Trẻ bị đuối nước khi bơi lội mà không có sự giám sát của người lớn. (Ảnh: Nguồn Internet)

Vào hè là thời điểm trẻ bị đuối nước tăng cao bởi thời tiết nắng nóng khiến nhiều trẻ tham gia bơi lội hay vui chơi tại các khu vực sông, hồ, biển. Chủ động phòng ngừa nguy cơ bị đuối nước ở trẻ cùng với trang bị kỹ năng sơ cứu khi trẻ gặp tai nạn sông nước vô cùng quan trọng. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết dưới đây để trang bị cho mình các kỹ năng phòng chống đuối nước giúp bảo vệ trẻ nhỏ an toàn hơn.

Một số nguyên nhân gây đuối nước ở trẻ nhỏ

Tình trạng trẻ nhỏ bị đuối nước rất dễ xảy ra do sự bất cẩn của cha mẹ và sự nhận thức kém của trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ không lường trước được những nguy hiểm xung quanh nên rất dễ bị ngạt nước trong một số nguyên nhân sau đây:

  • Trẻ nhỏ rơi vào trong các vật đựng nước trong nhà như xô, chậu, chum, vại
  • Trẻ không biết bơi bị rơi xuống các khu vực như sông hồ, ao, suối
  • Nhiều trẻ biết bơi nhưng vẫn bị đuối nước do bị kiệt sức, chuột rút, động kinh

Trẻ bị đuối nước khi bơi lội mà không có sự giám sát của người lớn. (Ảnh: Nguồn Internet)

Các xử lý trẻ bị đuối nước đúng cách

Đuối nước là một dạng ngạt, nước bị tràn vào phổi hoặc tắc đường thở do thanh quản bị co thắt khi nạn nhân bị chìm trong nước. Hô hấp khó khăn dần khiến nạn nhân có nguy cơ bị ngừng thở, tim cũng đập chậm hơn do phản xạ. Tình trạng ngừng thở kéo dài sẽ khiến oxy trong máu bị thiếu, gây tăng nhịp tim và huyết áp. Dần dần tim sẽ đập chậm lại, rối loạn và ngừng tim dẫn tới tử vong.

Trẻ bị đuối nước nếu được cấp cứu kịp thời sẽ qua cơn nguy kịch, tuy nhiên cũng có thể dẫn tới một số biến chứng nặng nề như suy hô hấp, viêm phổi, tổn thương não bộ do thiếu oxy trong thời gian dài, thậm chí vẫn bị tử vong. Nếu không được sơ cứu đúng cách trẻ bị đuối nước vẫn bị tử vong hoặc ảnh hưởng não bộ nặng nề. Vì vậy, việc sơ cứu trẻ bị đuối nước tại chỗ đúng kỹ thuật vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ nhỏ.

Hướng dẫn các bước sơ cứu trẻ bị đuối nước

Khi phát hiện trẻ bị đuối nước, cần thực hiện các bước cấp cứu như sau để giúp bé tỉnh lại:

  • Bước 1: Tìm kiếm sự giúp đỡ và nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.

  • Bước 2: Đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí, phần đầu thấp hơn để ngăn nước vào phổi

  • Bước 3: Trong trường hợp trẻ bị bất tỉnh, cần kiểm tra ngay lập tức trẻ còn thở không bằng quan sát xem lồng ngực còn chuyển động hay không. Nếu trẻ không còn thở lập tức thực hiện các biện pháp sơ cứu như hô hấp nhân tạo hay ép tim ngoài lồng ngực để giúp trẻ có thể thở lại…

  • Bước 4: Khi nạn nhân đã tỉnh lại cần đặt ở tư thế nằm nghiêng, kê cao vai, nới lỏng quần áo để phòng tránh bị ngạt thở trở lại.

  • Bước 5: Kiểm tra xem trẻ có gặp các chấn thương nào khác như gãy cột sống hoặc các chấn thương về xương khớp nào hay không. Nếu trẻ bị chấn thương cột sống cần nhanh chóng cố định cổ bằng nẹp.

  • Bước 6: Lau khô người, thay quần áo và ủ ấm bé rồi đưa đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý những bước tiếp theo. Trên đường di chuyển, người nhà cần quan sát  hô hấp, tuần hoàn của trẻ. Tốt nhất hãy gọi đến sự trợ giúp của đội cấp cứu 115 để được hỗ trợ.

Thực hiện ép tim thổi ngạt khi trẻ bị đuối nước. (Ảnh: Nguồn Internet)

Một số lưu ý khi sơ cứu trẻ bị đuối nước 

Đa phần trẻ bị đuối nước được cứu bởi những người không được huấn luyện chuyên nghiệp về phòng chống đuối nước nên việc mắc sai lầm không tránh khỏi. Tuy nhiên, cần lưu ý những thông tin dưới đây để có thể đảm bảo an toàn và thực hiện sơ cứu đúng cách tăng cơ hội sống cho trẻ:

  • Không vội vàng nhảy xuống nước: Khi phát hiện trẻ bị đuối nước những người không biết bơi hoặc bơi không giỏi cũng vội vàng nhảy xuống nước để cứu trẻ nhưng đây lại cách làm sai lầm. Trẻ bị đuối nước hay bất kì nạn nhân nào bị đuối nước đều hoảng loạn, có thể vùng vẫy gây nguy hiểm cho người cứu. Rất có thể chính người xuống cứu lại trở thành nạn nhân thứ hai. Trong trường hợp không biết bơi hãy gọi người đến giúp đỡ 

  • Không dốc ngược trẻ: Một trong những quan niệm sai lầm mọi người hay nghĩ đó là phổi của trẻ bị đuối nước bị chứa đầy nước vì thế cần xốc ngược để nước chảy ra. Thực tế trong phổi của trẻ chỉ có rất ít nước nên hành động này là không cần thiết. Nước trong phổi của trẻ sẽ chảy ra ngoài sau khi bé tự thở lại được. Hơn nữa, hành động xốc nước này có thể làm mất thời gian cấp cứu thổi ngạt và tăng nguy cơ bị hít sặc ở trẻ.

  • Tránh tụ tập đông người: Trẻ bị đuối nước sau khi được cứu khỏi mặt nước cần nhiều oxy để thở. Vì thế cần đặt trẻ ở nơi thoáng đãng, nhiều không khí, tránh tụ tập đông người khiến cản trở hiệu quả hô hấp của trẻ.trẻ bị đuối nước khi đã được đưa ra khỏi mặt nước cần được cung cấp nhiều oxy. 

Xem thêm: Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc vitamin A

Phòng chống đuối nước ở trẻ nhỏ

Cho trẻ tham gia các lớp học bơi lội để phòng chống đuối nước. (Ảnh: Nguồn Internet)

Đề phòng tai nạn đuối nước của trẻ bằng cách lưu ý những thông tin sau đây:

  • Cha mẹ nên nhắc trẻ không chơi đùa gần ao hồ, sông suối, kênh rạch một mình để bảo đảm an toàn. 

  • Luôn đậy kín các vật dụng đựng nước trong nhà để tránh trường hợp bé rớt vào

  • Dạy trẻ tuân thủ quy định khi đến hồ bơi, chỉ đi bơi khi có người lớn, nơi có người và các phương tiện cứu hộ, chỉ bơi tại khu vực của trẻ em

  • Khi tắm biển hay sông dù biết bơi cũng chỉ nên tắm ở khu vực gần bờ, không ra quá xa để tránh gặp nguy hiểm

  • Cho trẻ tham gia các lớp học kỹ năng bơi để bảo vệ bản thân

  • Trang bị những kỹ năng chống đuối nước cho trẻ để đề phòng nguy cơ xảy ra

  • Mỗi người cần trang bị cho bản thân kỹ năng sơ cứu đuối nước để xử lý kịp thời và đúng cách khi gặp các tình huống khẩn cấp và hạn chế rủi ro.

Đề phòng trẻ bị đuối nước và học kỹ năng sơ cứu đúng cách để hạn chế những rủi ro cho trẻ. Ngoài trang bị những kỹ năng cần thiết cho bản thân, người lớn cũng nên dạy cho con các kỹ năng cần thiết để con có thể tự đề phòng cho bản thân và giúp đỡ người khác khi cần thiết.

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?