da-lat-vien-sinh-hoc-tay-nguyen-6

Đầu năm nay, Sơn Tùng MTP đăng những bức ảnh về chuyến đi Đà Lạt của mình với background cực chất. Tuy không hé lộ địa điểm, nhưng dân mê xê dịch đã nhanh chóng định vị được tên tuổi của địa điểm này và thêm vào bản đồ check-in tại phố núi. Timnhanh.com.vn xin “mật bí” với bạn đó chính là Phân viện sinh học Đà Lạt – công trình kiến trúc cổ có tuổi đời lâu năm nhất nhì thành phố.

da-lat-vien-sinh-hoc-tay-nguyen-6

@monsimi

1. Địa chỉ Phân viện sinh học Đà Lạt ở đâu?

  • Địa chỉ: 116 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 7, TP. Đà Lạt. 
  • Giá vé Phân viện Sinh học Đà Lạt: 15k/vé (Tính tới tháng 03/2019)
  • Giờ mở cửa: 7h30h-17h (Thứ 2 – Thứ 6)

Phân viện sinh học Đà Lạt là tên gọi cũ trước năm 2008 của Viện sinh học Tây Nguyên. Phân viện nằm trên đỉnh đồi Tùng Lâm, được bao quanh bởi những rừng thông bạt ngàn đẹp ma mị. Chỉ cách trung tâm Đà Lạt chưa đầy 7km, nơi đây là một trong những địa điểm check in Đà Lạt được vô vàn bạn trẻ “chọn mặt gửi vàng” để cho ra lò những bộ ảnh chất ngất. Đặc biệt nhờ sự giới thiệu ngầm của Sơn Tùng MTP.

da-lat-phan-vien-sinh-hoc-da-lat-1

da-lat-phan-vien-sinh-hoc-da-lat-2

da-lat-phan-vien-sinh-hoc-da-lat-3

2. Lịch sử Phân viện sinh học Đà Lạt công trình kiến trúc 70 năm

Viện sinh học Tây Nguyên là một cơ quan nghiên cứu khoa học tại Đà Lạt được thành lập vào thế kỷ 20. Được xây dựng vào năm 1950, Viện ban đầu là một tu viện thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Tới năm 1985, Phân viện sinh học Đà Lạt được chính thức đưa vào sử dụng.

da-lat-phan-vien-sinh-hoc-da-lat-34

@dungcee

da-lat-phan-vien-sinh-hoc-da-lat-23

@__sweetcheese

Phân viện sinh học Đà Lạt là một trong những công trình kiến trúc cổ bậc nhất thành phố. Với tuổi đời lên tới gần 70 năm. Tiền thân là một tu viện Công giáo, nơi đây vẫn mang đậm dấu ấn của phong cách thiết kế Gothic Pháp cổ kính.

da-lat-phan-vien-sinh-hoc-da-lat-30

@ttinhhh

da-lat-vien-sinh-hoc-tay-nguyen-12

@nhu.nhuchan

da-lat-phan-vien-sinh-hoc-da-lat-31

@lehatruc

Mục đích của Viện sinh học Tây Nguyên là đem lại kiến thức cho người dân về xây dựng và bảo vệ thiên nhiên môi trường sống. Nơi đây là khu điều tra, nghiên cứu về hệ động vật Tây Nguyên, bảo vệ và khôi phục các loài sinh vật quý hiếm. Đồng thời, nơi đây còn là một “bảo tàng sống” hiện lưu trữ các loại tiêu bản động thực vật phong phú, đa dạng. Trong đó có nhiều nguồn gen quý và mẫu vật đạt chuẩn quốc gia.

da-lat-vien-sinh-hoc-tay-nguyen-19

@le.s.art

da-lat-phan-vien-sinh-hoc-da-lat-29

@ttinhhh

da-lat-phan-vien-sinh-hoc-da-lat-33

@sssimla

3. Khám phá Phân viện sinh học Đà Lạt có gì HOT?

Nằm giữa rừng thông xanh mướt, Viện được làm toàn bộ bằng đá với nhiều cửa sổ ấn tượng. Lần đầu đặt chân tới bảo tàng, không ít du khách “choáng ngợp” trước vẻ ma mị của style Gothic Pháp cổ như một lâu đài huyền bí của Viện. Mang vẻ đẹp nhuốm màu thời gian, bạn chỉ đứng vào là đã có ảnh xinh rồi.

da-lat-phan-vien-sinh-hoc-da-lat-35

@thuychauvo

da-lat-phan-vien-sinh-hoc-da-lat-25

@viekabyy

da-lat-phan-vien-sinh-hoc-da-lat-28

@sinpiu

da-lat-phan-vien-sinh-hoc-da-lat-27

@lehatruc

Viện sinh học Tây Nguyên có 4 tầng với tổng cộng 115 phòng lớn nhỏ. Trong đó có tới 7 phòng được sử dụng để trưng bày bộ sưu tập động vật tại Tây Nguyên và cả nước. Trong đó gồm các mẫu thú, chim, lưỡng thê bò sát, thú nuôi nhà. Và các hộp mẫu của các loài côn trùng. Cực kỳ phong phú và đa dạng. Toàn bộ đều được xếp ngay ngắn và trình bày theo thứ tự từ động vật cấp thấp với cấp cao. Trông hay ho và thú vị!

da-lat-vien-sinh-hoc-tay-nguyen-8

@cheung_the_3rd

da-lat-vien-sinh-hoc-tay-nguyen-9

@baogworld

Đặc biệt, trong Viện còn có riêng một khu trưng bày xương, sừng và mô hình của các loài động vật quý như xương khủng long, voi, hổ,… Chưa hết, bạn còn có thể khám phá về quy luật vận hành của vũ trụ trong bảo tàng. Ngoài ra, Phân viện sinh học Đà Lạt còn là nơi lưu trữ và trưng bày hơn 200 loài lan rừng với nhiều loài gen quý hiếm.

da-lat-phan-vien-sinh-hoc-da-lat-37

@mphungg1306

da-lat-vien-sinh-hoc-tay-nguyen-11

@nhu.nhuchan

da-lat-vien-sinh-hoc-tay-nguyen-15

@julyhonnho

4. Những góc check in tại Phân viện sinh học Đà Lạt siêu HOT

Phía ngoài bảo tàng là background được các bạn trẻ chọn sống ảo nhiều nhất. Các góc check-in thần thánh có thể kể tới là góc ban công “quốc dân” ai cũng phải xuýt xoa. Bên cạnh đó, là rừng cây xanh mướt, ma mị quanh bao tàng. Các bậc cầu thang hay những ô cửa phía ngoài đầy mê hoặc cũng là góc sống ảo “cháy máy”. Hoặc bất cứ góc nào bạn thích. Vì quanh Phân viện góc nào cũng quá ư là cổ kính. Đẹp không khác gì trời Tây.

da-lat-vien-sinh-hoc-tay-nguyen-4

Ảnh: ST

da-lat-vien-sinh-hoc-tay-nguyen-14

@julyhonnho

da-lat-vien-sinh-hoc-tay-nguyen-13

@nhu.nhuchan

da-lat-phan-vien-sinh-hoc-da-lat-26

@_dalatcity.org

da-lat-vien-sinh-hoc-tay-nguyen-5

Ảnh: ST

da-lat-vien-sinh-hoc-tay-nguyen-10

@nhu.nhuchan

da-lat-phan-vien-sinh-hoc-da-lat-32

@tannie.754

Khuôn viên của Viện sinh học Tây Nguyên gồm 4 tầng. Tuy nhiên, không phải tầng nào cũng sử dụng để mở cửa tham quan. Dãy tầng trệt là các phòng nghiên cứu. Ai muốn tham quan phòng trưng bày mẫu vật thì ghé dãy tầng trên lầu nhé. Trong khi “tròn mắt” trước các mẫu vật, bạn có thể tranh thủ check-in bên trong Viện. Đặc biệt là những mô hình xương động vật được mô phỏng y như thật.

da-lat-vien-sinh-hoc-tay-nguyen-16

@lh.duy

da-lat-vien-sinh-hoc-tay-nguyen-18

@lh.duy

da-lat-vien-sinh-hoc-tay-nguyen-20

FB: Sĩ Nguyễn

da-lat-vien-sinh-hoc-tay-nguyen-17

@lh.duy

da-lat-phan-vien-sinh-hoc-da-lat-21

FB: Sĩ Nguyễn

da-lat-phan-vien-sinh-hoc-da-lat-24

@thanhloc_0110

Gần Phân viện sinh học Đà Lạt có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, bạn có thể kết hợp di chuyển đến tham quan check in như:

  • Vườn ánh sáng – cách 3,4km
  • Đồi Đa Phú – cách 3,6km
  • Đồi Thiên Phúc Đức – cách 4,7km

Thế là lại có thêm một “cái cớ” cho dân cả đời chỉ thích đi Đà Lạt rồi. Ai mê kiểu kiến trúc Gothic Pháp cổ điển hay mê kiểu phong cách vintage. Nhất định không thể bỏ lỡ Phân viện sinh học Đà Lạt cả một trời cổ kính này. Chỉ với 15k là bạn đã có những shoot hình cực chất đừng hỏi rồi. Còn ngại gì mà không lên đồ rồi cùng Timnhanh.com.vn ghé đây “cháy máy” một chuyến thôi!

Tổng hợp từ: Halo Travel

Bài viết có hữu ích?