Chảy máu cam ở trẻ là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ từ 2-10 tuổi. Ngoài việc sơ cấp cứu khi trẻ bị chảy máu cam thì chế độ chăm sóc nghỉ ngơi vô cùng quan trọng giúp trẻ nhanh chóng bình phục và ngăn ngừa tái phát trở lại. Vậy trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì và không nên ăn gì?
Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam
Trẻ bị chảy máu cam do nhiều nguyên nhân khác nhau như do tác động vật lý từ bên ngoài hay bên trong cơ thể bé đang có những dấu hiệu bất ổn. Những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị chảy máu cam:
Không khí khô
Thời tiết lạnh khô hoặc do bé ở trong môi trường sử dụng điều hòa hoặc máy sưởi trong thời gian dài khiến niêm mạc mũi bị khô và các mạch máu trở nên nhạy cảm hơn. Chỉ cần một tác động nhẹ vào mũi hay các hoạt động vệ sinh đơn giản như rửa mũi cũng có thể khiến các mạch máu bị tổn thương gây vỡ và dẫn đến chảy máu.
Vấn đề sức khỏe
Cảm lạnh, vấn đề bệnh lý liên quan đến xoang hoặc sử dụng thuốc thông mũi, thuốc kháng histamin cũng có thể gây khô màng mũi và chảy máu mũi.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Thiếu hụt Vitamin C, Vitamin K hoặc các khoáng chất tham gia tổng hợp máu như sắt, Kali cũng là nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam. Hơn nữa, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, cần bổ sung bù lượng thiếu hụt này càng sớm càng tốt.
Tổn thương
Chấn thương mũi do trẻ đùa chơi quá mức hoặc bệnh lý hô hấp, dị ứng khiến trẻ hắt hơi nhiều lần, xì mũi quá mạnh cũng có thể tác động làm vỡ mạch máu. Cần đánh giá mức độ tổn thương để can thiệp y tế vì đôi khi, chảy máu mũi không chỉ là vấn đề sức khỏe do tổn thương duy nhất.
Nếu trẻ thường xuyên bị chảy máu cam không rõ nguyên nhân, vấn đề có thể nghiêm trọng hơn và cần tìm ra tác nhân chính xác. Những trường hợp này nên sớm đi trẻ đi thăm khám và kiểm tra.
Theo các bác sĩ, các nguyên nhân có thể dễ đến tình trạng chảy máu cam ở trẻ như:
-
Vách ngăn mũi bị vẹo.
-
Dùng ống thở oxy qua mũi.
-
Do dùng thuốc.
-
Bị chấn thương vùng mũi.
-
Bệnh chảy máu hay rối loạn đông máu.
-
Có các khối u nhưng hiếm gặp.
Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì để nhanh khỏi, tránh bị trở lại
Chảy máu cam ở trẻ đa phần do trẻ bị thiếu hụt một số loại dinh dưỡng cần thiết, cha mẹ
Thực phẩm giàu vitamin C
Bé bị chảy máu cam nên ăn gì? Để biết được trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì, cần hiểu rằng một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị chảy máu cam là do cơ thể thiếu hụt vitamin C. Loại vitamin C này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ chảy máu cam. Vitamin C có chức năng phòng ngừa bệnh Scurvy hay dân gian còn gọi là “vết ma cắn”, bệnh gây chảy máu nhiều ở các cơ quan như chân răng và chảy máu mũi.
Vitamin C còn là yếu tố giúp tăng cường sức mạnh của các mạch máu, hạn chế bị vỡ khi có tác động mạnh. Bạn cần bổ sung vitamin C cho bé khoảng 75 – 90mg vitamin C mỗi ngày. Một số nguồn cung cấp vitamin C dồi dào có thể kể đến:
-
Ớt chuông, đứng đầu danh sách thực phẩm giàu vitamin C
-
Ổi
-
Trái cây họ cam, quýt, bưởi
-
Trái cây mọng nước như dâu tây, việt quất…
Nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ bị chảy máu cam nên uống thuốc gì? Tuy nhiên, cha mẹ cần cân nhắc việc bổ sung vitamin cho trẻ bằng dạng viên uống.
Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì? Chọn cho bé thực phẩm nhiều vitamin K
Trẻ hay chảy máu cam nên ăn gì? Đối với vấn đề trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì, bạn cần cung cấp vitamin K đầy đủ cho bé bị chảy máu mũi. Loại vitamin này sẽ đảm bảo máu đông bình thường. Bé có nguy cơ cao bị thiếu hụt vitamin K nếu bé mắc các bệnh về gan, mật, chứng ợ nóng hay bệnh celiac ở trẻ em.
Trẻ bị chảy máu cam nên bổ sung gì? Nguồn cung cấp vitamin K chủ yếu là từ các loại rau xanh. Bạn có thể bổ sung cho trẻ thông qua bữa ăn giàu các loại rau xanh như:
-
Cải bó xôi
-
Cải xoăn
-
Húng quế
-
Bông cải xanh
-
Bắp cải
-
Măng tây
Thực phẩm chứa kali tốt cho trẻ bị chảy máu cam
Trẻ chảy máu cam nên ăn gì? Nếu bạn thắc mắc bị chảy máu cam nên ăn gì, thì câu trả lời chính là thực phẩm giàu kali. Sự xuất hiện của loại khoáng vi lượng này trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp điều chỉnh lượng khí huyết lưu thông.
Nếu thiếu kali, trẻ có nguy cơ cao bị mất nước, các mô trong cơ thể, đặc biệt là mao mạch tại mũi trở nên khô rát, do thiếu chất lỏng. Mẹ có thể bổ sung kali cho bé mỗi ngày thông qua bữa ăn chứa nhiều trái cây, rau quả như
-
Chuối
-
Bơ
-
Cà chua
-
Sữa chua
-
Cà rốt
-
Cá, nghêu,…
Trẻ bị chảy máu cam cần ăn thực phẩm chứa sắt
Trẻ hay chảy máu cam nên ăn gì? Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu và nhiều rối loạn khác có liên quan, khiến cơ thể dễ bị chảy máu. Do đó, sẽ là thiếu sót lớn nếu bỏ qua vi chất này khi bàn đến việc chảy máu cam nên ăn gì. Bên cạnh các loại thịt đỏ như thịt dê, thịt bò, thịt nạc, hải sản như tôm, sò huyết, bạn cũng có thể cung cấp sắt cho bé từ các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt hay
Xem thêm: Trẻ 9 tuổi bị chảy máu cam có phải dấu hiệu của bệnh hay không?
Trẻ bị chảy máu cam không nên ăn gì
Chế độ ăn của trẻ sau bị chảy máu cam cũng cần tránh các loại thực phẩm xong để đề phòng nguy cơ tái phát bệnh ở trẻ.
Trẻ bị chảy máu cam nên tránh thức ăn cay nóng
Trẻ hay bị chảy máu cam nên ăn gì và không nên ăn gì? Bạn cần tránh cho trẻ ăn những thực phẩm chứa nhiều tiêu, ớt, mù tạt, hành… vì bản chất của chúng là gây nóng trong người, càng dễ phá hỏng cấu trúc niêm mạc mạch máu. Một số loại trái cây có tính nhiệt như nhãn, vải, xoài, mận, na (mãng cầu)… cũng cần tránh.
Thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo xấu
Nếu phân vân không biết trẻ chảy máu cam nên tránh ăn gì thì đấy là những thực phẩm chiên xào chứa nhiều dầu mỡ. Lý do vì thức ăn loại này có lượng chất béo bão hòa cao càng khiến hệ miễn dịch cơ thể yếu kém, khó lành vết thương.
Các món uống không phù hợp
Cà phê, nước ngọt là 2 trong số nhiều loại đồ uống có hàm lượng chất kích thích cao. Chúng không những ảnh hưởng đến tim, mạch máu, huyết áp, nguy cơ béo phì ở trẻ em mà còn làm gia tăng số lần bé bị chảy máu mũi nữa đấy.
Một số bài thuốc dân gian trị chảy máu cam ở trẻ
Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì? Mẹ có thể áp dụng các món ăn, bài thuốc dân gian này để bồi bổ giúp con mau bình phục và ngăn ngừa chứng chảy máu cam nhé.
Canh mướp thịt heo rau ngót
Nguyên liệu: 100g thịt heo xay, 200g mướp tươi gọt vỏ, 50g rau ngót, 4 lá bạc hà và gia vị.
Cách dùng: Nấu tất cả các nguyên liệu thành món canh, cho bé ăn 1 lần/ngày, ăn liên tục trong 5 ngày.
Canh rau má nấu tôm
Nguyên liệu: 100g rau má, 20g tôm nõn, 50g cỏ nhọ nồi, gia vị.
Cách dùng: Nấu tất cả các nguyên liệu thành canh rồi cho trẻ ăn 1 lần/ngày, ăn liên tục trong 5 ngày.
Chè đậu đen
Nguyên liệu: 100g đậu đen, 30g đường phèn
Cách dùng: Nấu chè đậu đen rồi cho bé ăn 1 lần/ngày, ăn liên tục trong 5 ngày.
Ngó sen hầm móng giò
Nguyên liệu: 200g ngó sen, 1-2 móng giò
Cách dùng: Hầm ngó sen với móng giò rồi cho bé ăn 1-2 lần/1 tuần.
Lươn hầm ngải cứu
Nguyên liệu: 200g thịt lươn, 100g ngải cứu
Cách dùng: Hầm lươn với ngải cứu rồi cho bé ăn 1 lần/tuần
Nước ép lá hoa kim châm
Nguyên liệu: 1 nắm lá hoa kim châm rửa sạch
Cách dùng: Xay lá hoa kim châm rồi nấu với nước, sau đó lọc bỏ bã, chắt lấy nước cho bé uống 1 lần/ngày, uống liên tục trong vài ngày.
Trên đây là các gợi ý cho câu hỏi “trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì”. Hy vọng với các thông tin trên các bậc phụ huynh đã có được nhiều kiến thức hơn về việc chăm sóc con trẻ để bảo vệ bé.
Nguồn: Tổng hợp Internet