Việc phát triển nhận thức cho trẻ mầm non là nền tảng ảnh hưởng tới năng lực tư duy, trí thông minh của trẻ. Vậy nên, để giúp trẻ tiếp thu kiến thức, nâng cao khả năng nhận thức của mình tốt hơn, dưới đây là một số phương pháp mà ba mẹ nên áp dụng.
Phát triển nhận thức cho trẻ mầm non là gì?
Tầm quan trọng của phát triển nhận thức cho trẻ em
Khả năng nhận thức của trẻ chính là những gì mà bé có thể suy nghĩ, cảm nhận về mọi thứ xung quanh đời sống của con. Vậy nên, việc phát triển nhận thức cho trẻ sẽ giúp:
-
Khơi gợi niềm yêu thích, trí tò mò và đam mê khám phá mọi thứ của bé ngay từ nhỏ tốt hơn.
-
Hướng dẫn bé biết cách tự giải quyết vấn đề, học hỏi theo nhiều hướng khác nhau.
-
Trẻ biết cách thể hiện suy nghĩ, cảm nhận của mình thông qua những hành động, lời nói, cử chỉ…
-
Trang bị cho trẻ những khái niệm, kiến thức cơ bản về mọi thứ xung quanh.
-
….
Các giai đoạn phát triển nhận thức của trẻ quan trọng
Mỗi bé ở mỗi độ tuổi thường sẽ có khả năng nhận thức khác nhau, sẽ được chia thành những giai đoạn sau đây:
Giai đoạn cảm biến (Từ khi sơ sinh – 2 tuổi)
Đây được xem là giai đoạn mà trẻ mới biết khám phá thế giới xung quanh thông qua những giác quan của mình. Cụ thể:
-
Trẻ sơ sinh sẽ biết được những cảm giác và chuyển động của mọi vật.
-
Trẻ nhìn nhận và học cách lắng nghe, quan sát, cầm nắm.
-
Trẻ tập bò, tập đi, nhận thức ngôn ngữ và nhận biết được một số đồ vật.
-
Lúc này, trẻ thường sẽ nhận thức được rằng những sự vật luôn tồn tại ngay khi bé không cảm nhận, nhìn thấy được. Chẳng hạn như khi dấu một đồ vật đi, trẻ sẽ nghĩ rằng nó biến mất, nhưng khi biết đi con sẽ bắt đầu nhận thức có thể tìm kiếm nó.
Giai đoạn tiền thao tác (Từ 2 – 7 tuổi)
Đây được xem là giai đoạn tạo nền tảng cho sự phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ. Thường các bé ở giai đoạn này sẽ có những đặc điểm như sau:
-
Trẻ đã bắt đầu biết cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ và suy nghĩ để đại diện cho các sự vật mà bé nhìn thấy.
-
Con bắt đầu thể hiện được suy nghĩ, cảm nhận, cái tôi cá nhân nhưng chưa biết nhìn nhận theo nhiều khía cạnh.
-
Trẻ bắt đầu tiếp thu, lắng nghe và thấu hiểu ngôn ngữ tốt hơn.
-
Bé bắt đầu biết bắt chước, giả vờ những thứ mà chúng nhìn thấy.
Giai đoạn thao tác cụ thể (Từ 7 – 11 tuổi)
Đây được xem là cột mốc quan trọng, có nhiều thay đổi lớn về tư duy, ngôn ngữ và trí nhớ ở trẻ. Cụ thể:
-
Trẻ đã bắt đầu có những suy nghĩ và tư duy riêng của mình trong mọi vấn đề.
-
Trẻ bắt đầu để ý, quan sát và quan tâm hơn tới những suy nghĩ, cảm xúc của mọi người.
-
Bé cảm thấy rằng suy nghĩ của mình là duy nhất, không ai có cùng suy nghĩ, cảm xúc với mình.
-
Trẻ chưa hiểu được những khái niệm về tư duy trừu tượng hay giả định.
Giai đoạn thao tác chính thức (Từ 12 tuổi trở lên)
Trong giai đoạn này, bé bắt đầu hình thành nhận thức được thế nào là tư duy trừu tượng, đưa ra các cách giải quyết vấn đề cho riêng mình.
Tổng hợp các kỹ năng quan trọng phát triển nhận thức cho trẻ mầm non
Để có thể phát triển nhận thức cho trẻ em hiệu quả ngay từ khi còn nhỏ, ba mẹ có thể tham khảo một số kỹ năng quan trọng sau đây:
Sử dụng những câu ngắn để truyền đạt rõ ý
Sự phát triển nhận thức của trẻ thường sẽ dựa vào khả năng quan sát của mình. Tuy nhiên, với các bé mầm non thường năng lực ngôn ngữ còn hạn chế. Vậy nên, ba mẹ nên hướng dẫn sử dụng những câu ngắn để truyền đạt rõ ý mình muốn nói hơn.
Chẳng hạn như, khi bé chào hỏi mọi người, ba mẹ có thể gợi ý cho con chào những câu ngắn gọn như “Cháu chào bác ạ”. Hay khi muốn thuật lại câu chuyện, chỉ cần nói những câu đơn nhưng vẫn đầy đủ chủ vị ngữ như “Hôm nay con đã làm quen được một bạn học mới.”
Dạy trẻ biết cách kể chuyện theo thứ tự
Kể chuyện theo thứ tự được xem là phương pháp giáo dục phát triển nhận thức khá hiệu quả. Ở đây, ba mẹ nên hướng dẫn con tường thuật lại một sự việc theo trình tự thời gian. Chẳng hạn như “buổi sáng, buổi trưa ở trường con làm gì?”, lúc này bé sẽ bắt đầu lục lại trí nhớ, tư duy để kể lại hành trình theo thời gian từ sáng đến trưa.
Sau khi con đã bắt đầu làm quen dần, ba mẹ có thể tăng mức độ khó lên để cùng con tập luyện, cũng như xây dựng các tình huống giả định để xem cách xử lý của trẻ.
Dạy trẻ kỹ năng đếm từ 1 đến 10
Một trong những yếu tố quan trọng khi phát triển nhận thức cho trẻ chính là toán học. Với các bé mầm non, ba mẹ nên bổ sung kiến thức toán học cho bé thông qua bài học đơn giản đầu tiên chính là đếm số từ 1 – 10.
Với kỹ năng này, bạn có thể bắt đầu bằng những cách đơn giản như đếm đầu ngón tay, đếm các đồ vật trong nhà, xem đồng hồ… Khi bé đã đếm quen, hãy tăng mức độ khó để con học tập và tư duy tốt hơn.
Giúp con phân biệt được thực tế và hư cấu từ truyện
Với trẻ em mầm non thường khá thích đọc truyện, xem phim với nhiều chủ đề khác nhau từ hư cấu đến thực tế. Vậy nên, để bé không chìm đắm trong những thứ hư cấu, hão huyền thì ba mẹ cần phải dạy trẻ phân biết được đâu là thực tế và đâu là giả định trong tưởng tượng. Để qua đó giúp bé trưởng thành hơn trong cuộc sống, cũng như rèn luyện tư duy tốt hơn.
Để làm được điều này, bạn cần phải giải thích, phân tích cốt truyện, tình tiết cho con hiểu. Đồng thời, nên khuyến khích bé đặt ra các câu hỏi “tại sao” để hình thành nên tư duy phản biện, cũng như giúp ba mẹ kết nối với con cái tốt hơn.
Phương pháp phát triển kỹ năng nhận thức ở trẻ mẫu giáo
Để phát triển nhận thức cho trẻ mầm non hiệu quả hơn, dưới đây là một số phương pháp mà quý phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng:
Thường xuyên giao tiếp, trò chuyện với trẻ
Trẻ em thường phát triển nhận thức của mình tốt hơn thông qua việc được giao tiếp, trò chuyện với mọi người, nhất là với ba mẹ. Vậy nên, bạn hãy dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện, tâm sự, chia sẻ và kết hợp dạy con những kiến thức nền tảng như:
-
Sử dụng tên cho những người, vật được nói tới.
-
Dạy hát cho trẻ
-
Dạy con phân biệt về màu sắc, âm thanh, ánh sáng thông qua việc mô tả các đồ vật.
-
Khuyến khích con đặt ra những câu hỏi, biết cách lắng nghe và giải đáp.
-
Tạo nhiều cơ hội để con được nói lên cảm nhận, suy nghĩ của mình.
Tạo cơ hội để trẻ tham gia các hoạt động
Để nâng cao khả năng nhận thức của trẻ, ba mẹ nên tạo điều kiện để con được tham gia các hoạt động trải nghiệm từ học tập, vui chơi nhiều hơn. Ba mẹ nên quan sát, tìm hiểu xem bé hứng thú với điều gì, khuyến khích con thực hiện chúng nhiều hơn.
Chẳng hạn như bé thích nghe nhạc, hãy cho con được nghe nhiều thể loại nhạc phù hợp với độ tuổi, kết hợp với việc nghe nhạc tiếng Anh để học tiếng Anh, hay cho con đi học nhạc cụ…
Tạo cơ hội để trẻ được khám phá thế giới bên ngoài
Đưa trẻ ra ngoài khám phá mọi thứ xung quanh là phương pháp giúp con phát triển nhận thức, cũng như các kỹ năng xã hội tốt hơn.
Vậy nên, ba mẹ hãy tạo điều kiện để con được tiếp xúc nhiều hơn về thế giới bên ngoài như đi công viên, sở thú, tham gia các hoạt động ngoại khoá, đưa bé đi du lịch…
Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi “Tại sao” và những câu hỏi mở
Việc đưa ra những gợi ý cho con thông qua những câu hỏi mở sẽ hỗ trợ giúp khơi gợi sự tò mò, cũng như kích thích sự tư duy nhận thức của con nhanh chóng hơn.
Đồng thời, ba mẹ nên khuyến khích bé đặt ra câu hỏi “tại sao” trước những thứ con chưa biết, để qua đó trẻ sẽ bắt đầu biết cách tư duy, tưởng tượng, nhận thức để giải quyết vấn đề một cách tốt hơn.
Phát triển nhận thức cho trẻ mầm non qua kỹ năng giải quyết vấn đề
Trong cuộc sống, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng phải thường xuyên đối mặt với nhiều vấn đề, tình huống khác nhau… Vậy nên, ba mẹ hãy khuyến khích con tự mình giải quyết những vấn đề đó thay vì phụ thuộc vào người khác.
Chẳng hạn như việc khi người lạ cho quà, thay vì con sẽ nhận ngay thì ba mẹ nên dạy con phải phân tích, suy nghĩ, quan sát, lắng nghe để biết mình có nên nhận hay không và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Dạy con kỹ năng biết bắt chước
Hành vi bắt chước, lặp lại những hành động của người khác cũng là một phương pháp dạy trẻ phát triển nhận thức cho trẻ em, cũng như nâng cao khả năng ghi nhớ và học hỏi.
Tuy nhiên, ba mẹ cũng nên dạy bé biết cách phân biệt đâu là hành động nên bắt chước và không nên làm theo, và trẻ cũng cần thời gian nhận thức và chắt lọc thông tin. Hãy ưu tiên con bắt chước những hành cộng của ba mẹ như dọn dẹp nhà cửa, ăn uống, gấp quần áo, dọn đồ chơi…
Dạy trẻ khả năng phân loại
Khi trẻ lên mầm non, ba mẹ nên dạy con biết cách nhận diện, phân loại và ghi nhớ các sự vật sự việc trong cuộc sống như các loài động vật, trái cây, phương tiện giao thông, đồ vật trong nhà, người thân, người lạ… để qua đó giúp bé nhận thực rõ hơn về mọi thứ xung quanh mình.
Dạy trẻ biết cách nhận diện màu sắc và hình dạng
Dạy trẻ biết cách nhận diện hình dạng, màu sắc là những yếu tố giúp con nhận thức được những đặc điểm riêng của đồ vật. Chẳng hạn như nhận biết các hình học, hình vuông, hình tròn, hình tam giác,… rồi kết hợp với đồ vật để cảm nhận được sự tương đồng.
Nâng cao khả năng nhận thức của trẻ qua các hoạt động xã hội, ngoại khoá
Để nâng cao khả năng phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo, ba mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động xã hội, ngoại khoá nhiều hơn… Bởi vì thông qua những hoạt động, gặp gỡ và vui chơi với nhiều người bạn mới chắc chắn sẽ phát triển nhiều kỹ năng sống, giao tiếp, ứng xử hiệu quả.
Dạy trẻ phát triển nhận thức thông qua phim ảnh, truyện kể
Đối với trẻ em, thường rất yêu thích hoạt động nghe kể chuyện, xem phim hoạt hình…. Vậy nên, ba mẹ có thể áp dụng phương pháp này để giúp trẻ có nhiều nhận thức về nhiều mặt hơn trong cuộc sống, đừng quên đặt ra những câu hỏi nhằm kích thích trí tưởng tượng, tư duy, suy nghĩ của con tốt hơn.
Nâng cao khả năng nhận thức của trẻ qua các trò chơi
Việc cho bé tham gia các trò chơi là một phương pháp kích thích khả năng tư duy, nhận thức cũng như giúp con phát triển toàn diện cả 5 giác quan của mình.
Bên cạnh những trò chơi giải trí, ba mẹ cũng nên ưu tiên cho con tham gia các trò chơi tư duy, trí tuệ để nâng cao khả năng quan sát, tăng kiến thức về toán học và mọi thứ xung quanh bé một cách hiệu quả hơn.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chia sẻ về các phương pháp phát triển nhận thức cho trẻ mầm non để các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Với trẻ nhỏ, việc phát triển nhận thức càng sớm sẽ giúp con tự tin hơn khi học tập cũng như phát triển hơn trong tương lai.
Nguồn: Tổng hợp Internet