Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị cảm cúm bố mẹ không được lơ là trong quá trình chăm sóc cho trẻ sơ sinh. Các bác sĩ khuyến cáo không được sử dụng thuốc khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm. Vậy khi trẻ 1 tháng tuổi bị cúm cần chăm sóc và chữa trị cho bé như thế nào? Hãy cùng Monkey tìm hiểu những cách chữa trị và chăm sóc cho trẻ 1 tháng tuổi bị cảm cúm trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây cảm cúm ở bé sơ sinh 1 tháng tuổi bị cảm cúm
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị cảm cúm. Những nguyên nhân có thể do phụ huynh, bố mẹ chủ quan trong quá trình chăm sóc trẻ. Cũng có thể do trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị lây bệnh cảm cúm qua những nguyên nhân khách quan khác.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị cảm cúm
Cảm cúm là một loại bệnh được gây ra bởi 3 loại virus gây cảm cúm khác nhau là chủng virus A, B và C. Thông thường virus cảm cúm thường xảy ra theo mùa ở con người. Đến thời điểm hiện tại, con người vẫn chưa tìm ra loại thuốc đặc trị. Do vậy mà mỗi năm một người có thể mắc bệnh cảm nhiều lần.
Dưới đây là những nguyên nhân gây cảm cúm ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi:
-
Trẻ sơ sinh tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc người bị bệnh chạm vào trẻ.
-
Những virus gây bệnh có ở trong không khí hoặc trên các đồ vật của trẻ sơ sinh trong một thời gian đủ gây bệnh cảm cúm cho trẻ.
-
Thời tiết thay đổi thất thường, môi trường không khí xuất hiện các khói thuốc, khói bụi cũng là nguyên nhân gây ra cảm cúm.
-
Cơ thể trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi còn yếu, nếu bố mẹ bồng bé ra ngoài nhiều sẽ khiến cho trẻ dễ bị cảm lạnh.
-
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi uống sữa công thức dễ có nguy cơ bị cảm cúm cao hơn so với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. Vì trong sữa mẹ chứa những dưỡng chất mà sữa công thức không có thể kể đến như enzym, kháng thể, tế bào bạch cầu,… Mặc dù vậy trẻ cũng cần bảo vệ hoàn toàn để tránh nguy cơ cảm cúm.
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hoàn thiện và phát triển, do đó mà bố mẹ với phụ huynh chăm sóc trẻ sơ sinh kỹ lưỡng và an toàn.
Những biểu hiện khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị cảm cúm
Trẻ sơ sinh rất dễ bị cảm cúm nếu bố mẹ không chăm sóc trẻ kỹ lưỡng. Những biểu hiện dưới đây giúp bố mẹ dễ dàng nhận biết được khi nào trẻ sơ sinh bị cảm lạnh:
-
Trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi hoặc thường xuyên bị chảy nước mũi.
-
Nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao đột ngột lên trên 37,5 độ C.
-
Hắt xì liên tục kèm theo nước mũi chảy xuống.
-
Ban đêm, thời tiết hạ xuống có thể khiến trẻ ho liên tục và quấy khóc do khó chịu.
-
Trẻ chảy dịch mũi, ban đầu chất dịch khá lỏng sau đó đặc dần lại và chuyển sang màu vàng xanh. Điều này sẽ khiến cho mũi của trẻ bị ngạt, không thở ra bình thường bằng đường mũi được.
-
Trẻ không chịu bú sữa mẹ và quấy khóc do đói.
-
Bé không ngủ ngon giấc vào ban đêm vì thời gian này virus hoạt động tấn công mạnh mẽ hơn ban ngày khiến trẻ dễ quấy khóc.
Những biến chứng xuất hiện ở trẻ nhỏ bị cảm cúm
Mặc dù cảm cúm là một loại bệnh thông thường ở trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và do sức đề kháng quá yếu, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những biến chứng có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi và gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ:
-
Bệnh cúm có thể gây biến chứng nhiễm trùng xoang và tai: là biến chứng vừa phải do cảm cúm gây ra.
-
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là biến chứng nghiêm trọng do nhiễm virus thông thường hoặc đồng nhiễm virus cúm và vi khuẩn gây bệnh.
-
Các biến chứng nghiêm trọng như viêm tim, viêm não, viêm mô cơ có do cảm cúm gây ra.
-
Nhiễm virus cúm đường hô hấp cũng có thể kích hoạt những phản ứng cực đoan trong cơ thể. Trong quá trình này, cơ thể có thể bị nhiễm trùng huyết ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng ở trẻ.
-
Cảm cúm kèm theo những loại bệnh mãn tính ví dụ như hen suyễn cũng có thể khiến cơ thể tồi tệ hơn. Trẻ có thể gặp những tình trạng và triệu chứng cảm cúm khó chịu và mệt mỏi hơn do bị bệnh mãn tính kèm theo.
Để tránh các biến chứng nặng nề khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị cảm cúm, bố mẹ cần quan sát trẻ liên tục và chăm sóc trẻ đúng cách. Nếu trường hợp chăm sóc những bệnh tình của bé vẫn chuyển biến phức tạp, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị cảm cúm cần làm gì?
Có nhiều thắc mắc từ bố mẹ và phụ huynh có con 1 tháng tuổi cần chăm sóc như thế nào khi trẻ bị cảm cúm? Có nên cho trẻ uống thuốc trị cảm hay không? Dưới đây Monkey sẽ chia sẻ những điều cần làm khi chăm sóc bé sơ sinh bị cảm cúm:
Làm sạch mũi cho trẻ
Đối với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, lúc này bé vừa chào đời được 1 tháng, vẫn chưa hoàn toàn thích nghi được môi trường bên ngoài. Vì vậy mũi của trẻ nhỏ và rất dễ bị tổn thương. Khi trẻ bị cảm cúm sẽ có những triệu chứng như ngạt mũi do dịch nhầy tích tụ lại trong mũi.
Bố mẹ hãy làm sạch mũi cho trẻ bằng cách dùng bơm hoặc dụng cụ hút dịch nhầy y tế an toàn để chữa trị. Lưu ý là trước khi sử dụng những dụng cụ này bố mẹ cần vệ sinh và khử trùng sạch sẽ rồi mới hút dịch nhầy ra cho trẻ. Tránh trường hợp các dụng cụ chứa vi khuẩn sẽ khiến mũi của trẻ bị nhiễm trùng thêm. Từ đó, bệnh cảm ở trẻ 1 tháng tuổi có thể xuất hiện biến chứng ở mũi.
Cách dùng bơm cao su hoặc dụng cụ hút dịch nhầy y tế:
-
Bước 1: Rửa sạch và khử khuẩn dụng cụ hút dịch nhầy.
-
Bước 2: Chuẩn bị 1 thau nhỏ, khăn tay nhỏ và dụng cụ hút dịch nhầy y tế hoặc bơm cao su đã khử khuẩn.
-
Bước 3: Nâng trẻ lên cao đầu và sử dụng bóp bơm cao su, dụng cụ hút dịch nhầy để đưa không khí ra. Sau đó từ từ đưa ống vào mũi trẻ khoảng 0,5 cm đầu ống. Cuối cùng là từ từ thả tay để hút dịch lỏng ra ngoài. Lưu ý, bố mẹ nên nhẹ tay để tránh tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
-
Bước 4: Sử dụng khăn ấm để lau nhẹ nhàng mũi cho bé sạch hoàn toàn chất nhầy bị bám bên ngoài.
Duy trì độ ẩm không khí
Việc duy trì độ ẩm không khí phù hợp giúp cải thiện giấc ngủ và giảm tình trạng bị tắc mũi do dịch đờm ở trẻ. Khi không khí bị khô sẽ khiến cho các chất dịch nhầy trong mũi của trẻ bị khô và đông cứng lại, khiến việc thở của bé trở nên khó khăn hơn. Điều này sẽ khiến bé khó chịu và mất ngủ, quấy khóc.
Thông thường vào những ngày lạnh và khô sẽ khiến bệnh ở trẻ thêm trầm trọng. Bố mẹ có thể sử dụng máy làm ẩm không khí để duy trì độ ẩm thích hợp trong phòng. Nếu đồ đạc trong phòng xuất hiện hiện tượng hơi nước ngưng tụ trên bề mặt thì độ ẩm trong phòng lúc này hơi cao. Người lớn cần tắt máy phun sương và mở cửa sổ cho lưu thông không
Lưu ý: Không nên để độ ẩm không khí bên trong phòng của bé quá cao, như vậy sẽ khiến cho các nấm mốc có nguy cơ gây bệnh được sinh sôi nảy nở dễ dàng hơn.
Dưỡng ẩm cho trẻ
Trẻ bị cảm cúm thường bị mất nước vì thế da thường khô và có thể bị nứt nẻ. Người lớn có thể sử dụng thuốc mỡ để dưỡng ẩm cho trẻ để ngăn ngừa da đỏ, nứt nẻ và đau nhức. Nếu phụ huynh muốn sử dụng kem dưỡng ẩm đặc trị để bôi cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thì bố mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Tránh trường hợp các loại kem dưỡng ẩm làm hại đến làn da của trẻ.
Bổ sung nước cho trẻ
Khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị cảm cúm, những triệu chứng kèm theo có thể khiến cơ thể trẻ bị mất nước khá nhiều. Do đó, nếu không cung cấp nước kịp thời cho trẻ thì có thể khiến trẻ mệt và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Dấu hiệu dễ nhận biết khi cơ thể trẻ bị mất nước là lượng nước tiểu mỗi khi trẻ đi ra và màu sắc của chúng. Thông thường khi cơ thể trẻ bị thiếu nước thì lượng nước tiểu sẽ ít hơn và màu đục hơn. Lúc này bố mẹ có thể bổ sung ngay nước cho trẻ. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thì bố mẹ có thể cho trẻ uống sữa mẹ là chủ yếu.
Lưu ý: Nếu mẹ ít sữa thì mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước hoặc sữa công thức để được bổ sung nước kịp thời.
Có nên sử dụng dầu nóng làm ấm cho trẻ
Dầu nóng có chứa rất nhiều bạc hà và các thảo dược khác. Tác dụng của dầu nóng trong y học là giảm ho, cảm lạnh,… Nhưng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có sử dụng được dầu gió hay không?
Trong dầu gió thông thường chứa eucalyptol và camphor. Những chất này rất độc đối với trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh. Do vậy, nếu người lớn không cẩn thận cho trẻ hấp thu nhiều qua phần trầy xước hoặc trẻ nuốt phải sẽ khiến trẻ bị ngưng hệ hô hấp. Nặng hơn là khiến trẻ ngừng thở.
Bác sĩ khuyến cáo không nên dùng dầu nóng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi vì có những chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan hô hấp và thậm chí khiến trẻ ngừng thở nếu sử dụng dầu gió.
Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ
Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm không chỉ khiến cho cơ thể bé bị mất nước mà còn khiến cơ thể của trẻ mệt mỏi. Những triệu chứng như ho, ngạt mũi, phát ban,… khiến cơ thể của bé sơ sinh bị mệt mỏi nghiêm trọng.
Trẻ 1 tháng tuổi, trẻ cần được ngủ nhiều và cần ngủ đủ thông thường là 14 – 15 tiếng mỗi ngày. Nhưng quá trình trẻ bị cảm lạnh, cơ thể xuất hiện những triệu chứng và khiến bé khó ngủ. Lúc này giấc ngủ của trẻ không đủ nên cơ thể mệt mỏi rất nhiều.
Điều bố mẹ cần làm là thực hiện chữa trị ban đầu cho trẻ thoải mái hơn như sử dụng ống bơm dịch nhầy để hút hết dịch nhầy cho trẻ. Sử dụng nước ấm hoặc sữa mẹ để giảm thiểu cơn ho cho trẻ. Sau đó cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ thì mới tạo hệ miễn dịch giúp bé nhanh khỏi hơn.
Đọc thêm: Trẻ bị cảm cúm nên làm gì? Lời khuyên từ các chuyên gia
Dùng mật ong chữa cảm cúm được không?
Mật ong chứa các vitamin và dưỡng chất chủ yếu tốt cho cơ thể. Cơ thể trẻ 1 tháng tuổi lúc này chưa hoàn thiện về đường ruột, hệ tiêu hoá và men tiêu hoá. Vì vậy nếu cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ăn mật ong sẽ khiến trẻ bị ngộ độc.
Trong mật ong có các bào tử vi khuẩn C. botulinum khi vào đường ruột chưa phát triển sẽ tạo ra độc tố, từ đó gây ngộ độc botulinum ở trẻ. Độc tố này gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ thần kinh và gây tê liệt các cơ hô hấp.
Khi trẻ bị cảm cúm, cơ thể trẻ lúc này khá yếu, nếu cho trẻ ăn mật ong sẽ khiến trẻ bị ngộ độc càng nặng và gây ra những triệu chứng kèm theo. Do vậy, dù khi cảm cũng không được cho trẻ sơ sinh sử dụng mật ong để trị bệnh cảm.
Lưu ý: Bố mẹ có thể đợi trẻ được hơn 12 tháng mới được cho sử dụng mật ong. Lúc này hệ tiêu hoá của trẻ tuy chưa được hoàn toàn hoàn thiện nhưng vẫn tạo ra những enzym gây ức chế bào tử botulinum và khiến chúng không có khả năng gây độc. Tuy vậy, bố mẹ cũng cần cẩn thận trong quá trình cho trẻ ăn mật ong.
Cho trẻ đi viện nếu bị nặng
Nên đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi xuất hiện những triệu chứng dưới đây. Nên đưa trẻ gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời:
Trẻ từ cảm cúm đến sốt cao kéo dài
Nếu bé sơ sinh 1 tháng tuổi bị cảm cúm và sau đó chuyển sang sốt cao 38 độ C hơn 2 ngày thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Lúc này các virus gây cúm đang phát triển và khiến cơ trẻ thân nhiệt trẻ thay đổi liên tục.
Nếu bố mẹ, người lớn chủ quan và để trẻ xảy ra tình trạng trong một thời gian dài. Trẻ có thể bị ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và gây ra những biến chứng sau này. Sốt cao kéo dài ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi được coi là nghiêm trọng vì lúc này cơ thể trẻ còn rất yếu ớt, kháng thể bổ sung không đủ để có thể chống chọi lại với bệnh tật.
Trẻ luôn à xát tai và quấy khóc liên tục
Thông thường khi mẹ cho bé bú và bé ngủ đủ giờ ngoan ngoãn. Nhưng khi bé bị cảm cúm sẽ có những biểu hiện bất thường như liên tục kéo tai, khóc quấy không chịu bú, ngủ không yên giấc,… đây là những biểu hiện cơn cảm lạnh hành hạ trẻ kéo dài.
Lúc này bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị. Bé khó chịu không muốn bú nhưng mẹ phải cố gắng làm sao cho trẻ bú để được cung cấp đầy đủ nước và chất dinh dưỡng trong giai đoạn này. Nếu không trẻ sẽ dễ bị mất nước và mệt mỏi, giảm khả năng tạo sức đề kháng chống chọi lại virus cảm cúm.
Chất dịch nhầy ở mũi xuất hiện màu vàng xanh
Chất dịch nhầy ở mũi là một chất lỏng trong suốt, công dụng chính là bảo vệ mũi trước các tác nhân gây hại từ môi trường. Khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị cảm cúm, bé sẽ có dấu hiệu là sổ mũi, khò khè và khó thở. Nguyên nhân là do viêm họng, viêm mũi được hình thành từ quá trình cảm cúm ở trẻ. Thậm chí trẻ có thể bị viêm phổi thông qua dịch màu vàng xanh.
Nếu người lớn không chịu xử lý kịp thời có thể ở mũi, chất dịch nhầy đi ra kèm theo là máu. Điều này ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của trẻ. Bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Trẻ sơ sinh bị mắc hen suyễn bẩm sinh hoặc có dấu hiệu hen suyễn
Bệnh cảm cúm là căn bệnh phổ biến ở đường hô hấp và khá lành tính nếu chúng ta biết cách chăm sóc và điều trị. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh bị mắc hen suyễn thì cảm cúm là một căn bệnh đáng lo ngại.
Nếu trẻ sơ sinh bị mắc hen suyễn bẩm sinh mà bị cảm cúm thì đường hô hấp của trẻ bị tấn công nặng nề. Nó có thể khiến cho đường hô hấp của trẻ bị viêm, kích thích cơn hen và làm trầm trọng các triệu chứng của hen suyễn.
Do vậy, nếu trẻ bị hen suyễn bẩm sinh và bị cúm có dấu hiệu của hen suyễn cần được đưa đến các bệnh viện gần nhất để chữa trị kịp thời. Phòng tránh các nguy cơ biến chứng sau này do hen suyễn và cảm cúm gây ra ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi.
Trẻ sơ sinh bị xuất hiện các nốt ban đỏ trên da
Thông thường trẻ bị cảm cúm xuất hiện các nốt ban đỏ trên da thường gặp ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi. Do vậy, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị sốt phát ban sẽ có dấu hiệu nặng hơn các trường hợp khác.
Do cơ thể của bé lúc này rất yếu, không có đủ dưỡng chất và sức đề kháng chống chọi lại với virus gây bệnh. Do vậy khi thấy trẻ sốt cao và xuất hiện các nốt ban đỏ trên cơ thể bố mẹ không được chủ quan chăm sóc tại nhà. Bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được hạ sốt kịp thời.
Những biến chứng mà triệu chứng nổi ban đỏ gây nên có thể là viêm não, viêm phổi, viêm nhiễm trùng ống tai giữa, viêm amidan,… Bố mẹ hãy luôn quan sát các biểu hiện trong quá trình trẻ bị cảm cúm để có thể chữa trị kịp thời.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị cảm cúm
Ngoài những cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh khi bị cảm cúm, bố mẹ cũng cần lưu ý những điều sau:
-
Tuyệt đối không được sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh cảm tại nhà nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Bác sĩ khuyến cáo trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi không nên sử dụng thuốc để trị cảm.
-
Không được sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi.
-
Cấm dùng thuốc Aspirin hoặc thuốc ho cho trẻ sơ sinh.
-
Khi cho trẻ ngủ, bố mẹ kê đầu trẻ lên cao hơn so với bình thường để trẻ có thể dễ thở hơn.
-
Không nên cho trẻ nằm sấp xuống vì sẽ khiến cho đường thở của trẻ bị tắc nghẽn.
-
Không nên áp dụng những phương pháp trị cảm dân gian mà không nghiên cứu kỹ lưỡng trước.
-
Có thể tắm nhanh cho bé trong phòng kín bằng nước ấm.
Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh cúm ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Như đã nói ở đầu bài, có rất nhiều nguyên nhân gây cảm cúm ở trẻ sơ sinh từ nguyên nhân chủ quan đến nguyên nhân khách quan. Mặc dù người lớn khó có thể ngăn chặn hoàn toàn các tác nhân gây cảm cúm nhưng cũng có thể hạn chế tối thiểu để bảo vệ an toàn cho trẻ.
Dưới đây là một vài cách phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh cảm cúm cho trẻ mà bố mẹ nên biết sớm hơn:
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Không chỉ giữ vệ sinh phòng ốc, đồ vật mà trẻ hay sử dụng, bố mẹ cần vệ sinh cơ thể trẻ và nhắc nhở người muốn tiếp xúc với trẻ vệ sinh thân thể. Người lớn cần rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào trẻ để tránh nguy cơ lây nhiễm.
Để đảm bảo không khí sạch sẽ, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, virus qua không khí, bố mẹ có thể sử dụng máy lọc không khí để đảm bảo cho gia đình. Sau khi mẹ thay tã cho trẻ, mẹ nên rửa đồ dùng dành cho mẹ và trẻ sạch sẽ.
Đặc biệt là sau khi làm việc nhà mẹ không nên vội vàng bế trẻ ngay. Mặc dù môi trường sống của gia đình sạch sẽ đến đâu cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây cảm cúm. Bố mẹ chỉ có thể ngăn ngừa virus gây cảm cúm ở mức tối đa cho trẻ.
Đảm bảo nguồn sữa cho trẻ
Nguồn sữa là nguồn cung cấp dưỡng chất chính cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. Ngoài ra, sữa mẹ là một nguồn bảo vệ trẻ, cung cấp các sức đề kháng tốt hơn cho trẻ. Nếu nguồn sữa của bé không được đảm bảo, cơ thể của trẻ sẽ yếu hơn, sức đề kháng của trẻ hình thành không đủ để chống chọi lại với các virus gây bệnh.
Đặc biệt, sữa mẹ còn cung cấp những loại kháng thể chống virus gây bệnh và virus nguy hiểm khác. Do đó, mẹ không nên cắt bỏ hoàn toàn nguồn sữa mẹ để bổ sung cho con bằng những loại sữa công thức khác.
Hạn chế tối đa người ngoài tiếp xúc với trẻ
Virus cúm có thể lây qua đường hô giữa người với người, vì vậy khi bố mẹ có trẻ 1 tháng tuổi cũng nên hạn chế sự tiếp xúc với người ngoài. Có thể họ bị cảm cúm hoặc mầm bệnh mà chúng ta không biết.
Khi người bị cảm cúm bế trẻ sẽ có nguy cơ lây bệnh cảm cúm sang trẻ cao nhất. Vì vậy người lớn biết mình đang bị cảm cúm hoặc có nguy cơ bị cảm cúm thì nên tránh tiếp xúc với trẻ sơ sinh.
Nếu bố mẹ đang mắc bệnh cảm cúm thì cũng cần chú ý hơn trong cách chăm sóc trẻ. Không nên ôm hôn trẻ, tự điều trị cho bản thân hết dứt điểm bệnh cảm cúm rồi mới tiếp xúc trực tiếp với trẻ.
Tham khảo các tư vấn và lời khuyên của bác sĩ
Bố mẹ cũng nên đưa trẻ đến khám định kỳ để kịp thời phát hiện những mầm bệnh của cảm cúm gây ra. Mầm bệnh cúm rất nguy hiểm khi có thể gây ra nhiều biến chứng mà chúng ta không lường trước được.
Bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé tốt nhất để phòng tránh nguy cơ bị cảm cúm. Mẹ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất sẽ cung cấp nguồn sữa đầy đủ cho trẻ với nhiều kháng khuẩn tốt nhất.
Đây là một trong những cách gián tiếp tăng sức đề kháng cho trẻ. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tìm hiểu những thuốc nào trẻ không nên uống khi bị cảm cúm, thuốc nào trẻ 1 tháng tuổi được uống để bổ sung dưỡng chất.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà Monkey cung cấp cho bố mẹ về trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị cảm cúm. Hy vọng, bài viết này đã có thể giúp phụ huynh nhận biết được các dấu hiệu của cảm cúm ở trẻ sơ sinh. Bố mẹ có thể áp dụng những phương pháp để hạn chế kéo dài của bệnh và đưa đến bệnh viện nếu cần. Đừng quên theo dõi trang chủ Monkey để được cập nhật các kiến thức về Nuôi dạy con và chăm sóc cho trẻ phát triển toàn diện hơn.
Nguồn: Tổng hợp Internet