Dạy trẻ kỹ năng sống chế độ ăn uống là một trong những điều phụ huynh nên rèn luyện từ khi còn nhỏ. Bên cạnh việc ăn uống sao cho lành mạnh, khoa học thì thói quen ăn uống lịch sự cũng rất cần thiết. Để làm được điều này, ba mẹ có thể hướng dẫn còn rèn luyện theo những gợi ý sau đây nhé.
Thế nào là một kỹ năng sống về chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ
Với một chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ sẽ đòi hỏi thói quen và tập quán ăn uống một cách tích cực. Đó là không bỏ bữa, ăn đủ bữa, ăn chậm nhai kỹ, hạn chế ăn uống linh tinh, uống đủ nước, đa dạng thực phẩm để bổ sung nhiều chất. Để qua đó giúp trẻ có thể phát triển toàn diện về thể chất, duy trì sức khỏe tốt, phòng chống bệnh tật hiệu quả.
Tại sao cần phải dạy trẻ kỹ năng sống chế độ ăn uống lành mạnh?
Không chỉ với trẻ em, mà người lớn khi duy trì kỹ năng sống với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ mang đến nhiều lợi ích như:
-
Tốt cho sức khỏe: Với một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất cho trẻ để phát triển thể chất. Đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh các bệnh ốm vặt hay các bệnh liên quan như béo phì, tim mạch…
-
Phát triển thể chất toàn diện: Khi trẻ rèn luyện kỹ năng ăn uống lành mạnh từ nhỏ sẽ giúp con phát triển toàn diện về cân nặng, chiều cao… theo đúng lứa tuổi mà không lo béo phì hay suy dinh dưỡng.
-
Phát triển trí tuệ: Khi bé có một chế độ ăn uống lành mạnh cũng tác động lớn tới sự phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ. Bởi vì trong một số thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho não như vitamin, protein, omega – 3… để nâng cao khả năng tư duy, phát triển não bộ và khả năng tập trung tốt hơn.
-
Tạo thói quen tốt cho trẻ từ nhỏ: Việc rèn luyện kỹ năng sống chế độ ăn uống lành mạnh ngay từ nhỏ sẽ dần hình thành thói quen tốt cho con trong tương lai, rất quan trọng tới sức khoẻ thể chất và tinh thần cho bé.
Cách dạy trẻ kỹ năng sống chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
Đối với việc rèn luyện cho trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh, kho học không phải là điều dễ dàng. Dưới đây là một số phương pháp được Monkey tổng hợp để ba mẹ có thể tham khảo thêm và áp dụng cho bé nhà mình nhé.
Tạo thói quen “ăn vặt” lành mạnh cho trẻ
Hầu như trẻ em nào cũng thích ăn vặt như bim bim, khoai tây chiên, bánh kẹo… Tuy nhiên, nếu nạp một lượng lớn đồ ăn vặt này vào cơ thể sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ, vì lượng calo lớn, cũng như nhiều hoá chất, dễ gây tiểu đường…
Vậy nên, ba mẹ có thể thay thế những đồ ăn vặt không tốt này bằng các loại “thân thiện” hơn cho sức khoẻ của con như các loại hạt dinh dưỡng, nho khô, sữa chua, hạt nguyên cám… Hoặc có thể dành thời gian cùng con tự chế biến công thức làm bim bim tại nhà để an toàn hơn.
Dạy con kỹ năng đọc thông tin, thành phần thực phẩm
Việc nắm được thông tin, thành phần thực phẩm sẽ giúp mọi người biết rõ được trong đồ ăn đó được làm từ những gì, có tốt cho sức khoẻ không, lượng calo như thế nào, hạn sử dụng ra sao…
Vậy nên, khi mua bất kỳ món đồ ăn nào như bim bim, đồ ăn vặt hay các loại thực phẩm đóng hộp khác thì ba mẹ nên rèn luyện cho bé thói quen đọc kỹ thông tin trên mỗi bao bì sản phẩm. Nên bảo con chú ý đến thông tin về hạn sử dụng, thành phần để lựa chọn được loại thực phẩm an toàn, lành mạnh và còn hạn dùng nhé.
Tạo thói quen ăn uống đúng thời gian cho trẻ
Với trẻ nhỏ thường có thói quen ăn uống thất thường, đói khi nào ăn khi đấy. Đây là một thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại tạo một nền tảng không tốt cho sự cân bằng cơ thể của trẻ.
Vậy nên, ba mẹ cần phải rèn luyện thói quen ăn uống đúng giờ cho trẻ ngay từ nhỏ. Đặc biệt, trong một ngày, hoạt động ăn uống của trẻ chỉ cần 4 bữa là đủ (bữa sáng – trưa – chiều – tối). Cùng với đó, ba mẹ có thể cho con ăn đúng giờ theo thời gian ăn uống hằng ngày của cả gia đình, để con được ngồi ăn cùng ba mẹ giúp tạo sự gắn kết trong gia đình.
Giúp trẻ nhận biết thực phẩm tốt cho sức khỏe, không tốt nên hạn chế ăn
Thường trẻ em sẽ thích ăn những gì mình thích, không ăn những gì mình không thích. Vậy nên, để giúp trẻ nhận biết được những thực phẩm nào tốt cho sức khỏe nên ăn, cũng như loại nào nên hạn chế không phải điều dễ dàng.
Vậy nên, ba mẹ cần đưa ra những ví dụ thực tế để con dễ hiểu hơn, chẳng hạn như việc con uống sữa nhiều sẽ giúp cao hơn, nhưng nếu con ăn quá nhiều bim bim bánh kẹo thì rất dễ bị béo phì. Hay chia sẻ kiến thức về thực phẩm như con ăn nhiều trái cây sẽ bổ sung nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, giúp con ít bị bệnh hơn, ăn cà rốt sẽ tốt cho mắt…
Khi con được tiếp nạp những kiến thức này lâu dài sẽ hình thành trong bé một thói quen tốt hơn trong chế độ ăn uống của mình.
Tạo thói quen cho bé ăn đa dạng loại thực phẩm, thực đơn
Việc rèn luyện kỹ năng sống chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ thông qua việc đa dạng thực phẩm là vấn đề khá nan giải với nhiều phụ huynh. Để làm được điều này, ba mẹ cần lưu ý mang tới những trải nghiệm cho bé bằng cách chuẩn bị những món ăn đa dạng về màu sắc, cách chế biến, hương vị, cách trang trí để khiến bé cảm thấy thích thú hơn khi nhìn vào món ăn.
Điều này sẽ dần hình thành thói quen thích nghi với thực phẩm mới, không ngại thử những món ăn mà mẹ đã chuẩn bị thay vì “kén cá chọn canh” như trước.
Giúp trẻ hiểu rõ vai trò của thực phẩm thông qua việc đi chợ cùng mẹ
Bé sẽ có sự hứng thú hơn với những bữa ăn lành mạnh nếu như trẻ được đi chợ, tự lựa chọn những thực phẩm để mẹ chế biến món ăn. Thông qua việc cho trẻ cùng đi chợ cũng sẽ khơi dậy sự tò mò của trẻ về các loại thực phẩm, ba mẹ có thể giải thích cho bé hiểu hơn về loại nào tốt bé nên ăn nhiều, loại nào nên hạn chế.
Đồng thời, ba mẹ cũng có thể cho bé tự lên thực đơn món ăn trong ngày, lập danh sách những thực phẩm cần mua khi đi chợ. Chắc chắn con sẽ cảm thấy phấn khích hơn để xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho mình.
Rèn luyện thói quen nên hạn chế đồ ngọt, đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt
Đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt, đồ ngọt được xem là những thực phẩm gây hạn chế đến việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh của bé. Nếu trẻ ăn nhiều thực phẩm này dễ gây ảnh hưởng tới chế độ dinh dưỡng, sức khỏe và thể chất của con.
Vậy nên, ba mẹ cần giải thích rõ lý do vì sao bé nên hạn chế ăn những thực phẩm này. Chẳng hạn như trong những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ ăn nhiều con sẽ dễ bị béo phì, con dễ bị đầy bụng, không tốt cho sức khoẻ nếu con ăn nhiều…
Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế những món ăn này bằng cách làm món ngon tại nhà cho trẻ như làm bánh sandwich, bánh quy, sữa chua… Thường xuyên cho bé ăn bữa phụ để giảm khả năng bé ăn vặt nhiều trẻ sẽ không cảm thấy đói hay thèm đồ ăn thiếu lành mạnh.
Nên ước lượng khẩu phần ăn phù hợp hàng ngày cho bé
Mỗi giai đoạn, mỗi độ tuổi thường bé sẽ có lượng thực phẩm nạp vào cơ thể hàng ngày khác nhau. Ba mẹ nên tránh việc ép bé phải ăn quá nhiều, ăn thêm khi đã no. Thay vào đó có thể khuyến khích con ăn thêm nếu bé cảm thấy ngon và hứng thú.
Đồng thời, với những bé từ 2 tuổi trở lên, có thể ăn 3 bữa chính cùng với ba mẹ, có thể kèm thêm bữa phụ bằng những thực phẩm lành mạnh như hoa quả, sữa nhẹ trong ngày.
Tuyệt đối không lấy phần thưởng để “dụ” bé ăn nhiều
Nhiều ba mẹ có thói quen lấy phần thưởng như được đi chơi, được cho bánh kẹo… để con ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, phần thưởng này thường sẽ gây thói quen xấu cho bé bằng việc trẻ sẽ ăn những thực phẩm không lành mạnh, hay luôn đòi hỏi ba mẹ phải cho quà mới ăn theo thực đơn.
Vậy nên, ba mẹ cần phải tránh tình trạng này. Nếu bé chán ăn, hay thay bằng những thực phẩm lành mạnh hơn, hoặc để bé cảm thấy đói thì chắc chắn con sẽ ăn mà không cần sự ép buộc của ba mẹ.
Giúp bé biết cân bằng lượng thức ăn nạp vào cơ thể
Đối với những bé từ 2 – 6 tuổi thường dạ dày chỉ mới phát triển bằng 1 /3 người lớn, cùng với thời gian tiêu hoá chậm hơn. Vậy nên, ba mẹ cần quan sát bé để biết được con có đang ăn quá nhiều hoặc quá ít không.
Từ đó ba mẹ có thể đưa ra lượng thực ăn nạp vào cơ thể của con sao cho phù hợp, cũng như khuyên bé không nên ăn quá nhiều những thực phẩm mình thích dễ gây đầy bụng, khó tiêu hoá.
Không nên ép trẻ ăn
Ép con ăn chắc hẳn là công việc hàng ngày của nhiều phụ huynh. Tuy nhiên, bạn lại không biết rằng đây là một hành động không tốt, dễ khiến trẻ cảm thấy sợ ăn, có thái độ tiêu cực với việc ăn, thực phẩm. Đồng thời, nếu ép ăn cũng sẽ gây ảnh hưởng tới tinh thần và hệ tiêu hoá của con, dễ tạo ra tình trạng béo phì, ăn lệch cùng nhiều bệnh lý tiềm ẩn.
Vậy nên, với những trường hợp con không muốn ăn, ba mẹ có thể hỏi thăm xem vì sao con chán ăn, hoặc tạm thời dừng bữa ăn này cho trẻ. Hãy để cho con cảm thấy đói bé sẽ tự động ăn thay vì bị ép ăn trong chính bữa ăn của mình.
Rèn luyện kỹ năng sống chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách có trình tự ăn uống
Thay vì ba mẹ phục vụ việc ăn uống của bé từ A – Z, bạn nên rèn luyện cho con những kỹ năng để có một trình tự ăn uống khoa học hơn. Chẳng hạn như:
Trước bữa ăn sẽ thông báo cho bé tuyệt đối không ăn vặt linh tinh, trẻ cần chuẩn bị tinh thần cho bữa ăn cùng gia đình, hỗ trợ ba mẹ dọn đồ ăn ra bàn, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn… Đây được xem là những bước đệm chuẩn bị tâm lý cho con trước giờ ăn, cũng như tạo thói quen tốt sau này trưởng thành.
Đồng thời, trong bữa ăn bé cần ngồi nghiêm túc, tránh việc leo trèo, nhảy nhót, vừa ăn vừa chơi, xem thiết bị điện tử,… Đây đều là những thói quen xấu ảnh hưởng tới việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ, cũng như ảnh hưởng tới bữa ăn hàng ngày.
Một số lưu ý khi dạy trẻ kỹ năng sống chế độ ăn uống an toàn, lành mạnh
Để nâng cao kỹ năng rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
-
Ba mẹ cần làm gương cho con ăn: Trẻ em thường học hỏi, quan sát và tiếp thu mọi hành vi của ba mẹ. Vậy nên, nếu ba mẹ thường xuyên ăn uống linh tinh thì cũng sẽ không thể ép con phải ăn uống lành mạnh.
-
Cần giải thích rõ cho bé vì sao cần ăn uống lành mạnh: Trẻ em thường “thích gì ăn nấy”, chưa hiểu được tầm quan trọng về việc ăn uống lành mạnh. Nên ba mẹ cần lý giải rõ về tầm quan trọng của việc này để còn hiểu và dần thay đổi thói quen hơn.
-
Tạo môi trường ăn uống lành mạnh cho trẻ: Hãy đảm bảo rằng việc ăn uống của bé diễn ra trong môi trường thoải mái, dễ chịu, không có áp lực. Đồng thời, ba mẹ nên hạn chế mua những thực phẩm không lành mạnh trong nhà, dễ khiến bé thích ăn và ăn không kiểm soát.
-
Dạy con những tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm: Với trẻ nhỏ, ba mẹ đừng quên dạy bé những tiêu chuẩn để giúp việc ăn uống lành mạnh, an toàn hơn như không ăn thực phẩm đã hết hạn sử dụng, rửa tay trước khi ăn…
-
Luôn hỗ trợ và chia sẻ cùng bé: Việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ cần nhiều thời gian, nên ba mẹ hãy luôn đồng hành chia sẻ và hỗ trợ cùng con giai đoạn này.
-
Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ của bé: Việc này sẽ giúp ba mẹ biết được con có đang phát triển, tăng trưởng bình thường không? Cũng như phòng tránh tình trạng suy dinh dưỡng, béo phì ở trẻ nhỏ và được tư vấn chế độ ăn uống phù hợp hơn.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về cách rèn luyện kỹ năng sống chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ mà ba mẹ có thể tham khảo. Việc rèn luyện kỹ năng này sẽ giúp bé có một chế độ ăn uống khoa học, tốt cho sự phát triển của trẻ cũng như giúp con trưởng thành hơn trong tương lai ba mẹ nhé.
Nguồn: Tổng hợp Internet