Trẻ không may bị bỏng cần chăm sóc thật cẩn thận để không để lại các di chứng về sau. Đặc biệt các vết sẹo bỏng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến trẻ rất nhiều sau này. Bé bị bỏng bôi gì để tránh để lại sẹo là điều các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm.
Đánh giá các mức độ bỏng của trẻ
Sẹo bỏng hình thành do việc các tế bào da bị tổn thương và chết đi sau đó phục hồi lại bằng việc tái tạo các protein dạng sợi hay còn gọi là collagen. Khi da dần hồi phục, vùng da tổn thương này sẽ bị đổi màu, có thể dày lên và được gọi là sẹo. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà các vết sẹo này có nhanh lành trở lại hay không.
Hãy cùng xem các cấp độ bỏng nào ở trẻ cha mẹ có thể tự chữa bỏng ở nhà để tránh gây sẹo và nguy hiểm cho bé nhé.
-
Bỏng cấp độ 1: Vùng da tổn thương bị đỏ, sưng nhẹ, có cảm giác đau rát và không bị phồng rộp hay xuất hiện biến chứng nguy hiểm, ít có nguy cơ để lại sẹo trên da. Da sẽ lành lại sau từ 3 – 5 ngày.
-
Bỏng cấp độ 2: Da bị đỏ khu vực xung quanh, khi bấm tay vào có màu trắng, phồng rộp và dày lên do ảnh hưởng trực tiếp đến lớp mô da bên trong. Các vết phồng rộp có thể gây đau rát ít nhất 48 giờ, vùng da bị ẩm hoặc xuất hiện các đốm trắng. Tùy thuộc vào độ sâu vết bỏng và diện tích bỏng mà cha mẹ có thể lựa chọn chăm sóc tại nhà hoặc mang đi bệnh viện. Bỏng cấp độ 2 có thể hết sẹo hoàn toàn nếu chăm sóc tốt và khỏi sau khoảng 2 – 3 tuần.
-
Bỏng cấp độ 3: Ở cấp độ này toàn bộ các lớp da bị tổn thương, đồng thời các dây thần kinh bị tác động khiến tê liệt dây thần kinh. Vết bỏng thường có những đốm màu trắng, hồng xám hoặc đen. Chúng sẽ để lại sẹo ngay cả khi chăm sóc và chữa trị đúng cách
-
Bỏng cấp độ 4: Đây là cấp độ nguy hiểm nhất, gây ra những tổn thương ăn sâu vào đến tận gân và xương, khiến cơ thể đau đớn, và mất rất nhiều thời gian để hồi phục. Các vết bỏng sẽ bị cháy đen gây tổn thương nghiêm trọng, có thể phải thực hiện cấy ghép da để hồi phục trở lại.
Bỏng độ 3 và độ 4 là các mức độ cực nguy hiểm vì thế nếu không may trẻ bị bỏng cần mang trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời.Với tình trạng bỏng độ 1 và bỏng độ 2 với vết bỏng có đường kính nhỏ hơn 2.5 cm thì có thể để trẻ điều trị tại nhà và dùng các biện pháp bôi giúp liền sẹo cho trẻ.
Bé bị bỏng bôi gì để nhanh liền sẹo
Dưới đây là một số phương pháp chữa sẹo bỏng bằng phương pháp bôi mà cha mẹ có thể sử dụng. Tuy nhiên cũng cần thật lưu ý chỉ sử dụng trong từng trường hợp sao cho phù hợp để tránh gây tác dụng phụ hay nguy hiểm đến vết thương.
Bôi gel lô hội – Cứu tinh cho trẻ bị bỏng độ 1
Với trẻ bị bỏng cấp độ 1 thì dùng gel lô hội chính là cứu tinh giúp làn da nhanh chóng được làm dịu, phục hồi. Sử dụng gel lô hội (loại hàm lượng 100%) bôi lên bề mặt vết bỏng vài lần mỗi ngày. Hoặc lấy lá lô hội tươi rửa sạch, cắt từng đoạn rồi xẻ mỏng, áp vào da để nhựa cây tiếp xúc với chỗ bỏng. Vùng da bị bỏng sẽ hồi phục nhanh chóng chỉ sau vài ngày mà không để lại sẹo.
Lá cây đinh phỏng
Một loại thuốc bôi từ tự nhiên nữa đó chính là lá cây đinh phỏng. Loài cây này còn có tên gọi khác là lá bỏng, chúng rất dễ tìm và mang lại hiệu quả khá tốt. Với những người bị bỏng ở mức độ nhẹ, có thể sử dụng 2 – 3 lá bỏng tươi sau đó đem rửa thật sạch rồi giã nát ra, đắp trực tiếp lên vết bỏng và dùng khăn mềm buộc cố định lại trong 30 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước lạnh. Thực hiện biện pháp này mỗi ngày và duy trì trong khoảng 1 tuần để có kết quả tốt nhất.
Mật ong giúp mờ sẹo
Mật ong cũng có khả năng kháng khuẩn chữa lành các vết thương nhờ có lượng kháng sinh tự nhiên. Nguyên liệu này cũng cực dễ tìm và được rất nhiều người ưa chuộng bởi sự lành tính.
Đối với những vùng da bị bỏng đã lành hẳn, cha mẹ có thể dùng một chút mật ong bôi lên vết bẩn sau đó mát xa nhẹ nhàng, để yên trong 20 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm. Cách 2 – 3 ngày thực hiện một lần sẽ giúp vùng da bị bỏng sáng dần lên và hồi phục như ban đầu.
Thuốc mỡ kháng sinh Bacitracin hay Neosporin
Bacitracin là một thuốc kháng sinh được dùng để ngăn chặn những nhiễm trùng có thể được sử dụng đối với bệnh nhân bị bỏng. Với những bệnh nhân bị bỏng nhẹ có thể rửa qua vết bỏng với nước muối sinh lý, sau đó thấm khô rồi bôi 1 lớp mỏng lên vùng da bị bỏng. Sử dụng 2-3 lần một ngày theo chỉ định của bác sĩ. Nên bôi theo khung giờ cố định trong ngày để tăng hiệu quả và không nên dùng quá liều.
Kem silver sulfadiazine 1% (Silvirin, Silvadene)
Thuốc bôi này được chỉ định cho các bệnh nhân bị bỏng cấp độ 2 trở lên với công dụng rất tốt cho việc lành vết thương và ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng. Sử dụng thuốc bôi 2 lần mỗi ngày để giúp vết thương nhanh chóng hồi phục.
Loại bỏ vi trùng và da chết khỏi bề mặt vết thương bằng cách tráng vết bỏng qua nước muối sinh lý. Sử dụng dụng cụ vô trùng là que đè lưỡi (có thể tìm mua ở các hiệu thuốc) sau đó bôi 1 lớp dày kem lên vết bỏng sau đó băng lại. Lưu ý lớp kem cần đủ dày để có hiệu quả tốt nhất, nếu lần thay băng sau đó không thấy kem còn đọng lại trên bề mặt vết bỏng mà thấm hết vào băng thì có nghĩa bạn bôi thuốc chưa đủ.
Kem dưỡng ẩm
Dưỡng ẩm cho vùng da bị bỏng vô cùng quan trọng bởi làn da bị háo ẩm do bị bỏng. Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm lành tính như vaselin sẽ giúp vùng da bị bỏng mềm hơn, không bị căng cứng, giảm bớt cảm giác khó chịu đồng thời cũng giúp vết thương nhanh lành.
Một số phương pháp đông y để chữa sẹo bỏng
Dưới đây là một số phương pháp đông y giúp chữa bỏng hiệu quả. Tuy nhiên cần phải được điều chế cẩn thận mới có thể đem ra sử dụng
Chữa bỏng bằng vỏ xoan
Vỏ cây xoan chữa được bỏng là cây xoan nhừ, chúng còn được biết với cái tên khác như xoan trà, xoan rừng hay lát xoan, ở Sa Pa gọi là cây nếnh, Lạng Sơn gọi cây mắc miễu, miền Nam gọi là cây xuyên cóc.
Sử dụng nước sắc đặc của vỏ cây xoan nhừ bôi lên vết bỏng tạo ra một màng che phủ mềm mại, bền chắc, không bị rách hoặc nứt, không bị căng và bám chặt hơn so với màng Collodion, Fibrin. Lớp màng này sẽ giúp các vết thương bỏng nhanh khô, không bị nhiễm khuẩn tại chỗ, không có mùi hôi thối, làm giảm số lần thay băng, rút ngắn thời gian điều trị. Với các vết bỏng rộng thì tự biểu mô hóa dưới lớp màng giúp khô lớp da nhanh, tốc độ bong nhanh hơn. Bị bỏng cấp độ 2: Bỏng trung bì nông thì sau 8-12 ngày màng bắt đầu bong ra, các vết thương bỏng trung bì sâu hơn thì sau 10-20 ngày màng mới bong ra.
Các bài thuốc chữa bỏng từ vỏ xoan nhừ:
-
Vỏ xoan nhừ tươi 6.000 gam, sắc kiệt với nước, cô đặc lại thành cao khoảng 1000 ml. Sau đó trung hòa bằng Natri Cacbonat ở pH = 7 (trung tính) để bôi khỏi xót.
-
Một cách làm khác nữa đó là chế thành dạng bột. Rửa sạch vết bỏng, loại bỏ các nốt phồng rộp và thượng bì đã hoại tử bằng cách cắt bỏ, lau cho sạch, thấm khô cho vô khuẩn, rắc bột hoặc bôi cao lên kín vết thương. Khuyến cáo không nên dùng cho vết bỏng sâu, vết bỏng đã nhiễm khuẩn xuất tiết nhiều và có mủ.
Dùng nghệ tươi
Trong Đông y nghệ có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng hành khí, chỉ thũng, thống kinh, tiêu mủ, lên da non. Đối với trường hợp bé bỏng nhẹ thông thường, có thể dùng bài thuốc bằng nghệ sau đây:
Bài 1:
-
Lá chè tươi 100g, nghệ 50g
-
Đem lá chè tươi rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội sau đó vò lấy nước đặc.
-
Nghệ tươi rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước.
-
Trộn lẫn hai nguyên liệu với nhau thành một dung dịch sền sệt.
-
Sử dụng tăm bông sạch để chấm thuốc, bôi nhẹ lên chỗ da bị bỏng. Chấm từng lượt như vậy cho đến khi chỗ bỏng hết đau rát. Khi đã bôi hết toàn bộ vết bỏng lấy vải màn sạch che vết bỏng lại.
-
Những ngày tiếp theo, cần bôi thuốc mỗi ngày 2-3 lần.
-
Với những vết bỏng nhẹ, chỗ bị bỏng sẽ tróc vảy, lên da non chỉ sau 2-3 ngày. Lấy nước nghệ tươi chấm vào chỗ da non để tránh sẹo.
Bài 2:
-
Nguyên liệu: Nghệ già 1 củ, dầu lạc hay dầu vừng vừa đủ.
-
Nghệ rửa sạch, đem giã nát, nấu với dầu lạc hay dầu vừng, quấy đều. Sau đó cho thuốc vào lọ sạch, dùng dần.
-
Lấy tăm bông sạch quệt thuốc bôi vào chỗ bỏng. Chỗ bỏng sẽ khỏi nhanh và không để lại sẹo
Bị bỏng tuyệt đối không nên bôi gì?
Có rất nhiều cách cách chữa bỏng từ dân gian được truyền tai nhau nhưng lại không hề chứng minh sự thực hư. Có nhiều ca vì sử dụng các mẹo chữa bỏng dân gian mà gây ra hiệu quả nghiêm trọng. Dưới đây là một số các chất tuyệt đối không bôi lên vết bỏng khi trẻ bị bỏng.
Kem đánh răng
Kem đánh răng có tính mát và được nhiều người truyền tai nhau để làm dịu vết bỏng. Tuy nhiên, chưa có chứng minh rằng kem đánh răng thực sự có hiệu quả. Một số ca bị bỏng bôi kem đánh răng đã bị nhiễm trùng do bị nhiễm khuẩn khiến vết thương nghiêm trọng và lâu lành hơn.
Dầu dừa
Dầu dừa thường được sử dụng trong làm đẹp với công dụng làm mềm, mịn và sáng da, ngăn ngừa sẹo xấu. Tuy nhiên, dầu dừa lại có tính nóng, điều này khiến vùng da bị bỏng lại càng tăng cảm giác nóng rát, khó chịu. Vì thế, khi trẻ bị bỏng cha mẹ không nên bôi dầu dừa lên vết thương khiến vết thương bị trầm trọng hơn.
Bơ
Tương tự dầu dừa, bơ cũng có tính giữ nhiệt. Hơn nữa nếu bơ không đảm bảo được điều kiện vô khuẩn thì việc bôi chúng lên vết thương hở sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lòng trắng trứng
Không sử dụng lòng trắng trứng để bôi lên vết bỏng vì chúng không đảm bảo vô khuẩn. Lòng trắng trứng khi khô lại còn gây co kéo ảnh hưởng đến da. Thậm chí chúng có thể gây là kích ứng khiến da bị mẩn ngứa, khó chịu.
Mỡ trăn
Mỡ trăn cũng nằm trong danh sách các loại dung dịch tuyệt đối không được bôi lên vết bỏng. Vừa là mỡ động vật không đảm bảo an toàn, dễ bị nhiễm khuẩn, mỡ trăn còn khiến các vết bỏng bị phồng rộp bị vỡ ra và có nguy cơ hoại tử.
Trên đây là gợi ý cho câu hỏi “bé bị bỏng bôi gì” cho các bậc phụ huynh. Hy vọng với các kiến thức bên trên, các vị phụ huynh cũng có thể nắm được mình có thể bôi gì và không nên bôi gì khi trẻ bị bỏng rồi đúng không. Hãy cẩn trọng trong việc phòng bị nguy cơ bị bỏng ở trẻ để tránh xảy ra các tai nạn đáng tiếc cho bé nhé.
Nguồn: Tổng hợp Internet