Phụ nữ sau sinh phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày. Thực phẩm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho em bé bú. Dưới đây là 7 loại thực phẩm mẹ không nên ăn khi cho con bú, các mẹ nên ghi chú lại ngay!
1. Đồ ăn tái, sống
Đây được xem là món ăn khoái khẩu của nhiều người vì chúng kích thích vị giác người dùng. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé nếu như mẹ dùng đồ ăn tái, sống. Các vi khuẩn, chất độc hại không được loại bỏ sẽ trực tiếp xâm nhập vào em bé. Từ đó, gây nên các chứng bệnh về đường tiêu hóa của cả mẹ và bé. Vì vậy, đồ ăn tái, sống được xem là những thực phẩm mẹ không nên ăn khi cho con bú.
2. Đậu phộng
Đậu phộng tưởng chừng như vô hại, nhưng thật ra lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của các em bé. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nguy cơ mắc dị ứng đậu phộng suốt đời đối với trẻ em phơi nhiễm ngày một tăng. Nếu mẹ là người bị dị ứng đậu phộng hãy tránh xa thực phẩm này nhé. Trẻ có thể bị nổi phát bạn hoặc thở khò khè nếu bị dị ứng với đậu phộng.
3. Hải sản chứa nhiều thủy ngân
Hải sản là thực phẩm thuộc tính hàn. Thủy ngân trong sữa mẹ càng cao như mẹ ăn hải sản có chứa thủy ngân nhiều. Hàm lượng thủy ngân cao trong sữa mẹ có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ. Từ đó ảnh hưởng đến trí não và thể chất của bé. Điều này sẽ rất có hại cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời.
Phụ nữ cho con bú nên tránh các loại cá đặc biệt chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ, cá kiếm, cá thu… Tuy nhiên nhóm cá này cũng thuộc loại cá béo, giàu Omega-3 rất tốt cho sự phát trí não của bé. Vì vậy, mẹ cũng có thể dùng một lượng vừa phải. Mẹ có thể dùng cá hồi, tuy nhiên phải được nấu chín thật kỹ để loại bỏ hết vi khuẩn và chất độc.
4. Đồ uống có gas
Các món thức uống đầy thơm ngon như nước ngọt, nước trái cây đóng hộp hoặc các nước uống có gas khác đều mang lại sự sảng khoái cho người dùng. Nhưng với mẹ bỉm sữa, đây lại nhóm thực phẩm mẹ nên tránh càng xa càng tốt trong thời kỳ cho bé bú.
Chất bảo quản cùng lượng đường cao của nước uống có gas sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa của người mẹ. Đồng thời, nước ngọt hoặc nước ép trái cây đóng hộp cũng không tốt cho em bé – vốn có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Mẹ nên uống nước lọc cũng như các loại trái cây giàu vitamin để gia tăng thêm sức khỏe cho mẹ và bé.
5. Cà phê và socola
Cà phê và socola là những thực phẩm có chứa chất kích thích. Nếu như trước khi sinh em bé, mẹ vốn rất yêu thích hai thực phẩm này thì nên kiêng trong thời kỳ cho con bú. Phụ nữ sau sinh nếu như dùng nhiều cà phê và socola mỗi ngày, chất caffeine sẽ gây nên sự khó ngủ cho cả mẹ và bé. Đồng thời còn có thể gây rối loạn tiêu hóa, dây thần kinh và hệ tim mạch.
6. Rượu, bia
So với nước có ga đóng chai, các loại rượu bia lại càng có mức độ nguy hiểm hơn so với sức khỏe của mẹ và bé. Nếu như mẹ sử dụng rượu và bia, cơ thể sau sinh của người mẹ sẽ có thể yếu hơn so với trước khi mang thai. Mặt khác, trẻ em khi uống sữa mẹ dễ mắc các nguy cơ như chậm phát triển kỹ năng vận động tâm lý, chậm phát triển nhận thức,…
7. Đồ ăn nhanh
Thực phẩm mẹ không nên ăn khi cho con bú cuối cùng trong bài viết hôm nay, chính là thức ăn nhanh hay đồ ăn nhanh. Nhóm thực phẩm này luôn có sự kích thích không thể cưỡng lại của rất nhiều người, từ trẻ em đến người lớn. Tuy nhiên, để có được sự thơm ngon và đã mắt đó, đồ ăn nhanh đã sử dụng một hàm lượng dầu lớn.
Nếu mẹ ăn đồ ăn nhanh, chúng không chỉ cản trở quá trình hồi phục vóc dáng và sức khỏe của mẹ mà còn gây hại cho sức khỏe của em bé. Trẻ bú sữa mẹ từ thức ăn nhanh sẽ có nguy cơ béo phì gấp nhiều lần so với các em bé khác. Vì vậy cũng sẽ cản trở quá trình phát triển của bé.
Mời bạn xem thêm các bài viết về sức khỏe khác tại đây:
- 5 loại rau củ giàu chất sắt hơn cả thịt bò nên bổ sung cho bữa ăn hằng ngày
- 5 loại cá giàu Omega-3 giúp cải thiện thị giác nên ăn thường xuyên
- 6 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị “quá tải” phải nghỉ ngơi ngay
Hy vọng bạn đã có cho mình những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi Timnhanh.com.vn để cập nhật các thông tin mới nhất nhé!
Nguồn tham khảo:Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế.