Trẻ nhỏ có thể gặp các chấn thương từ nhẹ đến nặng do bị ngã. Cha mẹ cũng cần cảnh giác khi trẻ bị ngã đập đầu chảy máu mũi bởi trẻ có thể gặp chấn thương nặng ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ.
Nguyên nhân khiến trẻ bị ngã đập đầu chảy máu mũi
Trẻ bị ngã bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, với trẻ nhỏ chưa biết đi hoặc mới tập đi, đa phần trẻ bị ngã do sự bất cẩn của người lớn và với những trẻ lớn hơn trẻ có thể bị ngã do đùa nghịch. Những nguyên nhân khiến trẻ có thể bị ngã đập đầu chảy máu mũi như:
-
Trẻ sơ sinh tự lật hoặc bò nên ngã từ giường xuống đất
-
Trẻ bị ngã do ngồi trên xe đẩy không vững
-
Trẻ tập đi bị vấp vào thảm hay đồ vật trong nhà
-
Trẻ bị trượt chân ngã do sàn nhà trơn trượt
-
Trẻ bị ngã cầu thang
-
Trẻ vui chơi xô đẩy nhau dẫn đến bị ngã
-
Trẻ chơi tại các khu vực nguy hiểm như leo trèo trên cây, trèo tường, cầu thang, cột điện,…
-
Trẻ bị ngã trong khi chơi thể thao như đá bóng, đá cầu, kéo co,…
Trẻ bị ngã đập đầu chảy máu mũi có nguy hiểm không?
Mũi là bộ phận nhạy cảm, có chứa nhiều mạch máu vì vậy khi bị tác động lực mạnh vào mũi rất dễ khiến trẻ bị chảy máu. Rất nhiều cha mẹ lo lắng khi thấy con bị chảy máu mũi và đặt câu hỏi “Liệu trẻ bị ngã đập đầu chảy máu mũi có nguy hiểm hay không”?
Thông thường với một số trường hợp trẻ bị ngã đập đầu và đập cả phần mũi xuống đất hay vào các vật cản khiến bị chảy máu mũi thì không quá nguy hiểm. Tuy nhiên cha mẹ cũng cần lưu ý bởi nếu trẻ bị chảy máu mũi nhiều do va đập mạnh ở phần đầu thì đây là một trong những biểu hiện của việc trẻ bị chấn thương sọ não.
Não bộ là một khối mềm được bảo vệ bởi lớp dịch não và phần vỏ não phía ngoài. Vỏ não và dịch não tủy có tác dụng làm giảm các chấn động khi bị tác động từ phía ngoài, hạn chế rung chấn và giảm chấn động. Khi bị va đập với lực vừa phải não lớp màng não và dịch tủy không thể ngăn cản hoàn toàn các rung chấn vì thế gây nên hiện tượng chấn động não. Nguy hiểm hơn khi bị va đập đầu quá mạnh, sàn sọ trước bị vỡ khiến dịch não tủy cùng máu chảy ra từ mũi. Đây là chấn thương nghiêm trọng cần được xử lý ngay lập tức nếu không sẽ để lại các di chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ bị ngã đập đầu chảy máu mũi
Rất nhiều cha mẹ không biết cách phải làm gì và lúng túng khi gặp tình trạng bé bị ngã đập đầu chảy máu mũi. Khi bé bị ngã chảy máu mũi cha mẹ cần phải làm gì? Làm cách nào để cầm máu cho trẻ và đảm bảo bé được an toàn.
Trước hết khi thấy bé bị ngã chảy máu cha mẹ cần thật sự bình tĩnh, không nên quá hoảng hốt khiến trẻ sợ hoặc công tác sơ cứu cũng gặp khó khăn hơn. Hãy kiểm tra xem ngoài chảy máu mũi bé có còn bị chấn thương nào không sau đó tiến hành các bước cầm máu cho trẻ.
Cầm máu
Với các trường hợp bé bị chảy máu từ mũi do bị va đập mạnh khiến thành mũi bị áp lực gây chảy máu, cha mẹ cần tiến hành cầm máu cho con bằng cách sau:
-
Cho trẻ ngồi xuống đầu cúi về phía trước: ở tư thế này sẽ giúp cho áp lực máu trong tĩnh mạch vùng mũi được giảm bớt, từ đó ngăn máu chảy lên. Hơn nữa việc ngồi cúi người về trước sẽ ngăn ngừa việc máu chảy ngược xuống họng gây nôn cho trẻ.
-
Bóp cách mũi của trẻ ngăn máu chảy: Sử dụng hai ngón tay trỏ và ngón cái bóp vào cánh mũi của trẻ hoặc hướng dẫn tự bóp giữ trong vòng 10- 15 phút. Hướng dẫn con thở bằng miệng để giúp máu ngừng chảy. Nếu qua thời gian trên máu vẫn không ngừng chảy thì tiến hành lặp lại nhiều lần. Trong trường hợp máu chảy quá nhiều và không ngừng cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời.
Nằm nghỉ như thế nào
Khi trẻ đã cầm được máu cha mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi để nhanh chóng hồi phục. Cho bé nghỉ ngơi trên giường, kê gối cho trẻ nằm sao cho phần đầu cao hơn phần ngực của trẻ. Hạn chế cho bé vận động mạnh hay ngoáy mũi, cúi gập người trong vài giờ đầu sau khi bị chảy máu.
Thường xuyên quan sát các biểu hiện của trẻ, nếu trẻ có biểu hiện gì bất thường cần đưa trẻ đi cấp cứu để bảo vệ trẻ an toàn.
Đưa trẻ đến bệnh viện
Trường hợp bé bị va đập mạnh đầu vào phía trước và quanh hốc mắt có các dấu hiệu như thâm quanh hốc mắt như đeo kính râm, mũi chảy máu lẫn với chất dịch màu hồng nhạt chứng tỏ việc trẻ đã bị vỡ sàn sọ trước. Tình trạng này cực nguy hiểm bởi bé đã bị tổn thương đến dây thần kinh sọ não số I và số II. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để các bác sĩ chữa trị kịp thời.
Với tình trạng máu chảy nhiều ra khỏi mũi, các bác sĩ có thể tiến hành xử lý ngoại khoa khẩn cấp bằng cách thắt động mạch cảnh ngoài một hoặc hai bên. Trong trường hợp dịch não tủy chảy ra ngoài mũi và tai nhiều và kéo dài, trẻ sẽ được chỉ định mổ khẩn cấp để bịt lỗ rò ở sàn sọ, ngăn nguy cơ trẻ bị tử vong do viêm màng não mủ.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách xử lý khi bé bị ngã chảy máu đầu
- Trẻ bị ngã đập đầu vào cạnh bàn có nguy hiểm không?
Các dấu hiệu khác cho thấy trẻ có nguy cơ bị chấn thương sọ não
Cha mẹ cần lưu ý các triệu chứng dưới đây bởi trẻ có thể bị chấn thương sọ não cực nguy hiểm, có thể gây ra các di chứng về sau và hơn thế còn gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ:
Trẻ bị bất tỉnh sau ngã
Nhiều trường hợp trẻ bị bất tỉnh sau ngã, có thể bé chỉ bị bất tỉnh trong vài giây ngắn tuy nhiên đây là một trong những dấu hiệu của tụ máu não. Va đập quá mạnh khiến các mạch máu não bị vỡ gây chảy máu trong và tụ lại bên trong não khiến bé bị bất tỉnh tạm thời.
Rối loạn tri giác
Sau khi trẻ bị ngã đập đầu chảy máu mũi đã được cầm máu thì trẻ vẫn có thể bình thường trở lại nhưng sau đó trẻ lại có một số biểu hiện bất thường như hay bị kích động, khó dỗ, lơ mơ hay không thể tập trung chú ý vào người khác, không có phản ứng khi giao tiếp và không nhận ra những người thân quen trong gia đình…thì chứng tỏ bé đã bị chấn thương sọ não.
Nôn nhiều lần
Thông thường sau khi bị ngã trẻ có thể bị nôn từ 1- 2 lần do khóc nhiều, hay do não bị chấn động. Tuy nhiên, với trường hợp trẻ bị nôn nhiều lần cha mẹ cần cực kì lưu ý bởi trẻ có thể bị chấn thương hộp sọ. Cho bé súc miệng và uống một ít nước rồi cho bé nghỉ ngơi để tránh trường hợp bé bị nôn thêm. Hạn chế cho bé dùng thức ăn đặc bởi trong một số trường hợp bé cần được chỉ định mổ.
Bé bị mất thăng bằng
Một triệu chứng khác của việc trẻ đang bị chấn thương sọ não đó chính là việc bé bị mất thăng bằng. Bé hay bị chóng mặt và bị ngã thường xuyên, đi đứng loạng choạng và va vào các đồ vật trong nhà cần được đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức. Đối với trẻ chưa biết đi, cha mẹ có thể quan sát các biểu hiện của trẻ khi bé ngồi, bò hoặc dùng tay không, nếu bé quấy khóc nhiều không dỗ được cũng cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
Gặp vấn đề ở mắt
Cha mẹ có thể quan sát thấy các biểu hiện lạ ở mắt trẻ như mắt lác, đồng tử hai bên mắt không đều, bé nhìn một vật thành hai và hay bị vấp ngã do không nhìn rõ các đồ vật khi di chuyển.
Trẻ ngủ nhiều
Nếu trẻ ngủ nhiều hơn so với bình thường cha mẹ cũng nên theo dõi lại trẻ để xem trẻ có thật sự ổn hay không. Có rất nhiều trẻ bị chấn thương sọ não ngủ li bì mà nhiều cha mẹ lại không biết, đặc biệt là vào buổi tối. Nếu không được phát hiện kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Trên đây là toàn bộ các thông tin giải đáp cho câu hỏi “trẻ bị ngã đập đầu chảy máu mũi có nguy hiểm không?”. Hy vọng với những thông tin vừa rồi, các bậc cha mẹ sẽ trang bị cho mình thêm được nhiều kiến thức và kĩ năng hơn trong quá trình nuôi dạy con.
Nguồn: Tổng hợp Internet