Du khách vẫn truyền tay nhau rằng “Phú yên có đỉnh Cù Mông, có hòn tháp Nhạn, có dòng sông Ba”. Theo kinh nghiệm du lịch Phú Yên, nơi đây vô vàn điểm đến hấp dẫn dành cho khách du lịch. Trong đó, Tháp Nhạn Phú Yên là điểm đến yêu thích không thể bỏ qua của các tín đồ sống ảo, cũng như những người muốn tìm hiểu về văn hóa Champa. Hãy cùng Timnhanh.com.vn tìm hiểu về địa danh “nức tiếng” này nhé!
1. Nguồn gốc của tháp Nhạn
Bạn có biết! Tháp Nhạn có rất nhiều tên gọi khác nhau như núi Bảo Tháp, núi Tháp Dinh, núi Nhạn Tháp, núi Tháp Khỉ, có độ cao khoảng 60m so với mặt nước biển.
Tháp có vị trí nằm ở phía Bắc con sông Đà Rằng thuộc phường 1, gần quốc 1A và cách trung tâm thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên chừng 3,5 km.
Có rất nhiều cách hiểu về tên gọi tháp Nhạn. Theo người dân địa phương, ngọn núi này trước kia là nơi sinh sống của loài chim Nhạn. Đây là một loài chim nhỏ bay cao, nó có thể bay cao tới hơn 60 mét.
Ngoài ra còn có một cách hiểu khác, do địa hình của núi mang dấp dáng con chim nhạn đang xòe đôi cánh vỗ khi nhìn từ xa, phần đầu chim
Nhạn chính là chỗ giao giữa quốc lộ 1A vớ sống Chùa, phần cổ thon nhỏ lại rồi phình ra ngay tại đường Tản Đà.
Theo nghiên cứu của H. Parmentier, tháp Nhạn được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ XI đầu thế kỷ XII, cùng thời với các đền tháp Chiên Đàn, Cánh Tiên, Hưng Thạnh, Dương Long và Phước Lộc ở Bình Định. Tuy nhiên, đến ngày nay người ta cũng chưa biết tháp được xây dựng vào thời vua nào và thờ ai.
2. Tháp Nhạn thu hút khách du lịch vì điều gì?
Nếu một lần đặt chân đến tháp Nhạn, bạn sẽ khá ấn tượng với địa điểm này. Tháp có đế hình vuông, thân tháp được xây to ở phần chân và thu nhỏ dần về phía đỉnh. Trên đỉnh tháp là tượng Linga bằng đá – biểu tượng tâm linh của người dân Champa. Hầu hết, trong các công trình kiến trúc của người Chăm đều có Linga và Yoni tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực cầu mong vạn vật được nảy nở sinh sôi.
Du lịch tháp Nhạn, bạn tò mò về vật liệu mà người Chăm xưa dùng để xây tháp. Tháp Nhạn được xây dựng hoàn toàn bằng gạch nung xếp khin khít nhau rất vững chắc. Cũng theo nghiên cứu, loại gạch này có khối lượng nhẹ hơn gạch thông thường khoảng 1,3 lần. Kể cả độ bền chịu nén, chịu va đập cũng hơn gạch thường rất nhiều.
Loại keo dùng để gắn kết các viên gạch này với nhau một cách chắc chắn là do người Chăm sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên. Họ sử dụng chất kết dính từ cây dầu rái vào việc xây dựng. Tuy nhiên, đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được việc pha trộn các loại chất liệu thế nào để có được loại keo bền chắc như vậy.
3. Điều gì ấn tượng ở bên trong địa danh này
Bên trong tháp Nhạn ở Phú Yên, bạn chỉ thấy duy nhất một cái am nhỏ để nhang khói cho Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi được xây dựng từ thời Hậu Lê. Xung quanh tường có những hoa văn hình rồng được chạm khắc tinh tế trên đá hoa cương đặt ở 4 góc tháp. Đứng ở bên trong nhìn lên đỉnh, bạn chỉ thấy một không gian sâu thẳm cao vút đầy huyền bí.
Nơi đây đã trở thành cụm danh lam thắng cảnh thu hút đông đảo khách du lịch, đặc biệt là các bạn trẻ đến check in “sống ảo”. Hằng năm, cứ mỗi dịp lễ tết, trên núi tháp Nhạn diễn ra rất nhiều hoạt động vui chơi văn nghệ được tổ chức. Bởi vậy, lời khuyên cho các bạn có ý định tới thăm quan khu du lịch này hãy đến vào dịp rằm tháng Giêng Âm Lịch hoặc các bạn cũng có thể ghé thăm nơi đây khi du lịch Phú Yên vào mùa biển.
4. Thông tin tham quan
- Địa chỉ: Tháp Nhạn, Núi Nhạn, phường 1, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
- Thời gian: 6h30 – 23h hằng ngày
- Giá vé: miễn phí
- Dịch vụ xe ôm tham quan tháp Nhạn: 10.000 vnđ/khách
- Di chuyển: Cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng hơn 3km, mất tầm 20 phút nếu đi bộ. Và 10 phút đi xe máy và 7 phút đi taxi. Do đó, bạn hãy lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp với hành trình của mình nhé! (tham khảo nơi thuê xe máy tại Phú Yên)
5. Một số lưu ý khi tham quan tháp Nhạn Phú Yên
- Thời gian lý tưởng du lịch Phú Yên và tham quan tháp Nhạn là từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 9.
- Thời gian lý tưởng tham quan tháp Nhạn trong ngày là lúc sáng hoặc lúc xế.
- Nếu bạn thuê khách sạn ở thành phố Tuy Hòa thì bạn nên sử dụng taxi để di chuyển.
- Bạn đừng mặc đồ quá ngắn và mỏng nhé, vì chiều hoặc đêm trên tháp Nhạn thường có gió lớn.
- Ở dưới chân tháp có dịch vụ xe ôm chở lên tháp, giá vé khoảng 10.000 vnđ/người. Tuy nhiên, vào mùa cao điểm thường rất hỗn độn nên bạn hãy chú ý nhé!
- Vào các tối thứ 7 hằng tuần thường diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc.
- Bạn hãy giữ gìn tài sản cá nhân khi đến đây nhé!
6. Ẩm thực
Ở dưới chân núi Nhạn lúc về chiều và đêm có rất nhiều hàng quán đặc sản rất ngon. Bạn hãy thưởng thức bánh canh, bánh xèo, bánh tráng nước, bánh hỏi lòng heo ,bánh lọc… Cùng với đó là các món chè giải khát như: chè đậu, chè khoai, chè chuối, dừa… Giá cả không quá đắt, nên bạn có thể yên tâm nhé!
Tháp Nhạn, một điểm đến không thể thiếu khi đi du lịch xứ Nẫu. Nơi đây thu hút đông đảo khách du lịch đến thăm quan công trình kiến trúc của người Champa. Đặc biệt, các tín đồ du lịch “ham” sống ảo đừng bỏ qua địa danh này nhé!
Những địa điểm ấn tượng khác tại Phú Yên
- Cầu gỗ Ông Cọp dài nhất Việt Nam
- Vực phun Phú Yên độc đáo