Dạy trẻ kỹ năng sống an toàn giao thông là một phần quan trọng để trẻ hình thành nhận thức về việc tham gia giao thông có trách nhiệm và tự bảo đảm an toàn cho bản thân. Bài viết này sẽ giúp ba mẹ hướng dẫn con các quy tắc về điều khiển phương tiện & nắm rõ các biển báo, hiệu lệnh quan trọng.
Vì sao nên dạy trẻ kỹ năng sống an toàn giao thông?
An toàn giao thông không chỉ dừng lại ở việc biết cách điều khiển xe đạp hay qua đường mà còn phải hiểu và tôn trọng các biển báo, các quy tắc ưu tiên,…Dạy trẻ những điều này một cách nghiêm túc sẽ giúp con trở thành công dân có trách nhiệm và có quy tắc. Cụ thể:
-
Kỹ năng an toàn giao thông giúp con tự bảo vệ tính mạng, sức khỏe của bản thân & có trách nhiệm với tính mạng của người xung quanh. Khi không có người lớn đi cùng, con tự biết cách tránh khỏi những nguy hiểm trên đường đi học, đi chơi.
-
Hình thành ý thức tuân thủ pháp luật & xây dựng lối sống kỷ luật: Bằng việc giáo dục an toàn giao thông với nhiều phương pháp và có sự lặp lại, trẻ dần hình thành ý thức tuân thủ luật giao thông một cách tự nhiên. Tương tự, những quy tắc khác trong cuộc sống cũng được trẻ nhận thức và tiếp thu hiệu quả để trở thành người có ích cho xã hội.
-
Tạo thói quen giúp đỡ người khác khi tham gia giao thông: Ví dụ như giúp người cao tuổi qua đường, nhắc nhở bố mẹ, anh chị khi phạm lỗi giao thông, hướng dẫn các bạn nhỏ tuổi tham gia giao thông đúng cách.
Dạy trẻ an toàn khi tham gia giao thông bảo vệ tốt cho bé như thế nào?
Nhằm giúp trẻ nắm được quy tắc giao thông và tham gia đi bộ, đi xe an toàn, ba mẹ cần dạy trẻ các nội dung quan trọng sau đây:
Giúp con hiểu các luật giao thông cơ bản
Đối với trẻ dưới 18 tuổi, con sẽ tham gia giao thông bằng 2 hình thức chính là đi bộ & xe đạp, vì vậy bạn cần phổ biến luật giao thông cho trẻ khi tham gia bằng 2 phương tiện này. Một số luật cơ bản mà trẻ cần nắm được gồm:
-
Quy tắc dừng, đi, đi chậm theo tín hiệu đèn
-
Cách di chuyển theo tín hiệu của người điều hành (công an, người quản lý khu phố,…), đề cập đến quy tắc ưu tiên hiệu lệnh của người chỉ dẫn.
-
Quy định đi bộ, đi sang đường đúng vạch, đùng bên, v.v…
-
Cách quan sát khi đi bộ, đi xe đạp.
Dạy con cách đọc biển báo & tín hiệu
Phức tạp hơn một chút, bạn hãy giải thích một số biển báo phổ biến trên đường để trẻ tuân thủ đúng luật giao thông. Ví dụ như:
-
Biển báo cấm rẽ trái, rẽ phải.
-
Biển báo cấm đi ngược chiều, cấm quay đầu.
-
Biển báo cấm một số loại xe đặc biệt.
-
Các loại biển báo khác như: Biển báo nguy hiểm, biển báo chỉ dẫn, hiệu lệnh, biển báo phụ, vạch kẻ đường,…
Hướng dẫn con quan sát khi đi đường
Khi tham gia giao thông bằng cách đi bộ hay đi xe đạp, trẻ cần biết cách quan sát di chuyển của phương tiện khác kết hợp dự đoán khoảng cách an toàn để di chuyển. So với các phương tiện khác, đây là 2 hình thức sử dụng phương tiện nhỏ và hầu như phải quan sát kỹ để nhường đường cho các loại xe lớn, đặc biệt là ô tô con, xe tải,… để bảo vệ tính mạng cho bản thân.
Chẳng hạn, khi đi bộ, trẻ cần đi trên vỉa hè và đi về phía bên phải đường. Khi sang đường, cần đi đúng vạch kẻ đường. Tại ngã tư, cần kết hợp quan sát tín hiệu đèn cho người đi bộ để sang đường đúng.
Các lưu ý an toàn khi đi bộ trên đường
Đối với các em nhỏ, đường bộ là hình thức tham gia giao thông nhiều nhất. Vì vậy, ba mẹ cần dạy trẻ kỹ năng sống an toàn giao thông khi con còn nhỏ.
-
Luôn đi đúng làn đường cho người đi bộ: Trẻ cần đi bộ trên vỉa hè, nếu không có vỉa hè thì cần đi sát mép đường.
-
Đi đúng phía bên phải của làn đường: Luôn luôn đi bộ ở lề đường bên phải, trường hợp không có vỉa hè thì con cần đi sát mép đường bên phải và luôn quan sát xe đi ngược chiều để tránh nguy hiểm.
-
Không chạy nhảy nô đùa với bạn bè: Tuyệt đối không dàn hàng ba bốn, chạy nhảy & nô đùa kể cả khi đi trên vỉa hè vì đường đông, một số người vẫn đi xe máy lên vỉa hè. Đặc biệt, nếu không có vỉa hè, các con cần đi 1 hàng 1 để đảm bảo an toàn, tránh đùa nghịch để vô tình va vào xe khác.
-
Nên có sự hỗ trợ của người lớn: Với các bé trong độ tuổi từ 10 trở xuống, các con cần có người lớn đi cùng khi tham gia giao thông. Trường hợp trường học gần nhà, trẻ tự đi bộ về và cần sang đường, hãy chờ ai đó để đi cạnh họ hoặc nhờ họ dắt qua đường.
Hướng dẫn trẻ tham gia giao thông bằng xe đạp
Tương tự, với các bạn nhỏ đã biết đi xe đạp & thường xuyên tham gia giao thông bằng phương tiện này, ba mẹ cần dạy trẻ luật đường bộ, cách quan sát xe di chuyển, đọc biển báo và tín hiệu để đi đường an toàn, đúng luật.
-
Quan sát xe trước khi di chuyển: Luôn quan sát các hướng trước khi di chuyển, xác định khoảng cách an toàn giữa các phương tiện đang đi trên đường để điều khiển xe an toàn.
-
Đi đúng làn đường quy định: Xe đạp là phương tiện nhỏ và phải nhường các xe lớn nên cần đi đúng làn đường sát vỉa hè. Luôn đi ở làn bên phải đường, nếu cần dừng lại cũng dừng ở bên phải. Tuyệt đối không đi ngược chiều vì có thể gặp tai nạn, không đi lên vỉa hè gây phiền hà đến người đi bộ.
-
Tuân thủ tín hiệu đèn và người điều hành: Quan sát tín hiệu đèn, di chuyển với tốc độ vừa đủ để điều khiển xe dừng đi theo đúng tín hiệu đó. Trường hợp người điều khiển giao thông là các cán bộ công an, người quản lý khu vực thì cần tuân thủ theo hướng dẫn của người đó.
-
Đi đúng biển báo giao thông: Cần nắm rõ các biển báo cấm, nguy hiểm để tránh các cung đường cấm, đường thường có tai nạn để bảo vệ an toàn cho bản thân.
-
Cẩn thận khi đi vào đường đông hoặc đường khó đi: Ở các đoạn đường đông, thường là khung giờ cao điểm, cac con cần đi chậm và quan sát xe cẩn thận để di chuyển. Ngoài ra, khi cần hãy bấm chuông, ra tín hiệu nếu đằng trước có chướng ngại vật.
-
Luôn đội mũ bảo hiểm cho trẻ em: Với các bạn nhỏ đi xe đạp, ba mẹ vẫn cần trang bị mũ bảo hiểm phù hợp để bảo vệ đầu mặt nếu con ngã xe.
Dạy con an toàn tham gia giao thông bằng xe máy ô tô cùng người lớn
Đôi khi, con sẽ được tham gia giao thông cùng bố mẹ bằng xe máy hoặc ô tô. Vì vậy, bạn cần nhắc nhở con những quy định quan trọng để đảm bảo việc di chuyển luôn an toàn.
-
Đội mũ bảo hiểm và thắt dây an toàn: Khi ngồi trên xe máy, con cần đội mũ bảo hiểm dành cho trẻ em. Ba mẹ cần chọn mũ có độ dày vừa đủ, điều chỉnh dây vừa vặn để bảo vệ con an toàn. Trường hợp ngồi ô tô, trẻ cần thắt dây an toàn khi ngồi ghế trước. Tuy nhiên, tốt nhất là con nên ngồi sau vì nếu xảy ra sự cố thì ghế trước là ghế chịu nguy hiểm nhiều nhất.
-
Ngồi ngay ngắn đúng vị trí cho trẻ em: Khi ngồi trên xe máy, con cần ngồi ngay ngắn và bám vào người bố mẹ, không lắc lư quấy rối, không dang tay chân. Nếu ngồi trên ô tô, hãy ngồi đúng vị trí ghế, không chạy nhảy, leo trèo hoặc nô đùa gây ảnh hưởng đến người lái xe.
-
Không thò tay chân quá giới hạn: Đối với trẻ ngồi ô tô, con không được phép tự ý mở cửa kính xe, thò đầu và tay chân ra ngoài. Mặt khác, cũng không được tự ý nghịch các nút điều khiển vì chúng có thể khiến cửa xe bật mở khi đang di chuyển gây nguy hiểm cho người khác.
-
Xuống xe theo chỉ dẫn của người lớn: Các con chỉ được phép lên xe khi người lớn đã giữ xe chắc chắn và xuống xe khi đã dừng hẳn.
Các hình thức giáo dục kỹ năng sống an toàn giao thông cho trẻ hiệu quả
Qua các phần nêu trên, ba mẹ đã phần nào nắm được những nội dung kỹ năng sống an toàn giao thông cần dạy cho bé. Dưới đây, Monkey sẽ gợi ý các phương pháp dạy để ba mẹ áp dụng có hiệu quả:
Dạy qua trải nghiệm thực tế
Các kiến thức an toàn giao thông sẽ được trẻ tiếp thu tự nhiên qua hình thức vừa học vừa trải nghiệm. Ba mẹ nên hướng dẫn con thực hành trong các tình huống thường gặp như: Dừng đi ở ngã tư có đèn xanh đèn đỏ; khi sang đường hãy nhắc con đi đúng vạch kẻ đường và quan sát đèn dành cho người đi bộ; v.v…
Sử dụng dụng cụ dạy học an toàn giao thông
Trong quá trình dạy học, ba mẹ có thể kết hợp sử dụng hình ảnh, các bộ công cụ để việc minh họa được dễ dàng hơn, trẻ cũng có cái nhìn trực quan để tiếp thu kiến thức tốt nhất. Một số dụng cụ ba mẹ có thể tham khảo là:
-
Bộ biển báo giao thông bằng nhựa.
-
Bộ tranh ảnh mô phỏng biển báo, các phương tiện dạng thẻ hoặc tranh dán tường.
-
Bộ thẻ học nhận biết phương tiện, nếu bạn muốn con học kết hợp tiếng Anh thì có thể chọn bộ Flashcard song ngữ như bộ Flashcard phương tiện của Monkey. Bộ thẻ được tổng hợp trên ứng dụng gồm thẻ từ, hình ảnh minh họa chuyển động, mẫu câu ví dụ và các trò chơi luyện tập về an toàn giao thông.
Dạy qua các sách tài liệu cho trẻ
Bạn cũng có thể kết hợp các đầu sách hữu ích cho việc dạy học an toàn giao thông như:
-
Sách giáo dục an toàn giao thông – Hướng dẫn thực hành cho bé 3 – 4 tuổi
-
Sách giáo dục an toàn giao thông – Hướng dẫn thực hành cho bé 4 – 5 tuổi
-
Sách giáo dục an toàn giao thông – Hướng dẫn thực hành cho bé 5 – 6 tuổi
-
Sách giáo dục an toàn giao thông – Bài Học Khi Qua Đường
-
Sách giáo dục an toàn giao thông – Siêu Nhân Xe Bốn Bánh
-
Sách giáo dục an toàn giao thông – Nào Mình Cùng Đi Xe Buýt!
-
Sách giáo dục an toàn giao thông – Đèn Bật Sáng Màu Gì?
-
Sách giáo dục an toàn giao thông – Đèn Đỏ Rồi, Dừng Lại Thôi! – Red Ligh, Stop!
-
Sách giáo dục an toàn giao thông – Những Chiếc Xe Ngộ Nghĩnh – Lovely Vehicles
Chơi các trò chơi về an toàn giao thông
Ngoài ra việc chơi các trò chơi cũng là phương pháp hữu ích giúp trẻ ghi nhớ bài học an toàn giao thông hiệu quả. Ba mẹ tải đầy đủ nội dung các trò chơi được Monkey tổng hợp TẠI ĐÂY.
Qua bài viết này, bạn đã nắm được các kỹ năng sống an toàn giao thông cần thiết phải dạy cho bé khi còn nhỏ. Đa số kiến thức đều đơn giản nhưng để con ghi nhớ dễ dàng và thực hiện đúng ba mẹ hãy áp dụng các phương pháp dạy nêu trên. Ba mẹ hãy tiếp tục theo dõi các bài viết mới được cập nhật hàng ngày trên Blog Kỹ năng sống để có thêm kiến thức hữu ích khi nuôi dạy con nhé!
Nguồn: Tổng hợp Internet