốn ngắm cảnh Sài Gòn huyền ảo về đêm.
Khi cả thành phố được tháp sáng với những ánh đèn neon sặc sỡ, chắc chắn bạn choáng ngợp bởi độ xa hoa của thành phố không ngủ này. Các tòa nhà chọc trời chiếu sáng sặc sỡ như: Bitexco – biểu tượng của Sài Gòn, Landmark 81 – Tòa nhà cao nhất Việt Nam đều xuất hiện vô cùng đẹp mắt
6.4 Góc sống ảo cực chất
Hầm Thủ Thiêm hội tụ đầy đủ yếu tố làm nên một góc sống ảo cực chất như: đón hoàng hôn Sài Gòn, khung cảnh thoảng đãng, view nhìn thẳng ra quận 1 sầm uất lại có chỗ để ăn uống tụ tập. Do đó, hầm Thủ Thiêm đường xuyên được các bạn trẻ lựa chọn mỗi khi muốn chụp được một tấm ảnh “triệu like”.
Khung cảnh được chụp từ nóc hầm dù là vào ban ngày hay ban đêm đều vô cùng sang chảnh và đẹp mắt. Vậy nên, hãy cân nhắc lựa chọn địa điểm này khi bạn muốn chụp ảnh nhé.
7. Ăn gì ở công viên hầm Thủ Thiêm ?
7.1 Bánh tráng trộn
Xung quanh khu vực nóc hầm có rất nhiều món ăn vặt nổi tiếng, trong số đó chắc chắn không thể thiếu được bánh tráng trộn. Món ăn vặt quốc dân này bạn có thể tìm thấy ở bất cứ đâu và ở nóc hầm thì có đến tận vài chỗ bán bánh tráng trộn nhưng chỗ nào cũng ngon.
Bánh tráng dai dai kết hợp với muối, hành phi, mỡ hành, ruốc, khô bò, khô mực…tạo nên một món ăn có hương vị thơm ngon khó cưỡng. Mức giá cho 1 bịch bánh tráng trộn dao động trong khoảng 20.000 – 25.000 VNĐ.
7.2 Thịt xiên nướng
Thịt xiên nướng không chỉ là món ngon nổi tiếng của Đà Lạt mà bạn còn có thể thưởng thức món ăn này ở ngay tại nóc hầm Thủ Thiêm. Thịt nướng mềm ẩm và thấm đậm gia vị sẽ là món ăn tuyệt vời để bạn có thể nhâm nhi khi ngồi ngắm cảnh, tám chuyện trên nóc hầm.
Thịt xiên nướng có thể được ăn kèm với dưa leo, đồ chua để tăng thêm hương vị. Tùy vào thành phần mà một que thịt xiên nướng sẽ có giá khoảng 15.000 – 25.000 VNĐ.
7.3 Bánh tráng nướng
Bánh tráng nướng cũng được rất nhiều người lựa chọn khi đến dạo chơi tại nóc hầm Thủ Thiêm. Bánh tráng nướng giòn rụm kết hợp với hương vị cay mặn hài hòa đã khiến nhiều thực khách yêu thích.
Bánh tráng nướng ở nóc hầm Thủ Thiêm là một trong những địa điểm bán báng tráng nướng được nhiều thực khách đánh giá cao và thường xuyên ghé mua. Giá của một cái bánh tráng nướng sẽ từ 15.000 – 25.000 VNĐ.
7.4 Xoài lắc
Xoài lắc là món ăn vặt nhận được nhiều sự yêu thích của các chị em phái đẹp. Xoài chua ngọt được lắc với muối tôm, đường và ít nước mắm mang đến món ăn có hương vị hòa hợp hoàn hảo.
Từng miếng xoài được cắt vừa ăn và thấm đẫm nước sốt sẽ là món ăn vặt phù hợp cho buổi dạo chơi nóc hầm Thủ Thiêm. Bạn có thể nói người bán thêm đường và muối cho phù hợp khẩu vị. Một phần xoài lắc tại nóc hầm sẽ có giá từ 20.000 – 25.000 VNĐ.
7.5 Cút lộn xào me
Cút lộn xào me có hương vị thơm ngon nên luôn được các tín đồ ghiền ăn vặt yêu thích. Món ăn vặt đình đám này sao có thể thiếu tại công viên nóc hầm Thủ Thiêm
Cút lộn bùi bùi xào cùng sốt me chua ngọt sẽ tạo nên món ăn có hương vị hài hòa khó cưỡng. Một phần cút lộn sẽ được ăn kèm với rau muống và giá sẽ khoảng 40.000 VNĐ/10 trứng.
7.6 Cá viên chiên
Các món ăn vặt ở nóc hầm Thủ Thiêm sao có thể thiếu được cá viên chiên – món ăn chinh phục được thực khách ở mọi lứa tuổi. Các loại viên viên bên ngoài giòn rụm, bên trong mềm ẩm chấm cùng các loại tương sẽ khiến bạn không thể dừng được.
Các loại viên thường được ăn kèm với dưa leo, đồ chua. Một số loại viên chiên được yêu thích phải kể đến: cá viên, bò viên, tôm viên, hải sản viên, xúc xích phô mai, hồ lô,… Mức giá của các loại viên này cũng khác nhau theo từng loại, dao động từ 5.000 – 20.000 VNĐ/xiên.
7.7 Kem tươi
Kem tươi cũng là món được nhiều người lựa chọn phù hợp với không khí oi bức nóng nực của Sài Gòn. Kem tươi ở đây có rất nhiều vị để bạn lựa chọn và mức giá cũng rất phải chăng chỉ khoảng 10.000 – 15.000 VNĐ/cây.
7.8 Bánh trứng cút chiên
Món ăn này chỉ mới phổ biến những năm gần đây nhưng đã nhanh chóng chiếm được sự yêu thích của các thực khách. Trứng cút sẽ được chiên trong khay, sau đó phết lên trên mặt pate, chà bông, mỡ hành và tương ớt.
Hương vị thơm béo của trứng cút, kết hợp với vị mặn của pate và chà bông giúp hương vị món ăn hài hòa và hấp dẫn thực khách. Mỗi phần bánh trứng cút sẽ gồm 10 bánh nhỏ và mức giá sẽ rơi vào khoảng 25.000 VNĐ/phần.
Hầm Thủ Thiêm không chỉ là là một tuyến đường quan trọng mà còn là biểu tượng cho sự phát triển của thành phố Hồ Chí Minh nên luôn thu hút rất nhiều du khách đến tham quan. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm khu vực quận 2 có gì chơi thì đừng ngần ngại mà book phòng ngay trên app Timnhanh.com.vn để tìm nơi lưu trú phù hợp cho chuyến khám phá của bạn nhé