Các địa điểm du lịch tâm linh dường như luôn mang một sức hấp dẫn kì lạ đối với những du khách có niềm đam mê khám phá những nét kiến trúc văn hóa cổ xưa. Đặc biệt những nơi càng lâu đời thì lại càng mang giá trị lịch sử và văn hóa tâm linh vô cùng mạnh mẽ. Tiêu biểu nhất chính là chùa Ông quận 5 với tuổi đời hơn 300 năm sở hữu nét kiến trúc Trung Hoa độc đáo. Các bạn hãy cùng Timnhanh.com.vn tìm hiểu đôi nét về cổ tự lâu đời này qua bài viết dưới đây nhé !
Xem thêm:
- Thảo Đường Thiền Tự
- Chùa Bốn Mặt quận 8
- Chùa Thái quận 9
1. Chùa Ông quận 5 ở đâu ?
Chùa Ông quận 5 còn có tên gọi khác là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán tọa lạc ở 676 Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, Hồ Chí Minh.
Cổ tự này không chỉ đơn thuần là nơi của người Hoa gốc Triều Châu ở Sài Gòn mà còn là một công trình kiến trúc độc đáo lâu đời mang đậm giá trị lịch sử từ nửa cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Vào ngày 07/11/1993, chùa Ông quận 5 được Bộ Văn hóa – Thông tin chính thức công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
2. Di chuyển đến chùa Ông quận 5
Chùa Ông quận 5 nằm ở vị trí vô cùng lý tưởng trong lòng Sài Gòn nên đường đi đến chùa khá dễ tìm không gây khó khăn cho du khách đến tham quan và lễ Phật.
Tuy nhiên để xác định đúng hướng đi còn tùy thuộc vào điểm xuất phát của từng người nên cánh tốt nhất lạ bạn nên tham khảo Google Map để chọn cung đường thuận tiện nhất cho mình.
3. Thời gian mở cửa chùa Ông quận 5
Chùa Ông quận 5 bắt đầu mở cửa đón du khách gần xa đến tham quan và chiêm bái vào 7h sáng đến 18h tối hằng ngày từ thứ 2 đến chủ nhật.
Vào các dịp lễ lớn hay ngày rằm, mùng 1 do lượng khách tham quan và Phật tử đổ về chùa khá động nên thời gian mở cửa đón khách của nhà chùa sẽ có sự thay đổi nên các bạn cần lưu ý để sắp xếp lịch trình của mình sao cho hợp lí.
4. Lịch sử chùa Ông ở quận 5
Chùa Ông là một cổ tự lâu đời của người Hoa hơn 300 năm tuổi. Trước đây ngôi chùa này từng là hội quán của người Hoa gốc Tiều Châu vùng Nghĩa An, Quảng Đông, Trung Quốc nên lúc bấy giờ được gọi là Nghĩa An Hội Quán. Bên cạnh đó thì do trong chùa có thờ phụng Quan Công nên còn được người dân gọi là Miếu Quan Đế.
Vậy tính đến thời điểm hiện tại ngôi chùa có đến 3 tên gọi chính xác là Nghĩa An Hội Quán, Miếu Quan Đế và chùa Ông. Mặc dù đã trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo vào năm 1866, 1901, 1969, 1983 và lần gần nhất vào năm 2010 nhưng ngôi chùa vẫn giữ được nét đẹp cổ kính nguyên thủy đặc trưng cho kiến trúc cổ xưa.
5. Chùa Ông quận 5 thờ phụng ai ?
Chùa Ông quận 5 hiện tại đang thờ phụng 3 vị thần chính là Quan Công (còn gọi là Quan Đế), Thiên Hậu nguyên quân (còn gọi là Thiên Hậu Thánh Mẫu), Tài Bạch tinh quân (còn gọi là Thần Tài).
- Quan Công: Nếu các bạn đã xem qua bộ phim Tam Quốc Chí chắc chắn sẽ biết qua nhân vật tài đức vẹn toàn này. Ông là nhân vật có ơn rất lớn đối với người Hoa nên đã được cộng đồng người Hoa kính trọng và thờ phụng. Đã có rất nhiều câu đối bằng chữ Hán được chạm trổ để ca ngơi ông như: “Thiên cổ nhất nhân” (Xưa nay có một), “Vạn cổ tinh huy” (Sao sáng muôn đời)…
- Thiên Hậu nguyên quân: Tượng Bà Thiên Hậu thờ phụng trong chùa Ông được làm bằng gỗ với chiều cao khoảng 60cm được chạm khắc tinh xảo hình ảnh Bà đang ngồi trên ghế chạm. Theo hầu cận Bà có 2 thị nữ và 2 vị thần Thiên lý nhãn và Thuận phong nhĩ.
- Tài Bạch tinh quân: Tượng thần Tài trong chùa cũng được làm hoàn toàn bằng gỗ với chiều cao khoảng 60m được điêu khắc hình ảnh Ông đang ngồi trên ghế chạm đầu rồng, hai bên có hai chiêu Tài đồng tử theo hầu cận.
Một số khách sạn nghỉ dưỡng lý tưởng ở quận 5 mà Timnhanh.com.vn đề xuất cho bạn:
- Bonita Hùng Vương
- Valentine Hotel
- Hạnh Long Hotel
6. Những điểm nổi bật ở chùa Ông Nguyễn Trãi quận 5
Khi đến tham quan chùa Ông quận 5 bạn không chỉ được chiêm ngưỡng nét kiến trúc Trung Hoa cổ kính mà còn được tận hưởng không gian thanh tịnh yên bình hiếm có ở giữa dòng đời tấp nập. Có thể cũng chính vì lý do này mà cổ tự nay thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và dần trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng ngay tại Sài Gòn.
6.1 Kiến trúc độc đáo đậm phong cách Triều Châu
Chùa Ông có lối kiến trúc khá giống với những ngôi chùa người Hoa khác trong lòng Sài Gòn. Ngôi chùa bao gồm nhiều dãy nhà khép kín vuông gốc với nhau được sắp xếp theo hình chữ “Quốc” hoặc chữ “Khẩu”. Màu sắc chủ đạo của cả ngôi chùa là màu đỏ càng thể hiện rõ hơn phong cách Triều Châu.
Chùa Ông quận 5 dần dầu đã trở thành địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa đang sinh sống trên địa bàn nói riêng và người Sài Gòn nói chung.
6.2 Khám phá điện thờ chùa Ông quận 5
Ngay từ khi bước đến cổng chùa, bạn sẽ cảm nhận được bầu không khí uy nghiêm bề thế với 5 cặp kỳ lân lớn nhỏ làm bằng đá cùng bức hoành phi chạm khắc chữ “Nghĩa An Hội Quán” và chạm nổi cảnh “Lục Quốc phong tướng”. Không gian sân miếu chùa Ông có diện tích rộng khoảng 2.000m2 chiếm hơn phân nửa diện tích của khuôn viên. Nhìn tổng thể kiến trúc ngôi chùa bao gồm một số khu vực như: tiền điện, sân thiên tỉnh, chính điện và văn phòng hội quán dọc ở 2 bên điện thờ.
Chính giữa khu vực tiền điện trưng bày một hương án, phía trên là chiếc lư hương bằng đồng được làm vào năm Đạo Quang Thứ 5 (1825). Nằm phía bên trái tiền điện là bệ thờ Phúc Đức chính thần, theo quan niệm người Hoa thì vị thần này chính là ông Bổn hay còn được gọi là thần Thổ Địa. Còn ở phía bên phải chính là bức tượng Mã Đầu tướng quân (người chăn giữ ngựa cho Quan Công) đứng bên cạnh ngựa Xích Thố (được làm từ gỗ sơn màu đỏ cao khoảng 2m)
Bên trong chính điện được bày trí vô cùng tôn nghiêm với tượng thờ, cột gỗ cao treo các câu đối chữ Hán, hoành phi, bao lam và khám thờ được chặm khắc vô cùng độc đáo. Nằm chính giữa là giang thờ Quan Thánh đế quân (Quan Vũ) được trang trí bằng bao lam “Lưỡng long tranh châu” toát lên sự uy nghiêm. Bức tượng được đúc bằng thạch cao có sơn màu cao khoảng 3m khoác áo gấm xanh ngồi chễm chệ trên ngai vàng. Đứng hầu cận 2 bên ở phía trước bệ thờ là tượng Quan Bình và Châu Xương cao khoảng 2m.
Nằm hai bên cánh tả hữu là gian thờ của tượng Bà Thiên Hậu (còn gọi là Thiên Hậu Thánh Mẫu) và Tài Bạch Tinh Quân (còn gọi là Thần Tài) được làm hoàn toàn bằng gỗ chảm khắc tinh xảo có chiều cao khoảng 60cm. Hầu cận Bà Thiên Hậu là tượng 2 vị thần Thiên lý nhãn và Thuận phong nhĩ. Còn bên phía Thần Tài thì có thì có Chiêu Tài đồng thử hầu cận ở 2 bên. Cả hai gian thờ đều có cách bày trí tương tự nhau gồm khám thờ và bao lam được chạm khắc hình chim phượng hoàng.
Nằm sát 2 bên góc tường là 2 bộ chuông trống được đặt đối xứng nhau do Tân Trường Châu dâng cúng vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Chuông phía bên trái được đúc từ gang ở Phật Trấn (Quảng Đông, Trung Quốc) vào năm Canh Tuất. Chuông phía bên phải được đúc từ hợp kim có chạm nổi với hàng chữ “Gia Định tỉnh, Minh Hương xã, Tân Trường Châu, Nghĩa An Hội Quán”.
6.3 Các hoạt động tại chùa Ông quận 5
Thời điểm du khách từ thập phương đổ về chùa Ông quận 5 tham quan và chiêm bái đông nhất là vào ngày vía Bạch Hổ và Tết Nguyên Tiêu. Ngày vía Bạch Hổ là một trong những phong tục tập quán truyền thống xa xưa của người Hoa với mong muốn cầu may mắn, bình an và xua đuổi tiểu nhân đển quấy phá mình.
Còn vào dịp Tết ở chùa Ông tổ chức rất nhiều hoạt động thú vị như đấu đèn, phát lộc hay ca kịch Phúc Kiến làm cho cả khu Chợ Lớn trở nên náo nhiệt. Rất nhiều du khách sau khi hành hương và dâng lễ đã đến chỗ ngựa Xích Thố với niềm tin rằng chui qua bụng ngựa 3 vòng sau đó rung chuông leng keng sẽ giúp xua tan những điều không may giúp may mắn tài lộc cả năm được hanh thông.
7. Những ngôi chùa người Hoa gần chùa Ông quận 5
Nếu bạn yêu thích vẻ đẹp cổ kính của nét kiến trúc Trung Hoa thì bên cạnh chùa Ông quận 5 thì trong lòng Sài Gòn vẫn còn một số ngôi chùa người Hoa mà bạn có thể đến tham quan như chùa Bà Thiên Hậu, chùa Ông Bổn, chùa Bà Hải Nam.
7.1 Chùa Bà Thiên Hậu
Có thể nói trong các ngôi chùa người Hoa trong lòng Sài Gòn thì miếu Bà Thiên Hậu và chùa Ông là hai cổ tự nổi tiếng nhất ở khu vực quận 5. Chùa Bà được khởi công xây dựng bởi cộng đồng người Hoa gốc Tuệ Thành vào năm 1760.
Nét nổi bật nhất của ngôi chùa này chính là lối kiến trúc hoài cổ mang đậm màu sắc Trung Hoa tạo cảm giác thanh tịnh và yên bình do du khách đến tham quan. Bên cạnh đó cách thức cầu nguyện tại chùa cũng làm nhiều khách tham quan hứng thú, thay vì thắp ngang cầu khấn thì người hành lễ sẽ viết những nguyện vọng của mình và treo lên vòng nhang.
7.2 Chùa Ông Bổn
Chùa Ông Bổn hay còn có tên gọi khác là Miếu Nhị Phủ nằm ở 264 Hải Thượng Lãn Ông, phường 14, quận 5, Hồ Chí Minh.
Ngôi chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ 18 bởi các đồng hương người Hoa thuộc 2 phủ là Tuyền Châu và Chương Châu với tổng diện tích khoảng 2.500m2. Ngôi chùa thờ phụng Ông Bổn Đầu Công (Phúc Đức chính thần) – vị thần cai quản và bảo hộ đất đại, con người cùng với một số vị thần khác.
7.3 Chùa Bà Hải Nam
Chùa Bà Hải Nam hay còn được gọi là Hội Quán Quỳnh Phủ là một cổ tự hơn 200 năm tuổi đượcc xây dựng bởi bà con Hải Nam di cư và sinh sống tại Sài Gòn – Gia Định. Ngôi chùa hiện đang tọa lạc ở 276 Trần Hưng Đạo, phường 11, Quận 5, Hồ Chí Minh.
Vậy là chúng ta đã cùng khám phá qua nét kiến trúc cổ kính đậm màu sắc Trung Hoa và nền lịch sử lâu đời tại chùa Ông quận 5. Bên cạnh cổ tự này thì trong lòng Sài Gòn vẫn còn một số ngôi chùa người Hoa khác đang chờ bạn đến khám phá và trải nghiệm. Nếu trong thời gian sắp tới bạn đang có kế hoạch tham quan các ngôi chùa đẹp nhất Sài Gòn thì hãy tải ngay ứng dụng đặt phòng khách sạn Timnhanh.com.vn để sở hữu ngay cho mình một chỗ dừng chân nghỉ ngơi lý tưởng nhé !