Trẻ em hiếu động nên thường bị bỏng do các vật dụng nóng và do tai nạn trong nhà bếp, ít có trường hợp nào trẻ bị bỏng do axit. Tuy nhiên bỏng axit là trường hợp bỏng nguy hiểm nhất, nếu không có cách sơ cứu kịp thời sẽ để lại vết thương rất nặng, thậm chí tử vong. Monkey mang đến bài viết này, giúp cho các bậc cha mẹ biết cách sơ cấp cứu bé bị bỏng axit nhanh chóng an toàn và đúng cách nhất.
Tình trạng bỏng axit là gì?
Bỏng hóa chất còn được gọi với cái tên khác là bỏng ăn mòn. Tình trạng bỏng này xảy ra khi da hoặc mắt tiếp xúc với các loại hóa chất như bazơ hoặc axit. Bỏng axit rất nguy hiểm, nó có thể gây ra các phản ứng trên da hoặc trong cơ thể của nạn nhân. Chúng làm tổn thương các cơ quan nội tạng nếu không may nuốt vào người.
Axit khi tiếp xúc với da sẽ làm ngưng kết protein của mô và sẽ hút nước của tế bào. Nồng độ axit càng đậm đặc và thời gian tiếp xúc càng lâu thì hiện tượng ngưng kết càng nhanh và mạnh, bỏng càng sâu và sẽ càng nguy hiểm. Bất cứ bộ phận nào của cơ thể tiếp xúc trực tiếp với axit đều gây ra tổn hại.
Nếu dính axit vào phần đầu có thể gây bỏng sâu, ăn mòn và gây tổn thương một phần hộp sọ. Tóc sẽ biến mất và phần da đầu sẽ không bao giờ mọc tóc trở lại được nữa. Đối với tai, mũi khi tiếp xúc với axit có thể gây ra điếc, biến dạng, lỗ mũi có thể đóng kín. Việc này là do lớp sụn ở tai, mũi có thành phần chính là nước và protein nên bị axit hút hết. axit có tính háo nước nên nó sẽ nhanh chóng hút nước và ngưng kết lõi protein nên gây ra tình trạng nguy hiểm trên. Nếu không may bị dính axit vào mắt, miệng, nạn nhân có thể sẽ mất đi đôi môi, mất đi đôi mắt do bị đốt cháy đến biến dạng. Lúc này, việc ăn uống và sinh hoạt của nạn nhân sẽ rất khó khăn và bất tiện.
Không chỉ dừng lại ở đó, nếu vô tình hít phải hơi axit đậm đặc thì sẽ tổn thương đường hô hấp, nồng độ cao có thể gây phù phổi hoặc thậm chí tử vong.
Bỏng axit có 3 cấp độ, cụ thể:
-
Bỏng ở cấp độ 1: Bỏng ở cấp độ 1 hay còn gọi là bỏng bề mặt, bỏng nông. Ở cấp độ bỏng này sẽ gây ra tình trạng tổn thương lớp da trên cùng (lớp biểu bì). Biểu hiện của những vết bỏng ở cấp độ 1 là da bị đỏ, sưng tấy nhưng chưa xuất hiện bóng nước trên da.
-
Bỏng ở cấp độ 2: Bỏng cấp độ 2 hay còn gọi là bỏng dày cục bộ. Ở cấp độ này gây ra tình trạng bỏng da ở lớp thứ 2 (lớp hạ bì). Biểu hiện của cấp độ 2 là da sưng tấy và đỏ, có xuất hiện bóng nước và trẻ có biểu hiện đau đớn nhiều hơn.
-
Bỏng ở cấp độ 3: Còn gọi là bỏng dày toàn bộ. Ở cấp độ này gây ra tình trạng tổn thương da ở lớp thứ 3 (lớp mô dưới da). Đối với cấp độ này, da sẽ chuyển thành những vết thương màu trắng và bọng nước lớn, có thể sẽ xuất hiện thêm những vết màu đen sậm. Bên cạnh đó nó ảnh hưởng đến các dây thần kinh nên trẻ sẽ không cảm thấy đau đớn. Tuy nhiên đây là điều rất nguy hiểm, không phải dấu hiệu đáng mừng.
Các biểu hiện khi trẻ bị bỏng axit
Tuỳ thuộc vào các yếu tố khác nhau mà sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Một số yếu tố đó là:
-
Loại hoá chất mà trẻ hít hoặc nuốt phải là bazơ hay axit, có nguy hiểm hay không, nồng độ axit loãng hay đậm đặc.
-
Thời gian tiếp xúc của axit với da có lâu hay không. Vì càng đẻ lâu thì tình trạng sẽ càng nguy hiểm hơn và vết bỏng có thể lan ra rộng hơn.
-
Vị trí tiếp xúc với hóa chất là ở đâu. Vì đối với những vị trí nhạy cảm và dễ tổn thương thì có thể sẽ rất nguy hiểm và khó có thể hồi phục.
-
Tình trạng da: Vị trí dính hoá chất có vết thương hở hay không, có vết cắt hay không hay còn nguyên vẹn khi tiếp xúc với hóa chất.
-
Hoá chất thuộc dạng nào? Thể rắn, thể lỏng hay thể rắn? Vì tùy vào thể trạng của hoá chất mà chúng sẽ có những tính chất hoá học khác nhau.
Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến khi trẻ bị bỏng hóa chất do axit. Cha mẹ sẽ thấy những biểu hiện sau:
-
Da chết hoặc da bị cháy đen
-
Da bị kích ứng và bị mẩn đỏ, bị bỏng rát tại vùng tiếp xúc với axit
-
Bị đau hoặc bị tê ở vùng ảnh hưởng
-
Tầm nhìn có khả năng bị thay đổi, có thể bị mất thị lực nếu bị dính axit vào mắt
Cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng hóa chất
Bỏng hóa chất đặc biệt là bị bỏng do axit đòi hỏi phải có sự can thiệp của y tế ngay lập tức vì nếu để lâu có thể gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Gây hại cho lớp da bên ngoài và còn làm cho phần thịt bên trong cơ thể tổn thương. Tuy nhiên trước khi có sự can thiệp của đội ngũ y tế, bạn nên biết cách sơ cứu vết thương cho trẻ để tránh tổn thương nặng hơn. Bởi vì có nhiều trường hợp đưa trẻ đến bệnh viện ngay nhưng bố mẹ không tiến hành sơ cứu ban đầu, khi vào đến bệnh viện vết thương đã khá sâu. Nhìn vùng bỏng có vẻ nhỏ nhưng thực chất nó đã ăn sâu vào trong cơ thể của bé.
Trước khi tiến hành sơ cứu trẻ, điều đầu tiên bố mẹ làm đó là nhanh chóng tách trẻ ra khỏi tác nhân gây bỏng. Sau đó cởi bỏ quần áo, trang sức, giày dép khi tiếp xúc với hóa chất. Khi đã hoàn thành các bước này, tiếp tục thực hiện các bước sơ cấp cứu cơ bản sau đây.
Rửa sạch và làm dịu vùng bị bỏng bởi axit
Rửa vết thương của trẻ dưới vòi nước lạnh ít nhất 20 phút cho đến khi đội y tế đến giúp đỡ. Bạn nên chú ý không xịt trực tiếp bằng vòi nước mạnh lên vết thương của trẻ, vì như thế có thể khiến vết thương của trẻ nặng hơn.
Không để nước lan đến các phần khác trên cơ thể trẻ. Trước khi rửa nước, bạn nên cởi bỏ những trang sức kim loại trên người trẻ trừ khi nó dính quá chặt. Sau khi làm dịu vết bỏng axit của trẻ, bạn hãy đọc và làm theo hướng dẫn sơ cứu trên bao bì của hóa chất đó nếu có.
Tuyệt đối không bôi thuốc mỡ, thuốc kháng sinh hay bất cứ loại thuốc nào bạn cho là sẽ trung hòa được vết bỏng để tránh nguy cơ gây thêm phản ứng hoá học có hại cho cơ thể trẻ.
Che khu vực bị bỏng lại để tránh nhiễm trùng
Sau khi đã rửa nước vết thương cho trẻ, bạn hãy dùng một miếng gạc vô trùng và quấn quanh khu vực bị bỏng. Nếu không có gạc, bạn có thể dùng một miếng vải khô và sạch để tránh bụi bẩn làm ảnh hưởng đến vết thương gây ra nhiễm trùng.
Lưu ý rằng tất cả các bước trên chỉ là các bước sơ cấp cứu. Hãy nhanh chóng liên lạc với cấp cứu hoặc nhờ ai đó đưa đến trung tâm y tế gần nhất để có những giải quyết đúng đắn và kịp thời.
Xem thêm: Trẻ bị bỏng bôi mỡ trăn có được không? Nguy hiểm khi dùng mẹo dân gian
Phòng chống bị sốc do bỏng axit ở trẻ
Sau khi bé bị bỏng axit, trẻ sẽ bị sốc về tinh thần và quấy khóc. Những lúc như vậy, bố mẹ hãy ở bên và động viên, an ủi trẻ.
Đối với những trường hợp bỏng nặng, có diện tích bỏng rộng, độ sâu lớn thì có khả năng dẫn đến tình trạng trẻ bị sốc bỏng. Một số biểu hiện của sốc bỏng như sau:
-
Da có 1 hệ thần kinh phong phú nên khi da bị tổn thương, sẽ kích thích nhiều đầu tận cùng của dây thần kinh gây hưng phấn. Sau đó sẽ gây ức chế hệ thần kinh trung ương và rối loạn toàn bộ các cơ quan và gây sốc.
-
Có nguy cơ giảm khối lượng máu lưu thông. Khi bé bị bỏng axit, bé có thể bị giảm đến 40% máu lưu thông trong cơ thể
Để ngăn ngừa sốc bỏng xảy ra, bố mẹ hãy cho trẻ uống thật nhiều nước để bù lại phần nước và chất điện giải đã mất. Bên cạnh đó hãy luôn quan tâm đến trẻ và theo dõi vết thương ở các trung tâm y tế.
Phòng ngừa trẻ bị bỏng hóa chất
Với trẻ bị bỏng do hóa chất, rửa sạch ngay vùng da bị bỏng, rửa liên tục bằng nước sạch càng nhiều càng tốt nếu không các tổ chức ở vùng bị bỏng sẽ càng tổn thương nhiều hơn. Nếu bỏng mắt do hóa chất thì phải rửa mắt ngay bằng cách ngụp mặt vào chậu nước và chớp mắt liên tục để hóa chất trôi ra.
Khi quần áo bị dính hoá chất lập tức tháo bỏ ra ngay. Lưu ý người tháo bỏ quần áo phải đeo găng tay để bảo đảm hoá chất không bị dính lây sang khu vực khác. Không nên cởi quần áo của trẻ khi bị bỏng vì rất có thể sẽ gây lột da. Tốt nhất là nên dùng kéo để cắt bỏ quần áo ra.
Nếu vết bỏng chảy quá nhiều máu, hãy dùng bông gạc để băng vết thương lại sau khi đã rửa sạch dưới vòi nước. Sau đó chuyển trẻ tới trung tâm y tế kịp thời.
Để phòng ngừa những trường hợp bé bị hỏng do hóa chất, hãy tuân thủ những nguyên tắc sau:
-
Giữ tất cả các loại hóa chất ở xa tầm tay trẻ em.
-
Lưu trữ các loại hóa chất đúng cách và an toàn sau khi sử dụng.
-
Ưu tiên sử dụng các loại hóa chất ở môi trường thoáng khí..
-
Giữ hoá chất còn lại trong thùng kẽm và dán nhãn cảnh báo bên ngoài đối với những loại hoá chất nguy hiểm.
-
Không trộn các loại hoá chất với nhau.
-
Chỉ mua những loại hoá chất được đựng trong thùng chứa an toàn.
-
Giữ hoá chất cách xa các loại thực phẩm.
-
Khi sử dụng hoá chất phải mặc đồ bảo hộ để bảo vệ cơ thể.
Bài viết trên đây đã tổng hợp tất cả những thông tin về việc bé bị bỏng axit và các hậu quả nghiêm trọng mà axit gây ra. Qua đó Monkey cũng chia sẻ cách sơ cấp cứu cho bé nhanh chóng an toàn và đúng cách nhất. Hy vọng với những thông tin mà Monkey cung cấp, các bạn có thể biết được những kiến thức bổ ích để chăm sóc bé và cuộc sống gia đình.
Nguồn: Tổng hợp Internet