da-nang-chua-co-tam-thai-2

Ngũ Hành Sơn là khu di tích lịch sử nổi tiếng của Đà Nẵng. Nơi đây nổi tiếng với những ngọn núi đá vôi tuyệt đẹp. Và những ngôi chùa cổ linh thiêng từ ngàn xưa. Một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất trên đỉnh Ngũ Hành Sơn là chùa Tam Thai. Sau đây, Halo xin gửi tới bạn một số thông tin về ngôi chùa Tam Thai. Đồng thời, một số địa danh nổi tiếng khác trong quần thể núi Ngũ Hành Sơn.

1. Chùa Tam Thai Đà Nẵng

1.1 Đôi nét về Chùa Tam Thai

Ở phía Tây ngọn Thủy Sơn, có 156 bậc cấp lát đá dẫn đến chùa Tam Thai, thường được gọi là chùa Trong. Từ chùa Tam Thai, có đường đi xuyên núi, ngang qua hang Vân Nguyệt đến chùa Linh Ứng và các hang động khác. Trong chuyến tuần du của Vua Minh Mạng năm 1825, vua đã đi thăm khắp danh thắng. Ngài đã đặt tên cho các hòn núi, các hang động và cho khắc chữ lên vách đá. Năm 1826, Vua lại cho đúc chuông, tượng ban cho các chùa. Em gái nhà vua đã đến tu hành tại đây. Đến đời Thành Thái, Vua đã giá ngự đến các chùa Tam Thai, Linh Ứng cầu nguyện cho quốc thái dân an.

da-nang-chua-co-tam-thai-2

@trottingaround_theglobe

1.2 Kiến trúc chùa Tam Thai

Chùa Tam Thai được  xây dựng với kiến trúc 3 tầng uy nghiêm, tráng lệ. Tầng thứ nhất là Thượng Thai nằm về phía Bắc. Tầng thứ hai nằm về phía Nam gọi là Trung Thai. Cuối cùng, tầng thứ ba là Trung Thai nằm về phía Đông. Tổng thể kiến trúc chùa Tam Thai được thiết kế theo chữ Vương trong Hán Tự với nhiều đường nét mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao. Bên ngoài vào là cổng tam quan được làm theo kiểu lầu chuông lợp mái trông rất cổ kính. Phía trước sân chùa là tượng phật Di Lạc bằng sa thạch uy nghiêm.

da-nang-chua-co-tam-thai-1

@anna_koshelenko

Bên trong chùa Tam Thai, có chánh điện thờ phật A Di Đà Như Lai, Quán Thế Âm Bồ Tát và Đức Đại Thế Chí. Trên hai tầng mái chùa được lợp bằng ngói lưu ly. Trên nóc chùa được trang trí tượng hai con rồng dưới nguyệt. Đây được xem là một kiến trúc đặc trưng của kiến trúc đình chùa thời nhà Nguyễn. Để đến được với Tam Thai Tự, du khách phải leo lên 156 bậc tam cấp của ngọn Thủy Sơn. Tương truyền rằng phía Bắc trước sân chùa trước kia là hành cung Đông Thiên Phước là nơi vua ngồi nghỉ mỗi khi viếng cảnh chùa. Ngày nay, chùa vẫn còn lưu giữ tấm kim bài bút tích của vua Minh Mạng ca ngợi phật pháp vô lượng từ bi cứu độ chúng sinh.

1.3 Lịch sử ngôi chùa

Chùa Tam Thai là ngôi chùa cổ được dựng vào thời Hậu Lê. Thiền sư Hưng Liên, pháp danh Quả Hoằng, từ Trung Quốc sang, đã trụ trì chùa vào cuối thế kỷ 17. Thời gian này, năm 1695, Thiền sư Thạch Liêm Thích Đại Sán có ghé viếng chùa. Ông đã cảm tác bài thơ vịnh núi Tam Thai, ca ngợi cảnh động Hoa Nghiêm phía sau chùa. Chùa bị hỏng hoàn toàn vào thời Tây Sơn. Năm 1825, Vua Minh Mạng cho xây dựng chùa mới bằng vật liệu gạch ngói. Ngài ban cho chùa tấm biển ghi Ngự chế Tam Thai Tự Minh Mạng lục niên.  Và một tấm biển đồng hình quả trám, hai mặt có bút tích của nhà vua.

da-nang-chua-co-tam-thai-3

@kc9010_

Năm 1895, Hòa thượng Ấn Lang, pháp hiệu Từ Trí được sắc tứ Tăng cang trụ trì cả hai chùa. Năm 1901, cơn bão Tân Sửu đã tàn phá ngôi chùa. Đến năm 1907, chùa mới xây dựng lại. Chùa được trung tu nhiều lần. Hòa thượng Thích Trí Giác đã cho trùng tu chùa vào năm 1995, mặt xây hướng Nam, mái hai tầng lợp ngói lưu ly, nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt. Điện Phật thờ tượng Di Đà Tam Tôn, gian giữa tôn trí tượng đức Phật A Di Đà, gian hai bên thờ Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Hai bên tiền đường thờ tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện.

  • Địa điểm: Huyền Trân Công Chúa, Hoà Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

2. Một số điểm đến khác trong quần thể Ngũ Hành Sơn

2.1 Chùa Linh Ứng

Địa điểm: Chùa Linh Ứng, Hoàng Sa, Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng

Ngự trên đỉnh núi Bãi Bụt, bán đảo Sơn Trà, chùa dễ dàng được nhìn thấy từ hầu hết các vị trí trong thành phố. Tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cao uy nghiêm tỏa sáng. Đường dẫn lên chùa Linh Ứng Bãi Bụt rất to và rộng, được trải nhựa thoai thoải theo đường núi. Cảnh sắc bên núi bên biển đẹp tuyệt vời.

Từ trung tâm bạn đi xe máy chừng 10 phút là lên tới cửa chùa. Cảnh biển xanh mát dần hiện ra thật rộng lớn. Ngày đi trời xanh trong và nắng, gió mát thổi từ biển vào làm bất cứ ai ở đó cũng đều cảm thấy may mắn và hạnh phúc. May mắn vì được ngắm nhìn rõ nét khung cảnh hùng vĩ ấy. Hạnh phúc vì ở đất Phật tâm hồn thật thanh tịnh, không vướng chút bụi trần.

da-nang-chua-co-tam-thai-4

@s0613_bell1206k

Nổi tiếng với sự linh thiêng “cầu được ước thấy”, chùa Linh Ứng Sơn Trà luôn là một điểm đến không thể bỏ qua của bất kỳ ai khi tới Đà Nẵng. Mọi người tới đây thường cầu công danh, sự nghiệp. Chùa được chia làm 3 khu vực chính. Bước qua cổng chùa là khu chính điện nằm ở trung tâm khoảng sân rộng lớn. Nơi có hàng ngàn cây cảnh được cắt tỉa kỹ càng cùng nhiều pho tượng La Hán. Muốn vào chùa bạn phải tháo giày dép để lại bên ngoài, quần áo chỉnh tề hoặc nhận khăn quấn kín đáo do các sư thầy phát cạnh đó.

da-nang-chua-co-tam-thai-5

@vanessaaalfaro

Bên trái của khu chính điện là tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát nổi tiếng với 17 tầng thờ phía bên trong. Đây là bức tượng Quan Âm cao nhất Việt Nam. Nó tương đương với tòa nhà cao khoảng 30 tầng. Bên dưới đài sen khổng lồ là gian thờ chính. Khi bước vào bạn sẽ cảm thấy rất mát mẻ vì bên trong tất cả đều làm bằng gỗ. Không gian lại rộng vừa đủ nên vẫn tạo cảm giác gần gũi, ấm cúng và yên tĩnh cực kỳ.

  • Tham khảo thêm: 8 Ngôi chùa cầu duyên ở Đà Nẵng

2.2 Động Huyền Không

Đồng Huyền Không nằm trong ngọn núi cao nhất trong dãy Ngũ Hành. Động lộ thiên, có vòm tròn, nền phẳng, có năm lỗ ở trên vòm để thông với bên ngoài. Ánh sáng mặt trời tràn vào khiến cả động trở nên lung linh huyền ảo. Đường vào động có cổng vòm với 3 chữ Huyền Không Quan. Cổng hơi hẹp, bậc khá sâu, có tượng ông Thiện và ông Ác giữa cửa động. Đây là lời nhắc nhở con người từ bỏ tà niệm khi đến nơi cửa Phật linh thiêng.

da-nang-chua-co-tam-thai-6

@premeverywhere

Bạn chỉ cần bước xuống sâu 5m phía sau động Hoa Nghiêm. Bậc thang với hơn 20 cấp, để vào được động Huyền Không. Động được ví như một cái chuông úp khổng lồ, chu vi tầm 25m. Nơi đây không những có giá trị cả về tâm linh mà còn cả khoa học địa chất và khảo cổ. Đến với động vào một ngày đẹp trời, ánh nắng rọi xuống qua vòm động, bạn sẽ thấy được rõ nhất vẻ đẹp sắc đá cẩm thạch trong động. Cuối thế kỷ 19, dựa theo chất liệu đá, người Pháp đã đặt tên danh thắng là “Những ngọn núi đá cẩm thạch”.

da-nang-chua-co-tam-thai-7

@soaipham

Điều đặc biệt giữa động Huyền Không so với những hang động như động Thiên Cung, hang Sửng Sốt (Hạ Long), động Phong Nha, Tiên Sơn, Thiên Đường (Phong Nha – Kẻ Bàng) là động có đủ thoáng mát cũng như ánh sáng mặt trời. Không khí không bị ẩm thấp. Không gian không phải lắp đèn điện những vẫn thấy được sự lung linh kỳ ảo của thạch nhũ. Động Huyền Không như một chiếc điều hòa của thiên nhiên trong những ngày nắng hè oi ả.

  • Địa điểm: Hoà Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

2.3 Động Âm Phủ

Động Âm Phủ là hang động dài và bí ẩn nhất trong dãy Ngũ Hành Sơn. Động Âm Phủ nằm trong lòng nói Thủy Sơn. Vòm động cao, có chỗ cao từ 45m đến 50m. Đây là động tự nhiên nhưng các hình đá thế hang lại ngẫu nhiên ứng hợp với luật nhân quả của nhà Phật. Nó mô phỏng những cảnh giới mà con người sẽ được thọ hưởng hoặc bị quả báo sau khi chết.

da-nang-chua-co-tam-thai-8

@nicolasjehly

Động có hai đường chia làm hai ngả. Một ngả lên trời hay thiên giới. Ngả còn lại xuống âm phủ hay địa ngục. Đường xuống âm phủ âm u và lạnh lẽo. Đường đi thiên giới lại tiến dần đến ánh sáng với những sắc màu tươi sáng. Trung tâm động là tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát. Theo quan niệm Phật giáo, đây là vị bồ tát của chúng sinh dưới địa ngục, cứu độ chúng sinh trong lục đạo luân hồi. Đi tiếp vào bên trong là tượng các vị pháp quan cai quản 9 tầng địa ngục và 12 cửa ngục.

da-nang-chua-co-tam-thai-9

@praepanwa

Trong thuyết âm dương, cuộc sống con người và vạn vật luôn có sự đối lập. Bởi vậy, trong động Âm Phủ còn có cả đường lên trời. Nó giống như sự phân minh giữa Ác và Thiện. Khác với đường xuống địa ngục, lối lên Thiên Đường là những bậc thang được phủ sáng tự nhiên. Khu vực “đỉnh trời” hướng nhìn ra biển. Bên dưới là làng mỹ nghệ Non Nước và khung cảnh rất nên thơ.

  • Địa điểm: Hoà Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng 

Bài viết trên đây là một số thông tin về chùa Tam Thai và một số địa danh nổi tiếng khác trong quần thế du lịch Ngũ Hành Sơn. Halo hy vọng những thông tin này sẽ giúp chuyến đi sắp tới của bạn tới Đà Nẵng thêm phần thú vị!

Bài viết bạn quan tâm:

  • Chùa Nam Sơn
  • Chùa Linh Ẩn

Tổng hợp từ: Halo Travel

Bài viết có hữu ích?