Trẻ bị bỏng độ 3 là khi gặp phải sự cố ngoài ý muốn với mức tổn thương vô cùng nặng nề. Do vậy chúng ta không thể nào chủ quan khi trẻ vui chơi trong sự nguy hiểm của môi trường xung quanh. Các bậc phụ huynh cần những kiến thức cơ bản để bảo vệ trẻ an toàn. Cùng Monkey tìm hiểu kỹ hơn về mức độ bỏng này ở trẻ nguy hiểm như thế nào?
Mức độ nguy hiểm của bỏng độ 3 ở trẻ
Bỏng là một trong những chấn thương gây hại cho da nhất. Khi xảy ra hiện tượng bỏng, tất cả các tế bào hoặc các mô trong da sẽ bị phá hủy bởi các vật gây nhiệt. Những vật như chất lỏng nóng, chất rắn nóng, lửa, bức xạ, điện, ma sát,…
Tùy vào mỗi tác nhân và diện tích tiếp xúc với tác nhân gây bỏng thì mức độ bỏng sẽ được chẩn đoán khác nhau. Hiện nay, các chuyên gia y tế chia ra làm 4 mức độ bỏng khác nhau. Tùy vào các mức độ bỏng khác nhau mà có độ bỏng khác nhau.
Bỏng cấp độ 3 nặng hơn cấp độ 2 và 1 nhưng nhẹ hơn cấp độ 4. Mặc dù như thế, bỏng độ 3 đối với trẻ con thì rất nguy hiểm có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy người lớn không được chủ quan về vấn đề này.
Mức độ nguy hiểm khi trẻ bị bỏng độ 3
Mức độ nguy hiểm khi trẻ bị bỏng độ 3 là rất cao vì vết bỏng tổn thương đến toàn bộ lớp hạ bì của da. Những tổn thương của vết bỏng lan vào bên trong và sâu xuống các lớp dưới da. Thậm chí vết bỏng còn ảnh hưởng đến cả hệ thần kinh và mạch máu lưu thông dưới lớp da của trẻ.
Thông thường đối với người lớn tình trạng bỏng trên cơ thể trên 15% được coi là nghiêm trọng. Thì đối với trẻ em tình trạng bỏng nghiêm trọng xảy ra khi trẻ có tình trạng bỏng trên 8%.
Diện tích bỏng tại bỏng độ 3 rất quan trọng khi phán đoán tình trạng của bệnh nhân. Nếu diện tích bỏng càng cao thì tỷ lệ tử vong càng cao. Do đó cần kịp thời đưa đến chữa trị nếu không tỷ lệ sống sót sẽ thấp dần.
Phân loại tình trạng bỏng độ 3
Trẻ bị bỏng độ 3 còn được gọi là bỏng trung bì. Có nghĩa là vết bỏng đã tổn thương sâu xuống lớp trung bì. Tình trạng bỏng cấp độ 3 còn được chia làm 2 loại theo chiều sâu của vết bỏng:
Bỏng độ 3 nông:
-
Vết thương do bỏng đã hoại tử toàn bộ lớp biểu bì của da. Sau đó, vết bỏng lan xuống đến lớp trung bì và hủy hoại phần lớn lớp trung bì. Các thành phần như ống, gốc lông và các tuyến mồ hôi còn nguyên vẹn.
-
Nền da đỏ ửng lên khi nhìn từ bên ngoài, lớp da sưng phù nề lên và xuất hiện các nốt phỏng chứa dịch hồng và rất dày. Nếu nốt phỏng bị vỡ thì đáy nốt sẽ xuất hiện màu tím sẫm hoặc trắng, xám.
-
Nếu không được xử lý kịp thời thì vết thương khiến trẻ ngày càng đau đớn. Và khi xử lý sơ cứu vết bỏng của trẻ nhưng vẫn tạo cảm giác đau đớn cho trẻ.
-
Phần biểu mô hóa từ các phần phụ còn sống sót của da sẽ tự liền da non lại trong 15 – 30 ngày. Nền da non sẽ bị nhạt màu hơn nền da không bị bỏng.
Bỏng độ 3 sâu:
-
Mức độ bỏng 3 này đã tổn thương đến lớp dưới trung bì, hủy hoại toàn bộ lớp trung bì của da. Chỉ còn lại phần sâu của các gốc lông và tuyến mồ hôi tại lớp trung bì này.
-
Da mỏng và có màu vàng, hoại tử toàn bộ phần da, cảm giác đau ít hơn. Không nhìn thấy hình mạch máu bên dưới da và da căng bóng không răn rúm lại.
-
Phần hoại tử các loại da sẽ rụng vào ngày thứ 12 nếu được chữa trị tốt và kịp thời kể từ thời điểm bị bỏng. Nền tổ chức hạt xen lẫn những biểu mô nền trắng hồng gần như bị hỏng, chỉ còn lại tuyến mồ hôi dưới gốc vẫn còn hoạt động được
-
Nếu trẻ được cấp cứu kịp thời, phần tổn thương bỏng này sẽ tự khỏi khoảng 30 – 45 ngày. Chủ yếu là do sự lan tỏa của những đảo biểu mô kết hợp tái tạo và làm lành với các tế bào biểu mô ở phần mép bị thương lan sang.
Biểu hiện chung của bỏng cấp độ 3
Những biểu hiện chung khi trẻ bị bỏng độ 3 là vùng da bị bỏng sẽ chuyển sang màu trắng hoặc xém nâu sẫm. Đây được cảnh báo là mức độ rất nguy hiểm với trẻ em. Trẻ em chưa được hình thành hoàn thiện và đầy đủ như người lớn. Do đó, lớp da của trẻ vô cùng mỏng manh và không dày như da người lớn.
Nếu các bậc phụ huynh gặp tình trạng bé bị bỏng, cần nhanh chóng phán đoán vết thương. Lập tức đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được chữa trị kịp thời. Nếu không được sơ cứu và chữa trị đúng cách, hiệu quả của việc này là trẻ sẽ mang lại những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến cơ thể phát triển của trẻ sau này.
Cần làm gì khi trẻ bị bỏng độ 3
Nếu như trẻ bị bỏng độ 3 quá nghiêm trọng thì trước hết bố mẹ cần cởi bỏ những đồ đạc dính trên khu vực bị bỏng. Không được nhúng vết bỏng vào nước như các cấp độ bỏng nhẹ hơn. Và cũng tuyệt đối không được dùng bất kỳ loại thuốc nào bôi lên.
Sau đó tiến hành giữ vết bỏng sạch, băng bó nhẹ nhàng vết bỏng bằng gạc vô khuẩn để có thể giảm đau. Cho trẻ uống nhiều nước hoặc nước đường, pha chút muối ăn hoặc dung dịch Oresol để chống cho trẻ sốc phỏng.
Sau đó lập tức gọi cấp cứu và đưa trẻ đi cấp cứu để đến bệnh viện. Trong quá trình di chuyển cần phải theo dõi trẻ để trẻ không gặp phải vấn đề gì. Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bị bỏng của trẻ và đưa ra những chữa trị kịp thời cho trẻ. Lưu ý là tránh di chuyển trẻ trong khi trẻ còn bị sốc bỏng.
Lưu ý: Nếu trẻ bị bỏng độ 3 trong trường hợp là bỏng do điện hoặc hóa chất thì hãy ngay lập tức sơ cứu tại chỗ. Bố mẹ đặt trẻ ngay trên nền đất và hô hấp nhân tạo cho trẻ.
Sau đó ngay lập tức gọi cấp cứu để được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhanh nhất. Những loại bỏng này rất nguy hiểm cho trẻ khi nằm trong độ bỏng 3. Do thế không được sơ cứu tại nhà nếu không vết thương của trẻ sẽ ngày càng nghiêm trọng thêm.
Kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị bỏng độ 3
Trẻ bị bỏng độ 3 cần được điều trị tại bệnh viện cho đến khi nào còn những triệu chứng nhẹ mới được về nhà chăm sóc. Hoặc trẻ sẽ được chăm sóc tại bệnh viện đến khi khỏi hoàn toàn mới được xuất hiện. Vậy bố mẹ nên chăm sóc vết thương cho trẻ như thế nào tại nhà và tại bệnh viện? Hãy cùng Monkey tìm hiểu chi tiết dưới đây:
Chăm sóc vết thương cho trẻ như thế nào?
Chăm sóc vết thương bị bỏng với mục tiêu chính là tránh tạo sẹo và lành vết thương nhanh nhất có thể. Nhiều trường hợp sau khi được chữa trị xong nhưng trường hợp bỏng nặng thì vẫn cần ngăn chặn nhiễm khuẩn và giảm đau cho trẻ để vết thương lành hoàn toàn. Dưới đây là những cách chăm sóc trẻ bị bỏng độ 3 trong khi điều trị tại bệnh viện và chăm sóc tại nhà:
Mời bạn đọc cùng tham khảo: Trẻ bị bỏng bôi mỡ trăn có tốt không? Những khuyến cáo từ bác sĩ cha mẹ cần lưu ý
Sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh khi trẻ bị bỏng độ 3
Sau khi được chữa trị tại bệnh viện, cách xử lý khi trẻ bị bỏng độ 3 nặng, trẻ cần được chăm sóc để ngăn chặn nhiễm khuẩn và giảm đau. Cụ thể, bố mẹ sẽ bôi thuốc kháng sinh để trẻ có thể ngăn nhiễm trùng. Điều kiện để sử dụng được với các loại thuốc mỡ này khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài thuốc kháng sinh giảm đau, trẻ cũng sẽ được sử dụng thuốc mỡ trị sẹo để giảm vết sẹo lồi, sẹo lõm xấu xí. Nhưng bố mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ và đọc các thành phần của thuốc xem thuốc có phù hợp với da của trẻ hay không. Sau đó bố mẹ tìm ra loại thuốc phù hợp để trị sẹo cho trẻ.
Cân bằng bữa ăn trong ngày
Quá trình trao đổi chất ở trẻ khá kém, do vậy nếu trẻ bị bỏng thì những nhu cầu trao đổi chất cụ thể như oxy, vitamin,… khá khó khăn với trẻ. Cơ thể trẻ trong tình trạng này sẽ vô cùng yếu và thiếu chất.
Bố mẹ hãy lên thực đơn mỗi ngày cho trẻ và tránh những món kiêng ăn theo chỉ định của bác sĩ. Thực đơn cần đầy đủ các chất vitamin E, Vitamin C, Đạm, Carbohydrat. Đặc biệt, trong quá trình trẻ bị thương đến dần hồi phục cần lấy nước liên tục cho trẻ uống. Nước sẽ giúp điều hòa cơ thể và lượng máu lưu thông trong cơ thể của trẻ dễ dàng hơn.
Xoa dịu vết đau
Những trẻ dưới 10 tuổi, trẻ ở độ tuổi này khá yếu đuối và hệ thống điều nhiệt độ trong cơ thể chưa hoàn chỉnh. Vì vậy trong quá trình trẻ bị bỏng sẽ dẫn đến những bệnh như sốt, cảm lạnh.
Những căn bệnh kèm theo vừa khiến trẻ mệt mỏi và vừa đau rát vùng bị bỏng. Lúc này trẻ sẽ quấy khóc. Bố mẹ hãy xoa dịu và tránh để trẻ động chạm vào vết bỏng.
Với những trẻ nhận thức được như trẻ độ tuổi cuối cấp 1 và cấp 2, trẻ lo lắng về vấn đề sẹo để lại sau này trên cơ thể. Bố mẹ hãy khuyên nhủ trẻ sử dụng những loại thuốc kháng viêm và chống sẹo để trẻ có thể nhanh lành vết thương nhanh nhất có thể.
Đưa trẻ đến bệnh viện nếu bệnh tình không giảm
Trong trường hợp trẻ bị bỏng độ 3 và đã được chữa trị tại bệnh viện sau đó được chăm sóc tại nhà khi đã khỏi. Nhưng vì một sự cố nào đó mà vết bỏng bị nhiễm trùng và hở ra. Trẻ lúc này cần được đưa đến gặp bác sĩ để tránh những biến chứng không đáng có.
Nên cho trẻ ăn gì và kiêng ăn gì?
Quá trình ăn uống cũng rất quan trọng trong thời gian sau khi trẻ bị bỏng. Con cần kiêng và nên ăn những món ăn khiến trẻ được tránh những vết thương hoại tử và lành da nhanh chóng. Dưới đây là những món ăn nên cho trẻ ăn và kiêng không cho trẻ ăn trong quá trình trẻ bị bỏng độ 3:
Những thực phẩm nên cho trẻ ăn
Bố mẹ cần xây dựng một thực đơn giúp những vết thương do bỏng của trẻ mau lành hơn và khiến da non lên nhanh hơn sau khi trẻ bị bỏng độ 3. Dưới đây là những nhóm đồ ăn cần bổ sung cho trẻ trong thời gian bị bỏng:
-
Nhóm thực phẩm giàu Protein như đậu hà lan, sữa, đậu lăng, đậu phụ, thịt nạc heo,… giúp bổ sung năng lượng trong việc tái tạo lại da và các tế bào trong da.
-
Nhóm thức ăn giàu Omega – 3 như hạt lanh, óc chó, đậu nành giúp giảm viêm hiệu quả của vết thương. Đặc biệt, những thực phẩm còn có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình tái tạo mô da tại trẻ.
-
Nhóm thực phẩm giàu Vitamin C – Vitamin E: Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và nguồn cung cấp lượng collagen tự nhiên. Thúc đẩy quá trình tổng hợp các sợi dưới da và làm da non nhanh lên nhanh. Vitamin E chứa chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch trong khi trẻ bị bỏng độ 3.
-
Nhóm thức phần giàu kẽm: Thực phẩm giàu Kẽm có nhiều trong sò biển, hạt bí đỏ, rau bina, gan,… Kẽm có tác dụng đẩy nhanh quá trình tái tạo da và chống viêm, ngừa sưng viêm vô cùng hiệu quả.
-
Nên cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày, trẻ bổ sung nước trong quá trình bị bỏng độ 3 là vô cùng cần thiết. Nước giúp cơ thể điều hòa lượng mạch máu lưu thông đều đặn giữa các cơ quan trong cơ thể. Giúp cơ thể thực hiện các hoạt động tái tạo các tế bào dưới da nhanh chóng.
Những thực phẩm bố mẹ không nên cho trẻ ăn khi trẻ bị bỏng độ 3
Những thực phẩm dưới đây bố mẹ không nên đưa vào thực đơn ăn uống của trẻ trong khoảng thời gian trẻ bị bỏng. Tuy chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhưng khiến vết thương lâu lành và để lại sẹo. Dưới đây là các nhóm thực phẩm khi trẻ bị bỏng độ 3 cần tránh xa:
-
Trứng: Là món khoái khẩu của rất nhiều bé và chứa lượng lớn protein giàu dinh dưỡng. Nhưng nếu bố mẹ cho trẻ ăn trứng, trứng sẽ khiến vết thương khó lành hơn, gây ra những chỗ sẹo loang lổ và không đều màu.
-
Thịt bò: Thịt bò chứa một hàm lượng protein, vitamin B5 dồi dào. Nhưng nếu trong thời gian vết thương của trẻ chưa lành hẳn mà ăn thịt bò, các thành phần trong thịt bò làm tăng sắc tố melanin và gây sẹo lồi xấu xí.
-
Rau muống: Rau muống giúp tăng sinh và kích thích những sợi collagen quá mức. Vùng da đang bị bỏng đẩy lên nhanh chóng và hình thành những vết sẹo lồi hoặc sẹo lõm vô cùng mất thẩm mỹ.
-
Nhóm thực phẩm chứa Natri: thịt xông khói, xúc xích,… Những món ăn này khi trẻ bị bỏng độ 3 ăn vào sẽ khiến mạch máu cơ thể bị tổn thương. Ngoài ra còn làm chậm quá trình lành sẹo và tự chữa lành của cơ thể.
-
Ngoài ra những thực phẩm khác như đồ ăn nhanh, hải sản, đường,… là những thực phẩm không được cho trẻ ăn trong quá trình điều trị khi bị bỏng.
Phòng ngừa bị bỏng ở trẻ nhỏ
Thay vì để trẻ xảy ra những sự cố ngoài ý muốn và dẫn đến trẻ bị bỏng độ 3, bố mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa bị bỏng ở trẻ nhỏ. Dưới đây là những biện pháp giúp phòng ngừa bị bỏng an toàn cho trẻ:
Cách phòng tránh bị bỏng trong nhà bếp
-
Bố mẹ thực hiện những biện pháp an toàn ngay tại nhà bếp của mình. Che phủ những núm vặn lò nướng và các thiết bị làm nóng ngoài tầm với của trẻ. Nếu mẹ nấu ăn xong thì nên quay cán mồi và xoong ra phía sau để tránh tình trạng bé nắm được cán nồi đang nóng.
-
Không nên vừa bế trẻ vừa nấu bằng lò nước, nấu nước sôi hay nấu ăn.
-
Những thức ăn nóng không được để ở mép bàn vì chúng có thể sơ ý rơi trúng người trẻ và gây ra hiện tượng bỏng ở trẻ.
-
Hãy nếm thử canh hoặc những đồ ăn nóng khác trước khi cho bé dùng. Da của bé rất nhạy cảm nên những dung dịch hoặc đồ ăn trên 60 độ C đã làm lưỡi trẻ bị phỏng.
-
Hãy khuấy tất cả những món ăn hâm trong lò vi sóng và thử chúng để chúng được nóng đồng đều khi dùng.
Cách phòng tránh bị bỏng tại phòng khách, phòng ngủ
-
Thực hiện những biện pháp an toàn và tránh bị bỏng cho trẻ khi tại nhà. Nếu phòng khách, phòng ngủ của gia đình có lò sưởi thì nên xây dựng rào để ngăn cách chúng với trẻ. Sử dụng nút bịt an toàn để bịt toàn bộ những ổ cắm điện trong nhà.
-
Những vật dụng dễ cháy như diêm, bật lửa,… sử dụng tủ khóa để cất lại. Hoặc có thể để những vật dụng này trên giá cao, tránh xa tầm với của trẻ.
-
Những vật dụng điện đã hỏng không nên dùng lại mà hãy bỏ chúng. Những vật dụng này nếu tiếp tục sử dụng không chỉ nguy hiểm về điện mà còn có nguy hiểm từ lửa. Trẻ không biết mà sờ vào thì sẽ dẫn đến nguy cơ bỏng độ 3 rất cao.
-
Nếu gia đình của bạn sử dụng máy sưởi cho mùa đông, gia đình nên chọn những thiết bị sưởi có chế độ tự động tắt. Nên chắn cho nó một lớp an toàn hơn đối với trẻ. Chú ý khi sử dụng máy sưởi là cần để xa những vật dễ cháy như rèm màn,…
-
Máy tạo ẩm sử dụng phù hợp và hiệu quả hơn máy hơi nóng.
Cách ngăn ngừa trẻ bị bỏng độ 3 trong nhà tắm
-
Những vật dụng tạo nhiệt trong nhà tắm như máy uốn tóc, sấy tóc khi sử dụng xong cần cất nơi trên cao. Tốt nhất là tránh xa tầm tay trẻ em, khiến trẻ không có cách nào lấy tới.
-
Trước khi cho trẻ tắm, bạn nên chỉnh nhiệt độ bình nước nóng lạnh khoảng 50 độ C để tránh bỏng ở trẻ. Nếu bố mẹ vẫn không biết chỉnh nhiệt thì có thể mua những thiết bị tự điều chỉnh nhiệt.
-
Để tránh trẻ chạm vào vòi nước khi nước nóng mở. Bố mẹ có thể sử dụng những đồ cách nhiệt để giữ an toàn cho trẻ.
Một vài mẹo khác
-
Lắp đặt những thiết bị phát hiện khói tại mỗi phòng trong nhà. Hãy kiểm tra hàng tháng xem thiết bị có bị hư hỏng gì không.
-
Cho gia đình học những buổi diễn tập phòng cháy chữa cháy ngay tại nhà. Đảm bảo những công tác phòng cháy và sơ cứu khi trẻ bị bỏng độ 3, độ 2 như thế nào.
-
Luôn chuẩn bị vài bình chữa cháy và làm quen với cách sử dụng. Nên đặt bình chữa cháy những nơi có hỏa hoạn cao hoặc nơi chứa thiết bị nguy hiểm.
-
Dạy trẻ những kỹ năng sống về phòng cháy chữa cháy như bò ra lối thoát hiểm, khi cháy không được chạy mà chỉ nên bò và vì sao.
-
Không nên hút thuốc trong nhà.
-
Các hóa chất nguy hiểm cả chất rắn hay chất lỏng đều cần được đặt đúng nơi quy định. Có thể để những hóa chất này vào thùng và khóa lại để tránh trẻ em đùa nghịch. Nên tránh xa những hóa chất khỏi nguồn nhiệt và bắt lửa.
-
Những thiết bị điện không nên cắm vào dây nối dài. Nó sẽ xảy ra hiện tượng xung đột mạch điện và dẫn đến nguy cơ cháy nổ.
Monkey đã chia sẻ những thông tin về trẻ bị bỏng độ 3 thông qua bài viết trên. Hy vọng các bậc phụ huynh sẽ trang bị đầy đủ kiến thức để phòng bỏng cho trẻ, giữ an toàn một cách tối đa đến sức khỏe của trẻ. Đừng quên tham gia Monkey để được cập nhật những kiến thức mới nhất về nuôi dạy và chăm sóc cho con nhé.
Nguồn: Tổng hợp Internet