Có rất nhiều trường hợp trẻ bị bỏng điện đã xảy ra do bé hiếu động tiếp xúc với các ổ điện mắc thấp trong nhà. Bỏng điện rất nguy hiểm, đặc biệt là với cơ thể của trẻ nhỏ. Gặp những trường hợp như thế này bố mẹ nên xử lý như thế nào, hãy cùng Monkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Bỏng điện là gì? Có những tổn thương nào do bỏng điện gây ra
Để biết được cách xử lý khi bị bỏng điện, Monkey sẽ giúp mẹ giải đáp bỏng điện là gì và chúng có biểu hiện, tác hại ra sau. Sau khi xác định được rõ những điều đó, mẹ sẽ tiến hành sơ cứu cho bé phù hợp
Bỏng điện là gì
Bỏng điện là tình trạng da bị bỏng xảy ra khi có dòng điện tiếp xúc với cơ thể. Khi dòng điện tiếp xúc với cơ thể sẽ gây ra những tổn thương cực kỳ lớn như làm tổn thương các mô và cơ quan. Đặc với với cơ thể mỏng manh của trẻ nhỏ, hậu quả để lại càng nguy hiểm hơn. Theo các bác sĩ, bỏng điện có thể nhẹ nhưng cũng rất nghiêm trọng, có một số trường hợp bỏng điện đã dẫn đến tử vong.
Theo đó các cơ quan của bé có thể bị tổn thương do bỏng điện như: Nhịp tim của bé trở nên bất thường, có thể dẫn tới ngừng đập. Thận có khả năng sẽ ngừng hoạt động, xương và cơ bắp có thể tổn thương nặng nề. Nếu các cơ bị tổn thương nghiêm trọng, các chất có trong tế bào cơ bị tổn thương có thể gây chảy máu. Tình trạng này còn được gọi là hiện tượng tiêu cơ vân. Với một vài trường hợp, bỏng điện có thể gây thương tích cho các cơ quan khác. Một trong số đó sẽ xảy ra hiện tượng tích tụ bất thường bởi áp lực của một nhóm cơ. Trường hợp này người ta gọi là hội chứng khoang cấp tính. Bé có thể sẽ bất tỉnh, cơ dần yếu đi và tổn thương mắt hoặc tai.
Cơ chế gây bỏng điện
Các mức độ của bỏng điện sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
-
Dòng điện tiếp xúc và dòng điện một chiều hay hai chiều.
-
Hiệu điện thế của dòng điện là cao hay thấp, khoảng 1000 đến 50000V là cực kỳ nguy hiểm
-
Cường độ dòng điện khi đi qua cơ thể bé là mạnh hay yếu.
-
Điện trở của mô cơ thể cao hay thấp.
-
Đường truyền qua cơ thể như thế nào.
-
Luồng điện đi qua não và tim rất nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng bé
-
Khi luồng điện truyền qua cơ thể và gặp các phần có điện trở lớn như da hoặc xương thì điện năng lúc này sẽ biến thành nhiệt năng
Các triệu chứng khi bé bị bỏng điện
Tuỳ thuộc vào cấp độ và lượng điện tiếp xúc với cơ thể mà sẽ các triệu chứng khác nhau. Điện có thể gây ra các loại bỏng da khác nhau trên cơ thể bé, tuỳ thuộc vào vùng da bị ảnh hưởng trên da bé. Cụ thể, bác sĩ dùng những thuật ngữ sau đây để miêu tả các loại bỏng khác nhau:
-
Bề ngoài: Chỉ là một vết bỏng nhỏ, ảnh hưởng đến lớp trên cùng của da. Da có biểu hiện đỏ, khô và đau. Khi mẹ nhấn vào vết bỏng của bé, mẹ sẽ thấy nó chuyển sang màu trắng.
-
Độ dày một phần: Bỏng độ dày một phần có thể ảnh hưởng đến 2 lớp trên cùng của da. Lúc này, da có màu đỏ và có hiệu hiện rò rỉ chất lỏng hoặc hình thành mụn nước.
-
Độ dày đầy đủ: Một vết bỏng có độ dày đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến tất cả các lớp da. Vết bỏng thường sẽ không đau vì da bị bỏng quá nặng nên không cảm thấy gì. Da có thể sẽ có màu trắng, xám hoặc màu đen.
Còn lại các triệu chứng khác phụ thuộc vào việc bạn có bị tổn thương các cơ quan nội tạng hay không.
Một số nguyên nhân gây ra bỏng điện ở trẻ
Bỏng điện xảy ra khi cơ thể con người tiếp xúc với nguồn điện trực tiếp hoặc thông qua vật liệu là các chất có khả năng dẫn điện. Một số trường hợp người bị bỏng do bị điện giật ví dụ như: Máy nước nóng bị nhiễm điện, máy sấy tóc rớt vào bồn tắm, hoặc điện tại nhà do tay ướt bị nhiễm điện. Đối với trẻ em thường bị giật điện là do các ổ điện trong nhà xây quá thấp và không có tấm che chắn bảo vệ. Trẻ hiếu động và nghịch ngợm nên vô ý chơi ở những khu vực có ổ điện như vậy. Đó chính là một trong những lý do khiến trẻ bị bỏng do bị điện giật. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khách quan khiến bé bị điện giật như:
-
Tiếp xúc hoặc nhà ở gần sát với đường dây điện cao thế.
-
Tiếp xúc với đường dây điện bị đứt hoặc tiếp xúc với cột điện bị đổ.
-
Nghe điện thoại ngay gần đường điện cao thế có khả năng bị điện giật.
-
Bị sét đánh
Cách sơ cứu trẻ bị bỏng điện
Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, tuyệt đối không được chạm vào người nạn nhân khi họ vẫn tiếp xúc với nguồn điện. Ngay lúc đó mẹ cần ngắt các thiết bị điện hoặc nguồn điện chính trong nhà để ngăn dòng điện không tiếp xúc với cơ thể của bé. Trong trường hợp không thể ngắt nguồn điện được, mẹ nên đứng trên bề mặt khô ráo và dùng thanh gỗ để đẩy mẹ ra khỏi nguồn điện. Mẹ tuyệt đối không sử dụng vật bằng kim loại hoặc vật bị ướt vì chúng có thể dẫn điện khiến cho mẹ có thể bị điện giật lây.
Tiếp theo, sau khi tách bé ra khỏi nguồn điện, mẹ không nên di chuyển bé khi không cần thiết. trừ những trường hợp thực sự cần thiết như khu vực đó có nước hoặc cần đồ dùng bằng kim loại.
Kiểm tra xem bé có phản ứng lại hay không. Sau khi bị điện giật, nhiều trường hợp bé đã không phản ứng khi bạn chạm vào hay nói chuyện với họ và lâm vào tình trạng bất tỉnh. Trong trường hợp nạn nhân ngưng thở và bất tỉnh, mẹ cần nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo và làm thủ thuật hồi sức tim phổi ngay lập tức.
Gọi cấp cứu ngay sau đó khi bé không có phản ứng hay bị bỏng do đường dây điện cao thế hoặc bị sét đánh. Nếu có dấu hiệu của việc bỏng nặng như tim đập nhanh hoặc ngừng đập, co giật. Hoặc đang tỉnh táo nhưng vẫn khó khăn khi di chuyển và giữ thăng bằng, bị các vấn đề về thị lực, thính lực, hô hấp khó khăn.
Các cách xử lý trẻ bị bỏng khi chờ sự giúp đỡ của đội ngũ y tế:
Mẹ sử dụng băng gạc khô và vô trùng để che đi vết bỏng do điện gây ra trên da bé. Trong trường hợp bé bị bỏng nặng, không nên cố gắng gỡ những mảnh quần áo dính trên da bé mà hãy dùng kéo để cắt đi toàn bộ quần áo bé trên vùng da bị bỏng ấy. Mẹ không nên sử dụng khăn tắm hoặc chăn phủ lên toàn bộ vết bỏng vì các sợi vải có thể rơi ra và dính trên vết thương của bé, khiến vết bỏng trở nên tồi tệ hơn. Tuyệt đối mẹ không làm mát vết bỏng bằng cách chườm đá hoặc bôi bất cứ loại thuốc mỡ nào lên vùng da đó.
Theo dõi các triệu chứng của bé khi bỏng. Những triệu chứng đó bao gồm việc ớn lạnh, sắc da nhợt nhạt, mạch đập nhanh,… Mẹ cố gắng theo dõi và ghi nhớ bất cứ triệu chứng nào của trẻ trong quá trình bị bỏng vì nó rất có lợi cho việc điều trị vết bỏng do bị điện giật.
Cố gắng giữ cho bé được ấm trong lúc chờ nhân viên cứu trợ vì nó có thể khiến cho các triệu chứng sốc trở nên nghiêm trọng hơn. Mẹ có thể dùng chăn và khăn để đắp cho bé nhưng tuyệt nhiên không được đắp lên vết bỏng.
Các cấp độ tổn thương khi bị bỏng điện ở trẻ
Như đã nói lướt qua ở phía trên, bỏng da do bị điện giật sẽ có 3 cấp độ chính. Đối với những cấp độ bỏng khác nhau sẽ có những biểu hiện khác nhau, cụ thể như sau:
Cấp độ 1
Đây là cấp độ bỏng nhẹ nhất, tương đương với những tổn thương ít nhất trong các cấp độ. Độ bỏng này còn được gọi với một cái tên nữa là siêu bỏng đốt sống. trường hợp này, bỏng chỉ ảnh hưởng đến lớp biểu bì ngoài cùng của da.
Những dấu hiệu cho thấy bé đang bị bỏng ở cấp độ 1: vùng da tiếp xúc với nhiệt đỏ tấy nhẹ, đau rát, sưng viêm. Khi vết bỏng lành có thể vùng da sẽ khô và bong tróc ra. Cấp độ bỏng này thì thời gian sẽ ngắn hơn, tầm 7 đến 10 ngày và ít để lại di chứng sẹo trên da. Khi bị bỏng ở cấp độ 1, mẹ vẫn có thể chăm sóc cho bé ở nhà được. Tuy nhiên nếu bé bị bỏng ở những vùng da như đầu gối, xương sống, khuỷu tay hay ở vai thì mẹ hãy để bé đến gặp bác sĩ để tránh những rủi ro không đáng có sau này.
Cấp độ 2
Cấp độ 2 sẽ có biểu hiện nghiêm trọng hơn cấp độ 1 vì vùng da bị tổn thương không chỉ là vùng da biểu bì trên cùng. Bề mặt da sẽ trở nên phồng rộp và đau nhức, rát đỏ, có cơ hội cho mụn nước phát triển trên bề mặt da. Dần dần mô da trên da bé sẽ dày hơn, mềm hơn và giống như vảy. Chúng được gọi là tiết dịch fibrinous. Bỏng trên da là tổn thương mỏng manh nên cần mẹ vệ sinh sạch sẽ và cần được băng gạc bảo vệ đúng cách để tránh nhiễm trùng vết thương của bé và giúp vết thương nhanh lành.
Nếu thấy sự xuất hiện của mụn nước nhiều tức là vết bỏng đang có chiều hướng xấu đi và có thể sẽ rất lâu lành. Những trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định ghép da cho bé nếu cần thiết. Trẻ bị bỏng điện cấp độ 2 có thể sẽ mất 3 tuần mới có thể lành.
Cấp độ 3
Đây là trường hợp bỏng nặng nhất và gây thiệt hại rất lớn đặc biệt là đối với cơ thể của trẻ nhỏ. Bỏng ở cấp độ này rất sấu. Không chỉ gây ảnh hưởng đến bề mặt lớp da ngoài mà vết thương đã lan rộng đến mức người bệnh đã không còn cảm thấy đau đớn. Hậu quả của bỏng cấp độ 3 rất nghiêm trọng và có nguy cơ ảnh hưởng đến dây thần kinh. Diện tích bỏng ở cấp độ 3 được tính là trên 15% đối với người lớn và 8% đối với trẻ em.
Ở cấp độ này, mẹ sẽ thấy vùng da tiếp xúc với nhiệt độ sẽ trở nên sáp và chuyển sang mày trắng, một số vùng da đã bị xém sang màu nâu sẫm. Ở cấp độ này, vùng da sẽ không còn xuất hiện những nốt mụn nước nữa. Tuy nhiên phải chăm sóc đặc biệt đối với những trường hợp này nếu không để lại những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.
Nếu bé bị bỏng ở cấp độ này, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay, không được tự điều trị tại nhà. Bác sĩ sẽ điều trị nhanh chóng và đúng cách để tránh để lại những biến chứng có thể xảy ra và có nguy cơ gây tử vong cực cao.
Điều trị bỏng điện ở trẻ nhỏ
Sau khi trẻ bị bỏng điện đã được sơ cứu, xử lý vết thương xong thì mẹ cần phải chú ý chăm sóc bé để vết bỏng nhanh hồi phục. Sau đây là những cách điều trị bỏng điện ở trẻ nhỏ ở các cấp độ và cách chăm sóc bé để bé nhanh hồi phục.
Cách làm giảm đau rát ở bỏng điện cấp độ 1
Mẹ vệ sinh vết thương cho bé bằng cách ngâm vết thương trong chậu nước mát nhỏ ít nhất 5 phút. Tuyệt đối không sử dụng đá lạnh để chườm hay xối trực tiếp vòi nước mạnh vào vết bỏng. Như vậy sẽ làm vết thương của bé trở nên nặng hơn.
Mẹ sử dụng ibuprofen hoặc acetaminophen nếu bé có biểu hiện quấy khóc do đau đớn quá mức để làm giảm cơn đau cho bé. Có thể dùng thuốc bôi cocain thoa lên vết bỏng một lớp mỏng như kem dưỡng da có tác dụng bảo vệ bé. Kết hợp bôi gel lô hội (nha đam) để làm dịu vết bỏng đang bị tổn thương. Tuy nhiên, trước khi muốn sử dụng bất cứ loại thuốc gì, mẹ nên tham, khảo ý kiến của bác sĩ vì mỗi cấp độ bỏng khác nhau sẽ có những liều lượng khác nhau.
Cách làm giảm đau rát ở bỏng điện cấp độ 2
Tương tự như cấp độ 1, mẹ ngâm vết thương của trẻ vào chậu nước mát ít nhất 15 phút. mẹ có thể đắp vải ướt nhúng nước lạnh lên vết thương của bé 3 phút mỗi ngày. Mẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau để giúp trẻ giảm đau và không quấy khóc nữa. Chú ý thay băng cho trẻ mỗi ngày 1 lần để vết thương không bị bí và ngăn chặn sự vi khuẩn xâm nhập.
Chú ý kiểm tra vết bỏng bằng ngày xem có dấu hiệu như sưng đỏ hơn không. Đặc biệt không để bé lột da hoặc gãi từ vết bỏng để tránh nhiễm trùng. Đặc biệt nên sử dụng kem chống nắng cho bé trước khi ra ngoài trong vòng 1 năm. Nên đến cơ sở y tế khi vết bỏng đang có dấu hiệu ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể.
Cách làm giảm đau rát ở bỏng điện cấp độ 3
Dùng kéo tách tất cả quần áo trên cơ thể bé khỏi vết bỏng. Nâng phần bị bỏng lên cao hơn tim và băng lại bằng băm ẩm, mát và sạch. Nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện ngay vì càng để ở nhà lâu mức độ nguy hiểm lại càng tăng.
Xem thêm: Mẹ cần làm gì khi trẻ bị bỏng dầu tràm?
Xây dựng thực đơn dinh dưỡng, khoa học để bé nhanh hồi phục
Ngoài việc chăm sóc và giữ cho vết thương luôn sạch, mẹ cũng cần xây dựng cho bé một thực đơn với đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp bé hồi phục vết thương. Bên cạnh đó tránh để bé ăn những thực phẩm không tốt và có hại trong quá trình hồi phục của vết bỏng điện.
Mẹ nên cho bé ăn những loại thực phẩm chứa những dưỡng chất sau đây: protein, vitamin A, vitamin C, Omega-3, kẽm,… Vì những dưỡng chất nào có thể giúp tái tạo da và làm cho vết thương nhanh liền hơn, đồng thời giúp tránh để lại sẹo trên da gây mất thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, mẹ không nên cho bé ăn những loại thực phẩm sau: thức ăn chứa nitrat, đồ ăn cay nóng, đồ ăn tanh, rau muống, thịt bò, trứng, thịt gà,… Những loại thực phẩm này không tốt cho quá trình hồi phục vết thương bỏng của trẻ. Nó còn làm vết thương bị sưng đỏ, viêm nhiễm lâu lành. Sau này còn có khả nguy cơ để lại sẹo thâm lớn mất thẩm mỹ.
Phòng tránh nguy cơ bỏng điện đối với các gia đình có trẻ nhỏ
Để phòng tránh nguy cơ trẻ bị bỏng điện, các mẹ nên lưu ý những điều sau đây:
-
Chú ý đến trẻ, tránh để trẻ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ bị điện giật.
-
Đảm bảo gia đình an toàn về điện, đặc biệt không sử dụng dây điện trần không có vỏ bọc bên ngoài để mắc điện trong nhà. Cha mẹ nên sử dụng những thiết bị an toàn để tránh những trường hợp không may xảy ra
-
Thiết kế ở nguồn điện ở chỗ trẻ nhỏ không với tới được. Trong trường hợp nguồn điện để thấp, hãy mua những thiết bị bảo vệ hoặc chắn điện an toàn hoặc lấy băng dính bịt kín những ổ điện ít dùng đến.
-
Thường xuyên kiểm tra hệ thống dây điện các thiết bị điện trong nhà. Nếu có vấn đề thì hãy chắc phục ngay, không nên để liều.
-
Thiết kế cầu giao điện ở những nơi dễ tìm, phòng trường hợp khẩn cấp phải tắt cầu giao ngay.
-
Giáo dục trẻ không được sờ tay vào ổ điện, ghi biển báo dấu hiệu nguy hiểm ở những nơi có nguy cơ bị điện giật.
-
Nhắc nhở trẻ tránh xa, không chơi ở khu vực có dây điện đứt rơi xuống. Đặc biệt là vào mùa mưa, không nên nấp dưới những gốc cây cao to để tránh bị sét đánh trúng.
-
Tuyên truyền cách sơ cấp cứu khi bị bỏng điện cho cả trẻ em lẫn người lớn.
Bài viết trên đây đã tổng hợp hết tất cả những thông tin liên quan đến sơ cấp cứu và chăm sóc trẻ bị bỏng điện. Hy vọng với những gì mà Monkey chia sẻ, mẹ có thể dễ dàng xử lý trường hợp này một cách nhanh chóng và chính xác. Monkey chúc các mẹ thành công trong việc nuôi dạy trẻ và chăm sóc sức khỏe đời sống gia đình nhé.
Nguồn: Tổng hợp Internet