Nếu bạn là một người thích lịch sử, mong muốn cảm nhận được một thời kỳ gian nan nhưng đầy anh dũng như trong các trang sách thì hãy đến với địa đạo Củ Chi. Nơi được mệnh danh là “mê cung trong lòng đất” đặc biệt nhất tại Sài Gòn.
1. Vài nét về địa đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi là một khu di tích lịch sử tại huyện Củ Chi (một huyện ngoại thành TP. Hồ Chí Minh, cách tầm 70km). Đây là một hệ thống phòng thủ dưới lòng đất của Mặt trận Việt Minh trong giai đoạn chiến tranh. Bên trong địa đạo không khác gì một “thành phố dưới lòng đất” bởi có hệ thống như bệnh xá, phòng làm việc, đường hầm di chuyển, phòng ở, nhà bếp, nhà kho rộng…
Ảnh:@razziiberrii
Ảnh:@hoatay87
Đến thời bình, khu vực này đã trở thành di tích lịch sử cấp quốc gia và mở hình thức du lịch để mọi người tham quan, tìm hiểu về một thời kỳ đầy gian khổ. Hàng năm, địa đạo đã thu hút hàng triệu lượt khách du cả lịch trong và ngoài nước.
2. Di chuyển đến địa đạo như thế nào?
- Địa chỉ: Tỉnh Lộ 15, Phú Hiệp, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
- Xem vị trí địa đạo Củ Chi tại đây!
Vì khá gần trung tâm Sài Gòn nên khách du lịch có thể lựa chọn các hình thức di chuyển như xe bus, taxi, xe máy và ô tô cá nhân
- Xe bus: Tốt nhất là bạn nên đến bến bus Bến Thành để bắt được các chuyến xe thuận lợi hơn. Có một số chuyến như sau: Số 13 ( Bến Thành – Củ Chi), số 94 ( Chợ Lớn – Củ Chi) rồi lên số 79 hoặc 122 ( Củ Chi – Dầu Tiếng).
- Đi bằng xe máy, ô tô cá nhân: đi về hướng cầu vượt An Sương trên QL22 là sẽ nhanh chóng đến điểm. Tuy nhiên, khi ra ngoại thành có nhiều địa hình khá khó đi nên bạn chú ý vững tay lái.
3. Giá vé tham quan và thời gian hoạt động
Đối tượng | Giá vé |
Người lớn | 35.000đ/lượt |
Trẻ em 7 – 16 tuổi | 15.000đ/lượt |
Người khuyết tật, con thương binh, người có công với cách mạng… | Miễn phí |
Trẻ em dưới 7 tuổi | Miễn phí |
Ở một số trang web tiền vé thăm địa đạo là 20.000đ/lượt, nhưng đây là giá vé cũ, mới đây UBND TP.Hồ Chí Minh đã quyết định tăng giá để phù hợp với kinh tế và giá cả thị trường.
Khung giờ hoạt động của khu di tích là từ 7:00 – 17:00 hằng ngày. Thời điểm thích hợp để đến đây là vào buổi sáng, bạn tham quan hết là đến chiều. Còn thời gian thì tốt nhất là vào mùa nắng (tháng 5 đến tháng 11) vì mùa mưa thường sẽ không thuận lợi để chui hầm hay tham gia các hoạt động ngoài trời.
- Có thể bạn quan tâm: “Thử hết” đủ các loại quả tại 10 vườn trái cây Củ Chi
4. Khu di tích lịch sử có những gì?
Rất ít khách du lịch biết rõ về thông tin này, địa đạo Củ Chi là tên gọi chung của các địa đạo thuộc huyện Củ Chi. Bên trong có hai khu vực chính là địa đạo Bến Đình (ở ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức) và địa đạo Bến Dược (ở ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng). Hai khu vực này có sự khác nhau ở bên trong cũng như cảnh vật bên ngoài nhưng nhìn chung đều mang đến những trải nghiệm lịch sử khó quên.
Ảnh:@jhehongl
Đầu tiên khi đến địa đạo, khách du lịch sẽ được xem phim, đọc tư liệu và nghe kể các câu chuyện liên quan quan đến bộ đội ta ngày trước. Sau khi đã hiểu rõ thì được đi tham quan quanh khu để xem nhà, vũ khí trưng bày. Sau đó là chui hầm vào bên trong thực địa, tận mắt nhìn thấy nơi ăn ở, sinh hoạt và cả sự khôn khéo trong các xây dựng hầm.
Ảnh:@das_abenteuer_wartet
Ảnh:@spelagroselj
Ảnh:@iam.quangng
Bên cạnh tham quan thì du khách còn được tham gia các hoạt động giải trí cực thú vị. Bạn sẽ đến khu bắn súng địa đạo, tại đây được tổ chức chơi bắn súng sơn, súng thể thao quốc phòng. Nếu muốn có những bức ảnh “chân thật” nhất thì check – in tại Khu vực tái hiện chiến tranh ở địa đạo Củ Chi.
Sau đó là di chuyển qua Khu hồ tắm mô phỏng Biển Đông để được chèo thuyền kayak hoặc đạp xe quanh khu. Và cuối cùng dừng lại nghỉ mát tại vườn trái cây Trung An, nơi có hàng loạt cây miệt vườn lúc nào cũng xanh mát, sai quả.
Ảnh:@longnguyen7x
Ảnh:@jiang_jyun_you
Ảnh:@sasaminhhieu
5. Đến địa đạo Củ Chi ăn gì và nghỉ ở đâu?
Trong chuyến tham quan địa đạo, bạn sẽ được mời thưởng thức những món ăn dân giã mà bộ đội ngày trước thường ăn như khoai, sắn, muối vừng, chè, nước mía… Tuy nhiên thì đây chỉ là “thưởng thức” thôi chứ không đủ no. Bạn có thể mang theo một số đồ ăn nhanh cho buổi sáng hoặc buổi trưa là đủ bù năng lượng trong một ngày. Bên trong khu di tích không có các dịch vụ nhà hàng nên bạn phải ra bên ngoài ăn nếu đi theo đoàn đông.
Ảnh:@hazel.1014
Thường khi tham quan địa đạo Củ Chi bạn chỉ mất 1 ngày nên không cần phải đi dài ngày. Nếu là người ở tỉnh khác đến có thể thuê khách sạn hoặc nhà nghỉ tại huyện. Còn người ở trong tỉnh, đi theo ngày buổi trưa có thể nghỉ ngơi tại khu, có một số gian nhà nghỉ chân hoặc ra vườn cây ngồi hóng mát.
6. Những lưu ý khi lần đầu đến với địa đạo Củ Chi
Đến địa đạo là bạn phải chui hầm nên tốt nhất sử dụng quần áo tối màu, càng thoải mái càng tốt, đi giày thể thao để dễ hoạt động. Không nên mang quá nhiều tư trang cá nhân, đi trong ngày mang theo túi nhỏ là vừa.
Nhiều khách du lịch thường băn khoăn không biết là nên đi Bến Đình hay Bến Dược vì để đi cả hai địa điểm sẽ tốn nhiều thời gian. Theo kinh nghiệm, địa đạo Bến Đình gần với trung tâm thành phố và đường dễ đi hơn. Chui hầm thì khu vực này khá rộng dễ chui hơn Bến Dược. Bạn có thể tùy vào tính thuận lợi mà lựa chọn, nhưng khuyến khích là quay trở lại Củ Chi một lần nữa để tham quan được cả hai địa đạo.
Trên là những review chi tiết nhất về địa đạo Củ Chi, mông rằng với chia sẻ này bạn sẽ có một chuyến đi thuận lợi và vui vẻ.
Xem thêm các địa điểm du lịch ở Sài Gòn:
- Bỏ túi kinh nghiệm đi khu du lịch Bình Quới chi tiết nhất
- Kinh nghiệm du lịch Cần Giờ tự túc