Trong lòng Sài Gòn có rất nhiều cổ tự nổi tiếng linh thiêng cũng như là sở hữu nhưng công trình kiến trúc vô cùng hoành tráng thu hút rất nhiều thu khách thập phương đến lễ Phật. Nhưng nhắc đến ngôi chùa có chặng đường lịch sử đánh dấu những cột mốc quan trọng gắn liền với nền Phật giáo Việt Nam thì chắc chắn là chùa Xá Lợi. Các bạn hãy cùng Timnhanh.com.vn khám phá đôi nét kiến trúc cũng như lý do vì sao ngôi chùa này được mệnh danh là kho báu Phật học Việt Nam nhé !
Xem thêm:
- Chùa Ông
- Chùa Thiên Hậu
- Thảo Đường Thiền Tự
1. Chùa Xá Lợi ở đâu ?
Chùa Xá Lợi hay còn được gọi là chùa Phật học Xá Lợi nằm ở số 89 Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, quận 3 cách chợ Bến Thành khoảng 1.7km. Ngôi chùa là một trong những cổ tự lâu đời ở Sài Gòn với hơn 50 năm tuổi.
Khuôn viên chùa Xá Lợi vô cùng rộng lớn với diện tích hơn 2400m2 nên được đánh giá là cổ tự lớn bậc nhất ở Sài Gòn thuộc di tích tích cấp TP. HCM.
2. Di chuyển đến chùa Xá Lợi
Chùa Xá Lợi có vị trí vô cùng đắc địa ở trung tâm Sài Gòn nên đường đi đến chùa chắc chắn không làm khó được những du khách đến tham quan và chiêm bái. Bạn có thể lựa chọn phương tiện di chuyển cá nhân hoặc công cộng để đến chùa sao cho thuận tiện nhất.
- Xe máy – Ô tô: Từ trung tâm thành phố bạn đi theo đường Lê Thánh Tôn và rẽ phải vào đường CMT8. Sau đó bạn tiếp tục rẻ phải ra Điện Biên Phủ, đi thẳng đường Bà Huyện Thanh Quan tầm 100m là tới được chùa Xá Lợi.
- Xe buýt: Hiện tại chỉ có tuyến xe buýt số 54 là có trạm dừng gần chùa Xá Lợi nên bạn hoàn toàn thể chọn di chuyển bằng xe buýt để không lo lạc đường.
Tuy nhiên còn tùy vào xuất phát điểm của từng người mà cung đường đến chùa sẽ khác nhau nên cách tốt nhất là bạn nên tham khảo Google Map có ước tính thời gian cũng như là chọn tuyến đường di chuyển thuận lợi nhất cho mình.
3. Thời gian mở cửa chùa Phật học Xá Lợi
Chùa Xá Lợi bắt đầu mở cửa đón tiếp du khách đến tham quan từ thứ 2 đến chủ nhật vào khung giờ nhất định như sau:
- Buổi sáng: 6h00 – 11h30
- Buổi chiều: 14h00 – 21h00
Đặc biệt vào những dịp đặc biệt như rằm, mùng 1 hay các ngày lễ lớn thì thời gian phục vụ của nhà chùa sẽ có thay đổi nên các bạn cần lưu ý để sắp xếp lịch trình của mình.
4. Lịch sử chùa Xá Lợi Phật Ngọc
Ngày 05/08/1956, chùa Xá Lợi chính thức khởi công xây dựng trên khu đất rộng 2500m2 và hoàn thiện vào năm 1958. Ngôi chùa được trụ trì chùa đặt trên là chùa Xá Lợi để hợp lòng dân do trước đây chùa thờ Xá Lợi Phật Tổ.
Chùa Xá Lợi được nhiều người biết đến qua sự kiện lịch sử tu sĩ Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối lại chính sách đàn áp Phật tử của chế độ Ngô Đình Diệm vào năm 1963. Ngôi chùa được lựa chọn làm hội quán chính thức của Hội Phật học Việt Nam. Chùa Phật học Xá Lợi chỉ trùng tu và cải tạo một lần duy nhất vào năm 2000 nên vẫn giữ được nét đẹp kiến trúc từ thuở sơ khai.
Một số khách sạn nghỉ dưỡng lý tưởng ở quận 3 mà Timnhanh.com.vn đề xuất cho bạn:
- Koi Boutique Hotel
- Sonnet Saigon Hotel
- Central Park Saigon Hotel
5. Kiến trúc chùa Xá Lợi TP. HCM
Chùa Xá Lợi là công trình mang đậm màu sắc Phật pháp được xây dựng theo phong cách kiến trúc hiện đại ở Việt Nam bao gồm: cổng tam quan, giảng đường, tháp chuông, vườn cây trong khuôn viên và một số khu vực khác.
5.1 Chính điện
Nhìn tổng quan chùa Xá Lợi thì khu vực chính điện và tháp chuông 7 tầng là nơi sở hữu nét kiến trúc độc đáo nhất. Không gian chính điện khá rộng rãi và thông thoáng với diện tích hơn 400m2 cùng hệ thống cửa cao dài giúp tận dụng triệt để ánh sáng tự nhiên.
Điểm nhấn độc đáo ở khu chính điện thu hút nhiều du khách thậo phương đến tham quan chính là 15 bộ tranh về lịch sử Đức Phật từ thuở sơ sinh đến khi nhập niết bàn. Ngoài ra chính điện chùa Xá Lợi lưu trữ tháp học có hình dáng của chiếc lá bồ đề chứa đựng ngọc Xá Lợi của Phật Thích Ca bên trong được đặt cạnh tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở phía trên cao.
5.2 Cổng tam quan và tháp chuông 7 tầng
Chùa Xá Lợi có 2 cổng tam quan gồm cống chỉnh nằm ở đường Bà Huyện Thanh Quan và cổng phụ ở đường Sư Thiện Chiếu. Bước vào cổng tam quan để tiến vào khuôn viên chùa du khách sẽ vô cùng choáng ngợp trước tòa tháp chuông 7 tầng cao đến 32m đạt kỷ lục là tháp chuông cao nhất ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay.
Mỗi tầng tháp chuông có cấu trúc bát giác sẽ thờ phụng một vị Phật khác nhau. Ở tầng cao nhất của tháp chuông là cổ lầu chứa đại hồng chung bằng đồng nặng đến 2 tấn với đường kính 1.2m và cao đến 1.6m.
5.3 Pháp khí quý báu ở chùa Xá Lợi
Chùa Xá Lợi vẫn còn lưu giữ và bảo tồn rất nhiều pháp trí giá trị mang đậm dấu ấn lịch sử:
- Bức hoành phi đề bốn chữ Hán tự “Đông thùy pháp vũ” do đích thân Từ Hy thái hậu viết.
- Tháp bạc chứa ngọc Xá lợi được Pháp sư Diễn Bồi mang từ Đài Loan sang tặng chùa.
- Tháp đồng mang phong cách thiết kế độc đáo của Ấn Độ được lãnh sự quán Ấn Độ ở Việt Nam tặng.
- Pho kinh khắc họa bằng chữ Pali trên lá buôn cổ xưa hơn 1000 năm tuổi ghi chép lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn khi Ngài chuyển bánh xe pháp luân.
6. Lịch thuyết pháp chùa Xá Lợi và hoạt động tu tập
Không chỉ là nơi thờ phụng, chùa Xá Lợi còn là nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa cho các Phật tử cũng như là người dân ở TP.HCM.
Lịch thuyết pháp và hoạt động tu tập tại chùa Xá Lợi hằng năm diễn ra theo khung giờ sau:
- Lịch thuyết pháp: Vào sáng chủ nhật hàng tuần nhà chùa sẽ tổ chức những buổi thuyết giảng Phật pháp.
- Lớp giáo lý: Vào chủ nhật hàng tuần tại chùa cũng mở lớp giáo lý dành riêng cho các Phật tử tại gia.
- Lớp thư pháp: Vào thứ 2, thứ 3 và chủ nhật hàng tuần sẽ có lớp dạy thư pháp do nhà thư pháp Chính Trung giảng dạy.
- Thư viện chùa Xá Lợi: Chùa Xá Lợi có thư viện mở cửa phục vụ xuyên suốt các ngày trong tuần với hơn 3000 đầu sách về Phật pháp. Đặc biệt khi đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng 2 bộ Đại tạng kinh bằng chữ Hán vô cùng giá trị cùng một số bức tranh thư pháp, thư họa, sách Phật giáo, sách văn học, triết học, văn hóa phẩm Phật giáo,…
7. Các ngày lễ Phật giáo thường niên ở chùa Xá Lợi
Ngoài một số ngày lễ quan trọng hằng năm như: Lễ Phật Đản, Vu Lan Báo Hiếu, Rằm tháng Giêng, Tết Nguyên Đán thì ở chùa Xá Lợi còn có 2 ngày lễ lớn khác đó là lễ giỗ kỵ Hội trưởng Chánh Trí Mai Thọ Truyền vào ngày 15/3 âm lịch và ngày Đàn Dược Sư vào tháng Giêng Âm lịch. Ngoài ra chùa cũng tổ chức lễ hằng thuận cho những cặp đôi Phật tử.
8. Lưu ý khi tham quan chùa Xá Lợi
- Du khách đến tham quan và lễ Phật chỉ nên thắp một nén nhang để tránh ảnh hưởng đến sự thông thoáng của chùa.
- Ăn mặc lịch sự nghiêm túc không mặc những trang phục hở hang làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của chùa.
- Không tự ý sờ, cầm nắm hiện vật hay chụp ảnh khi chưa được sự cho phép của nhà chùa.
- Du khách tự bảo quản vật dụng cá nhân khi tham quan chùa.
Vậy là chúng ta đã khám phá đôi nét về kiến trúc độc đáo cùng những pháp khí quý báu mang giá trị lịch sử vẫn còn lưu giữ tại chùa Xá Lợi đến thời điểm hiện tại. Bên cạnh ngôi chùa này vẫn còn rất nhiều địa điểm du lịch độc đáo khác đang chờ đợi bạn khám phá. Nếu trong thời gian sắp tới bạn đang có kế hoạch khám phá các ngôi chùa lớn nhất TPHCM thì hãy tải ngay ứng dụng Timnhanh.com.vn để sở hữu cho mình một căn phòng xinh xắn để nghỉ ngơi chỉ với vài thao tác vô cùng đơn giản.