Các em học sinh trung học cơ sở đang trong giai đoạn dậy thì và thay đổi mạnh mẽ cả về thể chất, tâm sinh lý và tinh thần. Vì vậy, bố mẹ cần dạy kỹ năng sống cho trẻ cấp 2 để các con có thể hoàn thiện bản thân hơn nữa. Vậy những kỹ năng nào sẽ phù hợp với lứa tuổi này? Hãy cùng Monkey tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Trẻ lên cấp 2 có những thay đổi tâm sinh lý như thế nào?
Giai đoạn 12-15 là giai đoạn chuyển cấp từ trẻ em lên thanh thiếu niên, trẻ trở nên nhạy cảm và quan tâm đến bản thân nhiều hơn. Trẻ lên cấp 2 sẽ có những thay đổi tâm sinh lý rõ rệt khi bắt đầu bước lên giai đoạn này. Cụ thể:
-
Sự thay đổi về thể chất – sinh lý của học sinh trung học cơ sở: Trẻ sẽ cao lớn hơn, hệ xương bắt đầu hoàn thiện,… Ngoài ra, trẻ còn phát triển hoàn thiện hệ thần kinh. Đặc biệt trẻ còn thay đổi về tuyến nội tiết và các hiện tượng dậy thì.
-
Sự thay đổi về tâm lý của học sinh trung học cơ sở: Trẻ bắt đầu dần hoàn thiện về trí tuệ, tưởng tượng phong phú và sáng tạo ngôn ngữ. Đời sống tình cảm và sự rung động bắt đầu biểu hiện rõ ra, trẻ dễ nhạy cảm với chuyện tình cảm nam nữ hơn. Ý thức và phẩm chất đạo đức được hình thành toàn diện.
Học sinh trung học cơ sở đã có sự hình thành về trí thức vì vậy mà trẻ có khả năng phân tích và tổng hợp phức tạp hơn. Bên cạnh đó sự thay đổi rõ rệt về tâm lý cũng khiến trẻ có những khó khăn trong việc kiềm chế cảm xúc, chưa tự nhận thức về tình cảm và hành vi.
Do đó, bố mẹ dạy những kỹ năng sống cho trẻ trung học cơ sở là điều cần thiết. Để những học sinh này có thể nhận thức được rõ ràng hơn đối với những sự vật sự việc.
Những kỹ năng sống cho trẻ cấp 2 cần được lưu tâm
Vì những lý do trên mà Monkey đã tổng hợp các cách dạy kỹ năng sống cho trẻ cấp 2 cần thiết. Bố mẹ nên biết để sử dụng những kỹ năng sống cho trẻ THCS này hợp lý.
Theo các kết quả nghiên cứu đã cho thấy những em học sinh ở lứa tuổi này đã bước đầu hình thành những kỹ năng sống cơ bản. Ban đầu trẻ chỉ học những kỹ năng sống này dựa trên sự học theo bố mẹ, thầy cô. Đến lứa tuổi này, chúng bắt đầu nhận thức được kỹ năng sống là gì. Những đứa trẻ sẽ vận dụng kỹ năng sống cho trẻ trung học cơ sở dựa trên những kinh nghiệm cá nhân và phẩm chất tâm lý của chúng.
Kỹ năng tự lập
Tự lập có nghĩa là tự giác làm những việc của cá nhân mà không chịu bất kỳ tác động khác. Bố mẹ cần dạy kỹ năng sống cho trẻ cấp 2 này vì chúng rất cần thiết cho sự trưởng thành.
Khi lớn lên, trẻ đã có những nhận thức phức tạp hơn. Vì vậy bố mẹ không cần phải hướng dẫn trẻ từng li từng tí mà hãy nhắc nhở nhẹ nhàng. Để trẻ có thể tự làm những việc mà bản thân nên làm. Thay vì làm giúp trẻ, bố mẹ nên giải thích tại sao trẻ phải làm như vậy. Như thế trẻ mới hiểu được là những công việc này làm là vì lợi ích của trẻ.
Những việc mà trẻ có thể tự lập là dọn dẹp bàn học gọn gàng, sắp xếp quần áo ngăn nắp, tự giác đi làm bài tập,…
Kỹ năng giao tiếp ứng xử
Kỹ năng giao tiếp ứng xử cho trẻ trong giai đoạn này không chỉ đơn giản là chào hỏi lễ phép. Mà trẻ cần được có ý thức và tự tin hơn trong mọi tình huống giao tiếp, ứng xử. Hiểu được điều đó, trẻ sẽ tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp hơn. Giúp trẻ có thể giữ mối quan hệ bền chặt với tinh thần là trong sáng, lành mạnh.
Bố mẹ có thể đưa trẻ đến những lớp học dạy kỹ năng sống cho trẻ cấp 2 trong giao tiếp ứng xử. Hoặc trẻ có thể được đến những hoạt động ngoại khóa để tăng khả năng giao tiếp. Đặc biệt, khi ở nhà, bố mẹ cũng cần có những kỹ năng giao tiếp phù hợp với mọi người. Để trẻ có thể nhìn nhận xã hội một cách khách quan hơn.
Cách kiểm soát cảm xúc
Trẻ trong lứa tuổi thiếu niên với sự thay đổi về tâm lý thì trẻ thường có xu hướng nổi loạn. Trẻ muốn thể hiện cá tính bên trong và “cái tôi” khá lớn trong trẻ. Do đó mà trẻ có xu hướng khó kiềm chế được chính mình và hành động bồng bột không suy nghĩ.
Do đó mà bố mẹ nên dạy kỹ năng sống cho trẻ cấp 2 là cách kiểm soát cảm xúc. Đầu tiên, hãy giải thích cho con những cảm xúc mà trẻ đang có là gì. Tránh tình trạng trẻ đang cảm nhận sai cảm xúc mình đang có. Sau đó hướng dẫn trẻ hướng đi đúng để giải quyết tình trạng này.
Sau đó, trẻ sẽ bắt đầu hiểu mình đang có cảm xúc gì và nó đang thể hiện như thế nào. Và rồi trẻ sẽ học được cách làm chủ và kiểm soát bản thân tránh những hành động, suy nghĩ tiêu cực.
Quản lý thời gian biểu
Bước vào giai đoạn trung học cơ sở, khối lượng học tập của trẻ lúc này tăng lên rất nhiều. Vì thế việc quản lý thời gian biểu chặt chẽ sẽ giúp cho trẻ hoạt động linh hoạt hơn. Kỹ năng này bố mẹ cần dạy cho trẻ rèn luyện từ những thói quen nhỏ nhặt nhất. Ví dụ như những thói quen đúng giờ, làm việc khoa học theo thời gian biểu hợp lý,…Việc này sẽ giúp trẻ hoàn thành công việc với hiệu quả cao mà không bị trễ nải.
Tiết kiệm chi tiêu
Như đã nói với lứa tuổi trung học cơ sở, trẻ có xu hướng cá nhân hóa và “cái tôi” khá lớn. Do đó trẻ sẽ dễ đua đòi mọi thứ cho bằng bạn bằng bè. Bố mẹ hãy dạy con từ bé về giá trị của đồng tiền. Không nên mua bất cứ thứ gì mà trẻ muốn, bố mẹ cần:
-
Giải thích cho trẻ hiểu giữa mong muốn của con và những nhu cầu của con. Ví dụ mong muốn là đồ chơi đẹp, trà sữa,…Còn những nhu cầu của con là những bữa ăn, sách vở học tập,…Sau đó hãy dạy trẻ nếu những nhu cầu không được thanh toán bằng tiền thì không sử dụng được. Còn mong muốn của con không có cũng không ảnh hưởng đến đời sống của con.
-
Giải thích cho trẻ hiểu những đồng tiền mọi người cho con là từ đâu ra. Từ những mồ hôi công sức của bố mẹ mới có được đồng tiền.
-
Muốn để trẻ ý thức được cách sử dụng tiền đúng đắn, bố mẹ hãy giúp trẻ hiểu giá trị của sự tiết kiệm. Sự tiết kiệm sẽ mang lại lợi ích gì cho bản thân con và gia đình?
-
Sau đó là thực hành, bố mẹ có thể gợi ý các ý tưởng giúp con tiết kiệm tiền tiêu vặt của mình.
Xem thêm: Lớp học kỹ năng giao tiếp cho trẻ
Phòng vệ trước bạo lực
Theo những thống kê vừa qua, bạo lực học đường tại các trường trung học cơ sở tăng theo từng năm. Và nguyên nhân hầu hết từ sự đố kị, ghen ghét của những học sinh với nhau. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khách quan là do tâm lý, gia đình không quan tâm,…
Hiểu được sự nghiêm trọng, phụ huynh và nhà trường cần có những biện pháp phòng tránh hiệu quả. Cụ thể, bố mẹ hãy lắng nghe những chia sẻ của bé, tạo sự cởi mở trong mối quan hệ gia đình. Và từ đó, nếu trẻ nhận biết được sự bạo lực thì trẻ có thể tâm sự cùng gia đình. Gia đình sẽ có cách giải quyết tình trạng này và tránh bạo lực học đường xảy ra.
Một cách khác dạy trẻ ứng phó với bạo lực, đó là hãy dạy trẻ có lòng nhân ái, tôn trọng nhau và cư xử đúng mực. Cả nhà trường và bố mẹ phải làm gương cho con về cách ứng xử trong cuộc sống.
Kỹ năng quan sát, đánh giá
Dạy trẻ kỹ năng sống cho trẻ cấp 2 thông qua các quan sát, đánh giá giúp trẻ tăng sự tinh ý và sự quan sát trong cuộc sống. Việc quan sát và đánh giá giúp trẻ gia tăng sự tương tác trong giao tiếp.
-
Quan sát sẽ giúp trẻ nhìn nhận được tâm tư của đối phương thông qua các cử chỉ hành động. Từ đó, trẻ sẽ biết được đối phương đang như thế nào để có cách ứng xử phù hợp.
-
Sau khi quan sát, trẻ sẽ đánh giá tình hình hiện tại và đưa ra các ứng xử phù hợp. Như là cách tiết chế lời nói, hành động cảm xúc có chừng mực,…
Như thế, trẻ học được cách đánh giá và quan sát trong cuộc sống, học tập giúp trẻ nắm bắt những giá trị trong cuộc sống. Làm nền tảng vững bước cho sự trưởng thành.
Định hướng bản thân
Không phải lúc nào bố mẹ cũng bên cạnh trẻ và làm tất cả cho trẻ. Để rồi khi lớn lên, có rất nhiều ngã rẽ và trẻ không biết định hướng bản thân đi đâu. Bố mẹ dạy kỹ năng sống cho trẻ cấp 2 về định hướng bản thân ngay bây giờ.
Bố mẹ hãy giúp trẻ hướng tới những thứ trẻ yêu thích, có thể là thích vẽ, thích hát, thích tính toán,…Sau đó bố mẹ sẽ hướng cho trẻ những nghề nghiệp phù hợp với những thứ mà trẻ đang đam mê. Có như vậy trẻ mới xác định được hướng đi cho mình. Theo đuổi những đam mê từ khi còn nhỏ và giúp trẻ chạm đến thành công nhanh hơn.
Chỉ khi có định hướng bản thân cá nhân đúng, trẻ sẽ lên một kế hoạch học tập hiệu quả hơn. Vì lúc đó trẻ biết mình cần trau dồi những kiến thức nào phù hợp. Vì vậy mà trẻ không cần phải lòng vòng mất thời gian và tiền bạc tìm hiểu từng ngành.
Cách trao đổi, lập luận trước đám đông
Ba mẹ dạy kỹ năng sống cho trẻ cấp 2 bằng phương pháp khuyến khích cho trẻ trao đổi, lập luận trước đám đông giúp con tự tin hơn. Trao đổi và lập luận trước đám đông tốt khiến trẻ tăng khả năng giao tiếp và biết cách tương tác với người nghe. Trẻ cần phải lắng nghe những người xung quanh thì trẻ mới có thể lập luận được.
Bố mẹ hãy đưa ra những vấn đề và gia đình cùng nhau thảo luận. Bố mẹ hãy lắng nghe trẻ lập luận, sau đó cùng nhau trao đổi lại vấn đề này. Lúc này, bé sẽ cởi mở trong giao tiếp với mọi người.
Việc trao đổi, lập luận sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong những bài thuyết trình trên lớp. Cùng nhau trao đổi về trong những buổi học nhóm. Việc này sẽ tạo tiền đề cho trẻ phát triển trong tương lai.
Cha mẹ và thầy cô cần làm gì để dạy cho con các kỹ năng tốt nhất
Nuôi dạy những đứa trẻ ở lứa tuổi dậy thì là nghĩa vụ của các bậc cha mẹ. Không những thế, thầy cô cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc hình thành nhận thức cho trẻ. Nhưng cha mẹ, thầy cô cần làm gì để dạy kỹ năng sống cho trẻ cấp 2 tốt nhất. Giúp cho trẻ có cơ hội phát triển toàn diện và an toàn. Dưới đây là một số nguyên tắc bố mẹ, thầy cô cần nhớ để nuôi dạy những đứa trẻ đúng cách:
Luôn đồng hành cùng con
Khi con lớn hơn, nhất là lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, trẻ sẽ ít nghe lời phụ huynh hơn. Bố mẹ nên thay đổi suy nghĩ của bản thân và kiên trì học hỏi những thứ đang có xung quanh con. Rồi từ đó bố mẹ có thể sẵn sàng đồng hành cùng trẻ và trẻ sẽ dần nghe lời bố mẹ hơn. Đơn giản là vì bố mẹ hiểu mình, không áp đặt những định kiến ép buộc bản thân trẻ phải làm như vậy.
Kiên nhẫn dạy bảo
Đừng vì những sai lầm nhỏ nhặt của những đứa trẻ mà bố mẹ nổi cáu, quát mắng con của mình. Nếu làm như vậy, trẻ sẽ bị sợ và không nghe lời bố mẹ nhiều hơn. Nổi giận trong lúc nóng vội sẽ khiến cho bản thân hành động thiếu kiểm soát.
Nếu trẻ bướng bỉnh, không chịu nghe lời thì bố mẹ hãy im lặng. Để con cái và bố mẹ giữ bình tĩnh và xoa dịu chúng. Sau khi cả hai bình tĩnh hơn, bố mẹ hãy nói chuyện riêng với con. Đừng nên nói nặng lời với trẻ mà hãy hỏi những câu hỏi quan tâm. Những câu hỏi như “Con có chuyện gì bực mình sao? Có thể nói với bố mẹ không?”.
Hãy cố gắng quan sát trẻ và tìm ra những nguyên nhân khiến trẻ bướng bỉnh như vậy. Bố mẹ hãy kiên nhẫn thì mới kiểm soát được tình hình và dạy bảo trẻ đúng cách được.
Là tấm gương để con học tập
Những người thân thuộc nhất với trẻ ngay từ khi trẻ nhận thức được đó chính là bố mẹ. Vì vậy, bố mẹ chính là những tấm gương sáng mà con cái học tập và noi theo. Đồng nghĩa với việc, bố mẹ có lối sống, đạo đức tốt thì con của bạn sẽ tốt lên được. Và bé sẽ luôn coi bố mẹ là tấm gương sáng để trẻ học theo và nghe lời.
Vì thế, bố mẹ hãy hành xử một cách chuẩn mực trước mặt những đứa trẻ của bạn. Thay vì yêu cầu con của mình phải học tập chăm chỉ, bố mẹ nên chứng minh mình thực sự chăm chỉ và giải thích như thế nào là chăm chỉ.
Làm tấm gương cho con học tập nhưng bố mẹ cũng hãy dẫn dắt con làm việc chung với mình. Ví dụ như cùng nhau nấu ăn, cùng nhau dọn dẹp,… Điều này sẽ khiến trẻ thấu hiểu bố mẹ hơn, ngày càng nể phục bố mẹ hơn nữa. Vì bố mẹ có thể làm được mọi việc trong gia đình.
Hy vọng với những chia sẻ của Monkey về cách dạy kỹ năng sống cho trẻ cấp 2 cho bố mẹ. Hy vọng bố mẹ có thể tìm ra được những kỹ năng sống cho trẻ THCS phù hợp và áp dụng với con mình. Ngoài những kỹ năng sống trên, phụ huynh có thể cho trẻ tham gia những hoạt động xã hội, các lớp kỹ năng sống để trẻ có thể phát triển hoàn thiện. Đừng quên theo dõi Monkey để có thể cập nhật thêm nhiều kiến thức mới về nuôi dạy trẻ.
Nguồn: Tổng hợp Internet