Trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ có những biến chứng, biểu hiện thông thường khá giống với cảm lạnh. Do vậy mà bố mẹ có thể nhầm lẫn giữa cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ. Bố mẹ cần tìm hiểu biểu hiện và chữa trị chăm sóc cho cả mẹ và bé khi bị cảm cúm. Cùng Monkey tìm hiểu chi tiết hơn về những điều khi trẻ bị cảm cúm trong bài viết dưới đây.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lây cúm từ mẹ
Trước khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị lây cúm từ mẹ, bố mẹ cần tìm hiểu về cảm cúm và dấu hiệu của cảm cúm ở trẻ sơ sinh. Vì cảm cúm có những biểu hiện gần giống với cảm lạnh nên có thể bố mẹ sẽ dễ bị nhầm lẫn.
Những triệu chứng thường gặp khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm
Những triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh khi bị cảm cúm khá giống với những triệu chứng của cảm lạnh. Nhưng nhiều trường hợp triệu chứng của cảm cúm nặng hơn so với cảm lạnh. Những biểu hiện sẽ bắt đầu xuất hiện sau 1 – 2 ngày ủ bệnh ở trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ. Dưới đây là các biểu hiện phổ biến khi bé bị cảm cúm:
-
Sốt nhẹ khoảng 38 độ C.
-
Ho khan hoặc ho có đờm.
-
Triệu chứng đau họng và khó chịu ở họng.
-
Chảy nước mũi liên tục. Khi bị cảm cúm nước mũi ở trẻ sơ sinh không màu và khá lỏng, sau đó nước mũi sẽ dần đông cứng lại và xuất hiện màu vàng, xanh ở nước mũi.
-
Tình trạng kiệt sức ở trẻ sơ sinh kéo dài, biểu hiện là trẻ quấy khóc, khóc ré.
-
Xuất hiện tình trạng đau đầu ở trẻ sơ sinh.
-
Cơ thể ớn lạnh, biểu hiện là không muốn bú sữa mẹ hoặc bú ít hơn bình thường.
-
Thỉnh thoảng xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn mửa hoặc có thể kèm theo tiêu chảy.
Những người bị cảm cúm thường xuyên có những biểu hiện đau đầu, đau cơ, nhưng những triệu chứng này rất khó phát hiện ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh không thể nói cho người lớn biết tình trạng sức khoẻ của mình như thế nào.
Những triệu chứng nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ
Các triệu chứng do virus cảm cúm xâm nhập thường nặng hơn cảm lạnh. Nhưng có nhiều trường hợp bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời chữa trị nếu không muốn trẻ ở tình trạng nguy kịch. Dưới đây là những triệu chứng hiếm gặp ở trẻ sơ sinh bị cảm cúm:
-
Sốt cao trên 38.5 độ C ở trẻ sơ sinh và kéo dài liên tục trên 3 ngày hoặc sốt 39 độ C trong một ngày.
-
Ho không cải thiện sau một tuần bị cảm cúm.
-
Thở nhanh, thở gấp hoặc khó thở (có cảm giác như xương sườn bị co vào trong mỗi nhịp thở của trẻ.
-
Màu da của bé tái xanh.
-
Các đầu ngón tay, đầu ngón chân hoặc ở môi trẻ bị tím tái, tái xanh.
-
Không thức dậy hoặc không có phản ứng khi lay trẻ thức.
-
Sốt kèm biểu hiện co giật.
-
Các triệu chứng ban đầu của cảm cúm dần giảm và sau đó bị sốt lại.
-
Sốt kèm phát ban đỏ khắp người hoặc một vài chỗ trên cơ thể trẻ.
-
Các tình trạng khác của bệnh mãn tính và phát triển các triệu chứng trong khi cảm cúm như sốt, ho,…
Những biến chứng có thể có khi trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ
Triệu chứng xuất hiện khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau:
-
Những biến chứng gây viêm đường hô hấp: viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, áp xe phổi, hen phế quản kịch phát,… Những biến chứng này ảnh hưởng trầm trọng và trực tiếp đến phổi.
-
Viêm nhiễm ngoài hô hấp bao gồm: Viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim và nguy cơ tử vong cao đối với những trẻ mắc bệnh lý bẩm sinh. Virus cúm phát triển không chỉ xâm nhập và gây hại tại hệ hô hấp mà lây sang các cơ quan khác gây viêm nhiễm.
-
Nhiễm virus cúm A/H1N1, A/H5N1: gây biến chứng nặng dẫn đến viêm đường hô hấp trên và gây viêm phổi nặng.
-
Hội chứng Reye: Hội chứng này gây sưng tấy trong gan và não. Tỷ lệ xảy ra hội chứng Reye ở trẻ sơ sinh bị cảm cúm là rất ít gặp. Nhưng tỷ lệ tử vong của hội chứng này rất cao. Thông thường hội chứng này ít gặp ở trẻ sơ sinh và phổ biến ở trẻ 2 – 16 tuổi, xuất hiện một vài ngày sau khi bị cúm. Biểu hiện của hội chứng là triệu chứng cảm cúm giảm dần, sau đó trẻ đột nhiên buồn nôn không ngừng. Tiếp đó 1 đến 2 ngày cơ thể trẻ mệt mỏi tột độ và chuyển sang mê sảng, co giật và đi dần vào hôn mê, gây nguy cơ tử vong cao.
Vì vậy bố mẹ cần nhận biết các biểu hiện cảm cúm ở trẻ sơ sinh sớm nhất để có những biện pháp chăm sóc chữa trị kịp thời. Những biểu hiện của cảm cúm đối với người lớn có thể nhẹ. Nhưng đối với trẻ sơ sinh, những triệu chứng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khoẻ của trẻ sau này và thậm chí là có nguy cơ gây tử vong cao.
Hướng dẫn cách chăm sóc mẹ và trẻ sơ sinh bị cảm cúm
Khi mẹ bị cảm cúm, trẻ sơ sinh có nguy cơ rất cao sẽ bị lây cảm cúm từ mẹ. Mặc dù mẹ đã sử dụng các biện pháp bảo vệ trẻ khỏi sự lây nhiễm virus cúm từ mẹ sang trẻ. Vì vậy, để phòng ngừa trường hợp cả mẹ và bé đều nhiễm cảm cúm, phụ huynh cần trang bị những phương pháp chăm sóc mẹ và trẻ sơ sinh khi bị cảm cúm như sau:
Vệ sinh sạch sẽ
Thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn khu vực nhà ở, bề mặt, đồ vật mà mẹ hay tiếp xúc để tránh phát tán virus cúm ra không khí, bám trên bề mặt. Đặc biệt, vệ sinh sạch sẽ phòng ở của mẹ và bé cho thoáng mát, điều này sẽ giúp cho quá trình chữa trị cảm cúm của mẹ và bé nhanh khỏi hơn.
Mẹ bị cảm cúm không nên tiếp xúc trực tiếp với trẻ sơ sinh quá nhiều mặc dù trẻ sơ sinh đã bị lây cảm cúm từ mẹ. Tránh trường hợp tình trạng bệnh của mẹ nghiêm trọng hơn và khiến cho bé bị nghiêm trọng hơn.
Trước khi mẹ tiếp xúc với bé như cho bé bú, chăm sóc bé,… mẹ cũng nên vệ sinh sạch sẽ cơ thể để hạn chế việc lây nhiễm chéo ở mẹ và trẻ. Khi cho bé bú, mẹ cũng nên vệ sinh khử khuẩn sạch sẽ nơi trẻ tiếp xúc vào. Tình trạng bệnh cảm cúm của trẻ sẽ nghiêm trọng thêm nếu bé bị lây nhiễm chéo.
Bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
Khi bị cảm cúm, cơ thể sẽ suy nhược do hệ miễn dịch yếu, các biểu hiện của cảm cúm gây ra khiến mất đi nhiều năng lượng trong cơ thể. Do vậy cách tốt nhất để mẹ và bé bị cảm cúm nhanh khỏi là bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.
Bổ sung chất dinh dưỡng cho mẹ bị cảm cúm
Thực phẩm cung cấp đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vai trò của thực phẩm ngày càng quan trọng giúp con người hoạt động và sinh sống, đặc biệt giúp chữa trị cảm cúm hiệu quả. Đối với mẹ có con nhỏ bị cảm cúm nên ăn những món ăn sau:
-
Canh thịt, rau củ hầm: Canh thịt, rau củ hầm giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, làm dịu cơn đau họng và giảm nghẹt mũi hiệu quả.
-
Các loại cháo: Cháo gà, cháo thịt bằm,… giúp người bệnh dễ tiêu hoá hơn, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể như protein và sắt. Ngoài ra, cháo cũng giúp cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể của người mẹ bị cảm cúm.
-
Sử dụng tỏi trị cảm cúm: Theo một nghiên cứu cho rằng, tỏi giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng cảm cúm.
-
Ăn sữa chua: Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn không chỉ giúp mẹ làm dịu các cơn đau họng mà còn tăng cường hệ miễn dịch. Trong sữa chua còn chứa các protein cần thiết cung cấp chất dinh dưỡng khi mẹ bị cảm cúm.
-
Các loại thực phẩm giàu vitamin C: Những loại trái cây chứa vitamin C như cam quýt, bưởi,… giúp tăng cường hệ miễn dịch khi mẹ bị cảm cúm.
-
Các loại rau lá xanh: Những loại rau như cải bó xôi, cải xoăn,… chứa hàm lượng vitamin E và vitamin C cao giúp tăng cường hệ miễn dịch khi bị cảm cúm.
-
Các loại gia vị vay: Các loại gia vị cay như tiêu vào giúp các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở giảm đi nhanh chóng. Những món ăn này giúp mẹ thông mũi và dễ dàng thở hơn. Chỉ áp dụng trong trường hợp mẹ không bị đau họng để tránh tình trạng ảnh hưởng đến cổ họng của mẹ.
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ
Đối với trẻ sơ sinh bị cảm cúm, các triệu chứng sẽ nặng hơn so với người lớn. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý chăm sóc trẻ hơn nữa trong quá trình trẻ bị cảm cúm. Trẻ sơ sinh bị cảm cúm cũng mắc những biểu hiện khiến cơ thể tiêu hao quá nhiều năng lượng. Từ đó cơ thể của trẻ trở nên kiệt sức.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất của trẻ sơ sinh, trong sữa mẹ chứa những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Không chỉ chứa năng lượng và nguồn dinh dưỡng, sữa mẹ còn cung cấp hệ miễn dịch cho trẻ chống lại các virus, vi khuẩn gây hại ví dụ virus cúm.
Bổ sung đầy đủ sữa mẹ mỗi ngày sẽ giúp cơ thể ở trẻ sơ sinh cung cấp đủ lượng nước, tránh tình trạng thiếu nước do các biểu hiện do cảm cúm gây ra. Nếu trẻ có biểu hiện bú kém, không muốn bú thì mẹ có thể cho bé bú nhiều lần trong ngày nhằm cung cấp đủ dưỡng chất cho bé.
Sữa mẹ có lây cảm cúm cho bé không?
Bệnh cảm cúm có thể gặp ở mọi đối tượng, do vậy mà những người mẹ cho con bú cũng có thể nhiễm bệnh cảm cúm. Theo các nghiên cứu thì chưa có một chứng minh nào chứng minh được trong sữa mẹ chứa virus cúm. Vì vậy, sữa mẹ không lây cảm cúm cho trẻ sơ sinh. Mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ bú đầy đủ nếu mẹ đang bị cảm cúm.
Mặc dù vậy, bệnh cảm cúm thông thường lây qua đường hô hấp nên nguy cơ lây cảm cúm từ mẹ sang bé rất cao. Nếu trong quá trình mẹ bị cảm cúm mà chăm sóc trẻ sơ sinh không chú ý việc phòng ngừa, việc lây cảm cúm từ mẹ sang trẻ rất dễ dàng.
Do vậy, các mẹ tuy bị cảm cúm nhưng vẫn ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ. Vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất giúp trẻ phát triển toàn diện. Mẹ có thể cho trẻ bú trực tiếp hoặc vắt sữa ra cho trẻ bú bình để có thể giảm nguy cơ gây bệnh cho con.
Đặc biệt chú ý, mẹ cũng nên lưu ý đến việc sử dụng thuốc chữa cảm cúm. Nên xem thử trong thành phần của thuốc có chất nào tiết qua sữa gây ảnh hưởng xấu đến trẻ hay không. Tốt nhất nên đến khám bác sĩ để được kê thuốc phù hợp.
Đọc thêm: Cách chữa trẻ bị cảm cúm nhanh khỏi tại nhà đúng cách, hiệu quả
Những lưu ý khác khi chăm sóc mẹ và trẻ sơ sinh bị cảm cúm
Lưu ý khi chăm sóc mẹ và trẻ sơ sinh bị cảm cúm, vì trẻ sơ sinh và mẹ bị cảm cúm khá nguy hiểm vì gây ảnh hưởng sức khoẻ sau này của trẻ. Để hạn chế việc chăm sóc mẹ và trẻ sơ sinh bị cảm cúm không đúng cách, người lớn cần lưu ý những điều dưới đây:
Những lưu ý khi chăm sóc mẹ cho con bú bị cảm cúm
Để chăm sóc mẹ bị cảm cúm hiệu quả và nhanh khỏi, mọi người nên lưu ý những việc dưới đây:
-
Nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bị cảm cúm, thường xuyên nhỏ thuốc sát khuẩn, thường xuyên rửa tay sau và trước khi tiếp xúc với bệnh nhân.
-
Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng hằng ngày bằng việc thực hiện các bữa ăn đủ các chất protein, vitamin C,… giúp cơ thể tạo hệ miễn dịch cao nhằm nhanh khỏi hơn.
-
Nên cho mẹ bị cảm cúm uống trà gừng ấm và 1 ít tỏi băm nhuyễn pha nước để làm dịu các triệu chứng.
-
Những đồ dùng hằng ngày của người bệnh cảm cúm nên luộc sôi, sử dụng riêng.
-
Nếu xuất hiện các dấu hiệu khác thường hoặc triệu chứng cảm cúm ở mẹ chưa khỏi thì hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được điều trị kịp thời.
-
Mẹ cần thăm khám khi bị cảm cúm để được kê thuốc phù hợp và tránh những thành phần thuốc đi vào sữa mẹ và gây hại cho trẻ.
-
Thực hiện các biện pháp cách ly, hạn chế tiếp xúc với trẻ sơ sinh nếu mẹ bị cảm cúm.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ
Hệ miễn dịch và hệ hô hấp của trẻ sơ sinh rất yếu do vậy trẻ cần được chăm sóc và chữa trị đặc biệt khi bị cảm cúm. Dưới đây là những lưu ý mà phụ huynh cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ:
-
Thực hiện các biện pháp khử khuẩn giữa mẹ và bé khi bị cảm cúm.
-
Mẹ cho trẻ bú thường xuyên nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, hệ miễn dịch chống lại virus cúm.
-
Không được tuỳ tiện sử dụng thuốc cho trẻ uống khi bị cảm cúm nếu chưa có chỉ định hay tham khảo ý kiến của bác sĩ.
-
Không được áp dụng tuỳ tiện những bài thuốc trị cúm dân gian vì có nhiều bài thuốc sử dụng không đúng cách sẽ khiến cho trẻ bị ngộ độc, tình trạng bệnh nặng hơn.
-
Tuyệt đối không sử dụng mật ong chữa trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh từ 12 tuổi trở xuống do có thể gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ.
-
Thường xuyên đo nhiệt độ và theo dõi cơ thể trẻ. Nếu có những biểu hiện bất thường về sốt liên tục thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
-
Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng lạ nào cần đưa đến y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời, hạn chế nguy cơ biến chứng gây ra.
Phòng ngừa nguy cơ bị lây cảm cúm ở trẻ sơ sinh
Chúng ta không thể ngăn ngừa hoàn toàn virus cúm khỏi mẹ và bé sơ sinh. Nhưng mọi người có thể góp phần phòng ngừa hạn chế nguy cơ lây cảm cúm ở trẻ sơ sinh ở mức đối đa. Dưới đây là những biện pháp hạn chế lây bệnh cảm cúm từ mẹ sang trẻ sơ sinh:
Hạn chế tiếp xúc khi mẹ bị bệnh cảm cúm
Trường hợp mẹ bị cảm cúm, mẹ cần có những biện pháp phòng tránh hiệu quả. Khi mẹ bị cảm cúm cần lưu ý những điều như sau:
-
Khi mẹ bị cảm cúm, mẹ có thể hạn chế tối thiểu tiếp xúc với trẻ. Hoặc mẹ có thể đưa cho người lớn chăm trẻ trong quá trình mẹ bị cảm cúm.
-
Nếu mẹ bị cảm cúm nhẹ thì vẫn có thể duy trì cho trẻ bú bình thường nhưng mẹ cần đảm bảo những biện pháp phòng tránh lây nhiễm. Trước khi cho bé bú, mẹ nên đặt một chiếc chăn trên người mẹ, thực hiện rửa tay, đeo khẩu trang cẩn thận, lau sạch đầu vú bằng nước ấm để loại bỏ virus.
-
Mẹ chỉ nên cho trẻ bú bình thường, những việc chăm sóc khác cho trẻ nên nhờ người khác trong gia đình. Điều này giúp hạn chế tối đa việc virus lây truyền sang cho bé.
-
Trong trường hợp mẹ có những biểu hiện của cảm cúm nặng thì nên cách ly với bé một thời gian, đeo khẩu trang liên tục. Khoảng thời gian này mẹ nên tạm ngưng việc cho trẻ bú, mẹ có thể vắt sữa và nhờ người lớn trong gia đình cho trẻ bú. Chú ý vắt sữa cũng nên đeo khẩu trang, vệ sinh sạch sẽ tránh virus cúm bắn vào sữa.
-
Thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn để tránh lây cho người nhà và tránh thải virus cúm ra ngoài môi trường.
-
Sau khi mẹ khỏi bệnh, mẹ nên hạn chế tiếp xúc với trẻ khoảng 5 ngày rồi mới cho bé bú như bình thường.
Tiêm phòng vaccine cho mẹ và bé sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên
Theo các chuyên gia y tế, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cần được chủ động đưa đi tiêm phòng vaccine cúm để phòng ngừa những rủi ro do cúm gây ra. Đồng thời, trẻ cũng được bảo vệ trước khả năng “miễn dịch chéo” từ vaccine cúm khỏi những loại virus cúm khác nhau.
Phụ nữ mang thai nên được tiêm ngừa đầy đủ trước và trong thai kỳ. Điều này không chỉ giúp bảo vệ an toàn cho mẹ mà con bảo vệ an toàn cho bé sơ sinh trước virus cúm. Mẹ tiêm vaccine cúm còn giúp duy trì cho trẻ sơ sinh hệ miễn dịch an toàn tuyệt đối sau khi sinh và trong thời gian bé chưa được tiêm vaccine.
Không chỉ mẹ mà những người trong gia đình cũng cần duy trì tiêm chủng vaccine cúm và nhắc lại hằng năm. Điều này giúp bảo vệ chính bản thân mỗi thành viên trong gia đình và bảo vệ tuyệt đối an toàn cho trẻ sơ sinh.
Cách phòng cúm cho trẻ sơ sinh khác
-
Những người thường xuyên tiếp xúc và chăm sóc cho trẻ sơ sinh cần giữ khoảng cách với người mắc cảm cúm. Cần lưu ý phòng tránh tuyệt đối lây nhiễm chéo tại các cơ sở y tế. Người nhà, trẻ em khi tiếp xúc với người bệnh cần đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn với người bệnh.
-
Người bệnh nên che miệng và mũi khi hắt ho, thường xuyên vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng.
-
Thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng tránh cúm khi đến mùa, vệ sinh không khí tại nơi ở, bề mặt, đồ vật mà trẻ thường xuyên tiếp xúc.
-
Tự theo dõi sức khoẻ hằng ngày của trẻ, nếu có những triệu chứng sốt, ho,… cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và đưa ra các hướng điều trị kịp thời.
-
Trẻ sơ sinh và mẹ đang cho con bú nên tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh cảm cúm hoặc nghi ngờ mắc virus cúm.
Trên đây là những thông tin chi tiết về trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ mà Monkey chia sẻ đến phụ huynh. Hy vọng, bài viết trên đã giải đáp thắc mắc khi mẹ bị cúm có cho trẻ bú sữa được không và những biện pháp chăm sóc mẹ và bé khi bị cảm cúm. Đừng quên đăng ký và theo dõi Monkey tại trang chủ để cập nhật những kiến thức mới lạ về Nuôi dạy con phát triển toàn diện nhất.
Nguồn: Tổng hợp Internet