Cảm ơn và xin lỗi là kỹ năng vô cùng quan trọng trong cuộc sống. (Ảnh: Nguồn Internet)

Dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi là một trong những bài học đầu tiên mà cha mẹ nên dạy cho con trong giao tiếp ứng xử. Tuy điều này khá đơn giản nhưng không phải đứa trẻ nào cũng nhận biết được và tự giác thực hiện. Cha mẹ hãy dạy cho con để con có thể cảm ơn và xin lỗi bằng tình cảnh chân thành vào đúng lúc, đúng chỗ, giúp con giao tiếp tốt với mọi người.

Tầm quan trọng của việc dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi

Cảm ơn và xin lỗi là kỹ năng vô cùng quan trọng trong cuộc sống. (Ảnh: Nguồn Internet)

Bên cạnh việc học hỏi kiến thức và kỹ năng sống khác để hoàn thiện mình hơn. Trẻ cũng cần học được cách cảm ơn và xin lỗi người khác, đây là một trong những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp mà ai cũng cần ghi nhớ. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng biết cách cảm ơn và xin lỗi đúng lúc và chân thành. Lúc này cha mẹ và thầy cô đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy kỹ năng này cho bé.

Khi thực hiện tốt việc cảm ơn và xin lỗi một cách chân thành, trẻ sẽ nhận được rất nhiều điều:

  • Bé sẽ sống chân thành hơn, sống biết ơn người khác

  • Biết nhìn nhận ra lỗi lầm của mình và dũng cảm để xin lỗi

  • Được người khác tôn trọng, yêu mến

  • Giữ được những mối quan hệ tốt đẹp

Ba mẹ cần làm gì để trẻ biết cảm ơn và xin lỗi chân thành

Không phải đứa trẻ nào cũng tự học được cách cảm ơn và xin lỗi người khác. Cha mẹ cần dạy cho bé và giải thích cho bé hiểu để bé nhận ra đây là việc làm đúng và nên làm. 

Ba mẹ chính là tấm gương để con học theo

Cha mẹ là những người gần gũi, thân thiết với con nhất vì thế trẻ luôn quan sát và bắt chước theo những điều mà cha mẹ thường làm. Vì thế cha mẹ chính là tấm gương sáng cho con học theo. Hãy luôn thực hiện xin lỗi và cảm ơn một cách chân thành để bé có thể thấy đây là một việc mình nên làm.

Nếu cha mẹ không thực hiện tốt điều này thì bằng sự quan sát tinh ý của trẻ nhỏ trẻ sẽ thắc mắc tại sao người lớn không làm mà bắt mình phải làm. Cha mẹ hãy làm gương và thực hiện xin lỗi, cảm ơn một cách chân thành ngay từ những điều nhỏ nhất. Ôn tồn giải thích cho con khi con thắc mắc tại sao cần làm như vậy. Điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu và học hỏi một cách nhanh chóng và dần hình thành phản xạ tốt giúp con sống chân thành hơn.

Cha mẹ chính là hình mẫu lý tưởng của con. (Ảnh: Nguồn Internet)

Dạy trẻ nói xin lỗi và cảm ơn một cách rõ ràng

Khi trẻ đã biết được khi nào mình cần phải xin lỗi hoặc cảm ơn thì cha mẹ cũng dạy trẻ cách nói làm sao cho phù hợp. Có thể trẻ đã biết mình cần cảm ơn hay xin lỗi người khác nhưng lại không biết mình nên nói như thế nào và hay lúng túng, ngượng ngùng. Lúc này cha mẹ cần phải dạy con cách biểu đạt cảm xúc khi thể hiện lời cảm ơn hay xin lỗi.

Hãy dạy con khi cảm ơn hay xin lỗi cần phải đặt cảm xúc chân thành vào đó, hãy nói to, rõ chữ và đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Ví dụ khi nhận được quà từ ai đó, trẻ cần biết nói câu “Cháu cảm ơn ông bà ạ”. “ Com cảm ơn bố mẹ ạ” thay vì nói trống không từ “cảm ơn”, và khi nhận quà cũng cần nhận bằng hai tay với gương mặt vui vẻ, thoải mái, không nhận vội vàng hay giật quà.

Lời xin lỗi chân thành cũng giúp bé dễ được người khác tha thứ và bao dung hơn. Cha mẹ nên dạy cho trẻ cách xin lỗi người khác khi mình mắc lỗi sai bằng thái độ thật chân thành. Sử dụng các câu nói như “Con xin lỗi bố mẹ”, “Cháu xin lỗi ông bà/cô chú” bằng thái độ thành khẩn chứ không nói “Xin lỗi” cộc lốc.

Sử dụng ngữ điệu cùng ánh mắt, cử chỉ phù hợp sẽ giúp cho lời cảm ơn và xin lỗi có tính thuyết phục cao hơn, bày tỏ rõ ràng cảm xúc và sự chân thành của trẻ qua câu nói.

Lời xin lỗi hay cảm ơn đều cần chứa sự chân thành. (Ảnh: Nguồn Internet)

Xem thêm: Cách dạy trẻ chậm giao tiếp tại nhà giúp trẻ phát huy khả năng ngôn ngữ

Khen ngợi trẻ khi trẻ biết xin lỗi và cảm ơn đúng lúc

Trẻ nhỏ rất thích được khích lệ vì thế cha mẹ hãy đưa ra lời khen khi trẻ biết xin lỗi và cảm ơn đúng lúc. Khi trẻ biết cảm ơn người khác khi được giúp đỡ hoặc nhận được quà từ ai đó hãy khen ngợi bé “Hôm nay con ngoan lắm, ba mẹ rất vui vì con đã biết cách biết ơn người khác”.

Hoặc khi bé dũng cảm nhận lỗi và nói ra cảm xúc của bản thân hãy khen ngợi con rằng “Con rất dũng cảm, dám nhận lỗi là một hành động đáng khen ngợi”. Hãy cho trẻ biết rằng ai cũng có thể mắc sai lầm nhưng ai dám đứng ra nhận lỗi lầm về mình và xin lỗi thì mới là người dũng cảm.

Tuy nhiên, lời khen cũng phải đúng mực và đúng lúc, không nên lúc nào cũng khen bé khiến bé cảm thấy việc khen là việc đương nhiên và hiểu sai về cách cảm ơn và xin lỗi, làm bé nói ra chỉ để được khen.

Lời khen của cha mẹ giúp bé cảm nhận được việc mình làm là đúng đắn. (Ảnh: Nguồn Internet)

Dạy cho bé các tình huống để bé biết cách cư xử đúng

Trẻ sẽ học nhanh hơn khi được áp dụng vào những tình huống thực tế. Cha mẹ có thể đặt ra các tình huống và đặt câu hỏi cho con thì con sẽ làm gì như: “Khi con làm rơi đồ có người nhặt giúp con thì con sẽ nói gì?”, “Ông bà cho quà con thì con sẽ làm những gì nhỉ?”, “Bạn cho con mượn đồ con có cần cảm ơn bạn không?”, “Không may con làm hỏng đồ của người khác thì con sẽ làm thế nào?”.

Hãy để trẻ trả lời trước và lắng nghe hết những điều con nói, sau đó hãy phân tích đúng sai và chỉnh sửa lại giúp con. Con sẽ làm quen dần và học nhanh hơn. Và ngay trong các tình huống thực tế, cha mẹ cũng nên làm gương và dạy cho con cách ứng xử sao cho phù hợp.

Dạy con xin lỗi và cảm ơn bằng các tình huống giúp bé có cái nhìn trực quan hơn. (Ảnh: Nguồn Internet)

 

Dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi không khó nhưng cha mẹ cũng đặc biệt lưu tâm. Cha mẹ cần kiên nhẫn khi dạy con, chấm điểm một cách công tâm và nghiêm khắc chỉ ra lỗi khi con mắc phải để con có thể nhận thức đúng sai về hành động của mình. Hãy cùng con học tập thật tốt và sẻ chia cùng con để con học được kỹ năng giao tiếp cực tốt này.

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?