Trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống đất chủ yếu do sự sơ xuất của người lớn khi không trông chừng trẻ cẩn thận, bởi trẻ đã có thể tự lật người và ngã từ giường xuống. Do vậy khi bố mẹ chăm sóc trẻ cần lưu ý và phòng tránh trẻ bị ngã xuống đất. Vậy trẻ sơ sinh bị ngã từ giường xuống đất có nguy hiểm hay không? Hãy cùng Monkey tìm hiểu những kiến thức chăm sóc khi trẻ sơ sinh khi trẻ bị ngã từ giường xuống đất.
Cần làm gì khi bé 5 tháng bị ngã từ trên giường xuống đất?
Trong giai đoạn từ 4 tháng tuổi đến 5 tháng tuổi trẻ đã biết lật. Do đó trẻ có khả năng bị ngã từ giường xuống đất rất cao nếu không được trông coi cẩn thận.
Mặc dù trẻ 5 tháng tuổi bị ngã từ trên giường xuống đất có bề mặt mềm như thảm, quần áo nên tổn thương của trẻ không quá nghiêm trọng,… Tuy nhiên trẻ có thể có nguy cơ bị tổn thương cao nếu bị rơi xuống nền cứng và đập mạnh đầu xuống đất. Do vậy bố mẹ cần vô cùng cẩn thận khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Mặc dù bố mẹ có thể chăm sóc và đề phòng những tai nạn bé ngã xuống giường có thể xảy ra bất ngờ và không lường trước được.
Nếu trong trường hợp trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống đất, phụ huynh cần kiểm tra để được đảm bảo trẻ được xử lý kịp thời. Điều này cần được xử lý nhanh chóng để tránh những biến chứng nếu trẻ bị chấn thương trên cơ thể.
Nếu trẻ ngã xuống đất bố mẹ nhanh chóng giữ bình tĩnh và không nên bế trẻ lên ngay lập tức. Hãy bình tĩnh quan sát khoảng 10 giây để xem xét ngã từ giường xuống đất có bị tổn thương nặng hay không. Những biểu hiện có thể có như chảy máu, rối loạn vận động hoặc các dấu hiệu bất thường khác.
Khi đã xác định trẻ 5 tháng bị ngã xuống đất không có biểu hiện bất thường thì phụ huynh có thể bế bé lên và ôm vào lòng. Sau đó từ từ xoa dịu và kiểm tra trẻ có bị thương chỗ nào hay không. Đa số các bé sẽ khóc thét lên khi bị bất ngờ ngã xuống và cảm thấy đau đớn.
Không chỉ quan sát dấu hiệu tức thời mà bố mẹ cũng cần quan sát trong vòng 24 giờ và ngày sau khi bé 5 tháng bị ngã từ giường xuống đất. Trẻ sơ sinh có thể dễ chấn thương đầu do xương sọ của bé chưa được hoàn thiện và cứng cáp. Nếu sau 24 giờ bé không có bất thường gì thì có nghĩa là trẻ hoàn toàn bình thường. Nếu bố mẹ phát hiện hoặc có trẻ có những biểu hiện bất thường cần đưa đến bác sĩ để kiểm tra.
Nếu bé 5 tháng ngã đập đầu xuống đất phải làm sao?
Thông thường trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống đất thì khả năng trẻ đập đầu xuống rất cao. Khi trẻ học cách lật người, tình trạng trẻ bị ngã sẽ thường xuyên xảy ra, đặc biệt trẻ bị ngã đập đầu xuống đất.
Khi trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống đất bị sưng một cục u ngay đầu, mẹ có thể thực hiện chườm đá lạnh cho bé. Phụ huynh cần bình tĩnh, không được hoảng hốt để có thể xoa dịu trẻ và dỗ trẻ nín khóc. Sau khi trẻ bình tĩnh hơn, bố mẹ cần quan sát xem trên đầu của trẻ có những vết thương nào không, vết thương có thể nghiêm trọng.
Sau đó, mẹ thực hiện chườm khoảng 5 phút để giúp vết thương không bị sưng tấy lên và thực hiện liên tục khoảng vài lần. Nếu sử dụng biện pháp chườm lạnh sau vài giờ mà vết sưng của trẻ vẫn không đỡ đau hơn thì trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Nhưng có những trường hợp, trẻ bị ngã từ giường xuống đất bị đập đầu và có thể xuất hiện những triệu chứng bất thường. Trẻ cần được được quan sát trong vòng 24 giờ để phát hiện các dấu hiệu khác. Những dấu hiệu có thể có khi trẻ ngã đập đầu xuống đất như:
-
Có dấu hiệu li bì, nôn trớ.
-
Tay chân bủn rủn và yếu ớt.
-
Có thể thấy thóp phồng (chảy máu trong não thất).
-
Co giật.
-
Nôn mửa.
-
Người tím tái
Những biểu hiện trên báo hiệu cho sự nguy hiểm do trẻ ngã đập đầu xuống đất. Do đó, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được thăm khám kịp thời.
Khi nào cần đưa bé 5 tháng tuổi ngã từ giường xuống đất đi khám?
Sau khi phát hiện trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống đất, bố mẹ cần lập tức kiểm tra xem trẻ có đang bị bất tỉnh hoặc không. Nếu trẻ bị bất tỉnh, bố mẹ cần quan sát xem bé đang kèm theo những dấu hiệu khác và thời gian bất tỉnh như thế nào. Trường hợp trẻ có dấu hiệu bất thường, để phòng tránh những chấn thương nặng như chấn thương sọ não, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để đi khám bệnh và chữa bệnh kịp thời.
Có nhiều trường hợp trẻ bị ngã từ giường xuống và cơ thể trông lừ đừ và ủ rũ hoặc giống đang ngủ gật. Trường hợp này trẻ có thể bị lờ đờ hoặc bất tỉnh. Đây là những tình trạng nguy hiểm vì vậy bé cần được cấp cứu y tế ngay lập tức.
Tuyệt đối bố mẹ không nên di chuyển trẻ nhiều lần vì có thể gây chấn động các vết thương và khiến vết thương nặng hơn. Trừ trường hợp vị trí của trẻ bị ngã khiến vết thương của trẻ bị nặng hơn thì trẻ cần được bế nhẹ nhàng đến nơi an toàn hơn.
Nếu trường hợp trẻ còn tỉnh và có dấu hiệu nôn mửa, co giật thì hãy đảm bảo trẻ nằm nghiêng, giữ cổ bé thật thẳng giúp hạn chế nôn mửa trào ngược. Làm như vậy thì khi trẻ được đưa đến bệnh viện để cấp cứu sẽ trở dễ dàng hơn.
Những trường hợp sau khi trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống đất có những biểu hiện dưới đây cần được đưa đi khám:
-
Trẻ sơ sinh bị ngã từ giường xuống đất có vết cắt to và chảy nhiều máu bố mẹ hãy lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
-
Trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống đất bị chảy máu mũi, mắt hoặc tai. Những dấu hiệu nguy hiểm này dẫn đến nguy cơ đông máu ở trẻ cao.
-
Các biểu hiện nôn mửa, chóng mặt, nhức đầu hoặc những dấu hiệu khác liên quan. Những dấu hiệu này cho thấy đầu bé đang bị tổn thương nghiêm trọng và trẻ cần được đưa đi khám ngay lập tức.
-
Trẻ khóc và kêu the thé khác với bình thường khi bị ngã từ giường xuống đất. Bố mẹ chú ý quan sát hai đồng tử của trẻ không có cùng kích thước hay không.
-
Ngay sau khi trẻ bị ngã từ giường xuống đất, trẻ bắt đầu khóc mãi không ngừng và dùng tay cọ xát đầu liên tục.
Trường hợp nào cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức?
Bố mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức nếu trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống đất có những biểu hiện:
-
Trẻ xuất hiện những dấu hiệu co giật ngay sau khi ngã hoặc có thể bất tỉnh trong một khoảng thời gian ngắn.
-
Bé bị ngã từ giường xuống đất bị chảy máu khi té và bố mẹ thực hiện các biện pháp cầm máu nhưng máu vẫn chảy.
-
Những giờ sau trẻ rơi vào trạng thái ngủ sâu và bố mẹ không đánh thức được bé dậy
-
Trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống đất có biểu hiện bú ít hoặc bỏ bú.
-
Trẻ bị lõm hộp sọ, trường hợp này rất nguy hiểm vì nó bị tổn thương nghiêm trọng đến não, có thể đe dọa đến tính mạng trẻ.
-
Cơ thể trẻ bắt đầu tím tái, khó thở.
Những biểu hiện trên nếu bố mẹ không phát hiện sớm và kịp thời có thể gây ra những biến chứng cho trẻ sau này. Do vậy, ngay sau khi phát hiện ra những biểu hiện bất thường này bố mẹ cần nhanh chóng xử lý và gọi cấp cứu để trẻ được chữa trị kịp thời.
Xem thêm: Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị ngã – Cẩn thận khi trông con
Lưu ý: Việc tự ý di chuyển trẻ vừa bị ngã lên ngay tức thì sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn không thể cứu vãn. Đặc biệt, khi trẻ có những chấn thương đầu hoặc cột sống nguy hiểm. Tuy nhiên, phụ huynh có thể thực hiện di chuyển nhẹ nhàng đến vị trí an toàn hơn nếu vị trí trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống đất có những đồ vật gây vết thương trở nên trầm trọng hơn.
Chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi sau bị ngã
Bố mẹ chăm sóc trẻ không đúng cách khi trẻ bị ngã sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy làm cách nào để chăm sóc trẻ bị ngã từ giường xuống đất đúng cách và hiệu quả? Trong trường hợp trẻ có những hiểu hiện hoặc không có biểu hiện bất thường bố mẹ có thể thực hiện những biện pháp chăm sóc đúng cách, chủ yếu.
Điều này rất cần thiết vì sau khi trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống đất sẽ xuất hiện những triệu chứng bất thường hoặc không có triệu chứng nào. Có những triệu chứng cần bố mẹ phải quan sát thật kỹ mới có thể nhận biết và chữa trị kịp thời. Khi vết thương ở trẻ không quá nghiêm trọng thì bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc như sau:
Chế độ nghỉ dưỡng
Sau khi trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống đất, bố mẹ hãy kiểm tra xem trẻ có những biểu hiện bất thường hoặc những chấn thương khác không. Khi đảm bảo trẻ không có những chấn thương quá nghiêm trọng, bố mẹ hãy đảm bảo chế độ nghỉ ngơi hợp lý để trẻ phục hồi nhanh hơn. Giấc ngủ giúp cho trẻ thư giãn và quên đi cảm giác đau đớn sau khi bị ngã.
Vì khi trẻ bị ngã từ giường xuống, có thể gây chấn động não và các dây thần kinh bên trong. Do đó, mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi nếu trẻ lừ đừ, mệt mỏi. Trong khi trẻ nghỉ ngơi, bố mẹ cũng cần quan sát xem tình trạng của bé có gì biến đổi thất thường hay không. Mẹ cũng cần kiểm tra xem trẻ có ý thức hoặc bị tác động vào có phản ứng hay không.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Mẹ nên cho trẻ bú như bình thường để bổ sung đầy đủ dưỡng chất sau khi bị ngã. Khi trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống có thể khiến dạ dày trẻ bị xáo trộn do đó mẹ không nên cho trẻ uống quá nhiều sữa để tránh dạ dày không kịp tiêu hoá. Thế nên mẹ không nên cho trẻ bú quá nhiều ngay sau khi bé bị ngã để tránh việc trẻ bị nôn ra.
Nếu trẻ bỏ bú, ít bú cha mẹ cần đưa bé đi khám để xem con có đang gặp vấn đề nào không. Biểu hiện của trẻ bỏ bú hoặc bú ít có thể gây ra những chấn thương nghiêm trọng, đặc biệt là chấn thương vùng não.
Quan sát trong quá trình chăm sóc
Trong quá trình chăm sóc trẻ sau khi trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống đất, bố mẹ cần quan sát xem trẻ có những biểu hiện nào thất thường hay không. Trong vòng 36 – 48 tiếng nếu trẻ có những biểu hiện thất thường như nôn nhiều lần, co giật, ngất xỉu,… trẻ có thể bị chấn động não hoặc ảnh hưởng xấu đến các dây thần kinh. Bố mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Trong quá trình đó, bố mẹ cần quan sát kỹ hơn nữa phần đầu của bé có bị tổn thương nào không. Phần đầu của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi rất yếu và non nớt, bố mẹ có thể thấy phần chóp đầu của bé rất mềm. Do đó việc quan sát vùng đầu nhằm tránh các biến chứng nặng nề sau này cho trẻ.
Những lưu ý sau khi chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi bị ngã từ giường xuống đất
Sau những cú ngã của trẻ 5 tháng tuổi kể cả ngã từ giường xuống nặng hay nhẹ, bé vẫn cần một khoảng thời gian để được hồi phục bình thường. Do đó bố mẹ không cần quá lo lắng và nên quan sát, chăm sóc thật kỹ để trẻ nhanh chóng hồi phục hơn.
Sau cơn chấn động do bị ngã từ giường xuống đất, cơ thể trẻ bắt đầu lừ đừ mệt mỏi. Bố mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ rằng có nên đánh thức thường xuyên để trẻ có thể giữ tỉnh táo và kiểm tra những dấu hiệu chấn động vùng não hay không. Hoặc có thể trẻ mệt là do kích động và quấy khóc do đau sau đó trẻ mệt mỏi và buồn ngủ.
Những dấu hiệu như đau đầu, đau cổ là những dấu hiệu mà phụ huynh khó phát hiện nhất. Chúng không biểu hiện bên ngoài và trẻ không thể nào chỉ cho bạn biết là trẻ đang bị đau chỗ nào. Do đó bố mẹ cần liên tục để ý xem trẻ có xuất hiện những dấu hiệu này hay không và biểu hiện có đỡ hơn hay nặng hơn qua việc trẻ có khóc liên tục hay không.
Trong mọi trường hợp sau khi quan sát trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống, nếu bé vẫn tiếp tục khóc to, khóc dai dẳng do đau thì hãy đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Nếu trẻ trong trạng thái nghỉ ngơi và bố mẹ gọi không dậy thì hãy đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
Trường hợp trẻ bình thường và bắt đầu chơi đùa bình thường thì đó là dấu hiệu trẻ chưa có vấn đề gì lạ. Tốt nhất lúc này là nên để trẻ nghỉ ngơi và không được dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau cho trẻ nếu không cần thiết.
Hạn chế nguy cơ trẻ 5 tháng tuổi bị ngã từ giường xuống đất
Nguy hiểm của việc trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống rất đáng sợ và không thể lường trước được. Ngoài các nguy cơ ngã ra, bé có thể có nguy cơ bị mắc kẹt giữa tường và giường hoặc giữa giường và những đồ vật lớn khác. Có thể bố mẹ cho bé nằm và vui đùa trên giường bố mẹ hoặc có thể ngủ cùng mẹ nhưng giường của mẹ không đáp ứng yêu cầu với tiêu chuẩn an toàn giấc ngủ cho trẻ.
Quan trọng là sự cẩn trọng và quan sát chăm sóc của bố mẹ với trẻ 5 tháng tuổi. Nguyên nhân chính làm trẻ bị ngã từ giường xuống đất là do sự lơ là trong chăm sóc của bố mẹ. Nếu không đảm bảo được sự an toàn của trẻ khi cho trẻ chơi trên giường không có thanh chắn thì không nên để trẻ nằm trên giường.
Hoặc nếu có thể bố mẹ sử dụng giường riêng dành cho trẻ với các thanh chắn cao và chăn gối phù hợp với bé. Như vậy bố mẹ có thể giảm thiểu tối đa các nguy cơ bị ngã. Nếu phụ huynh cho trẻ ngủ cùng hoặc chơi trên giường thì hãy đảm bảo an toàn việc giường mình lắp những thanh chắn. Đảm bảo những tấm thảm to và dầy kê xung quanh giường, kê sát giường để tránh trường hợp bị kẹt giữa tường và giường.
Không nên mang những vật dụng như ghế, bàn, sách vở, đèn bàn,… để sát giường để hạn chế tối đa việc làm trẻ bị thương nếu những đồ vật đó để sát giường. Nếu cho bé nằm chơi trên ghế sofa, ghế dài cũng cần đảm bảo an toàn tuyệt đối lúc nào cũng có người trông chừng trẻ.
Trên đây là những thông tin về trẻ 5 tháng bị ngã từ giường xuống đất mà Monkey chia sẻ cho phụ huynh có trẻ nhỏ. Hy vọng bài viết trên có thể giúp cho bố mẹ, người lớn chăm sóc trẻ có những biện pháp bảo vệ trẻ khỏi những nguy cơ bị ngã từ giường xuống. Đừng quên theo dõi và đăng ký nhận tin tại Monkey để được cập nhật các kiến thức về nuôi dạy và chăm sóc trẻ nhỏ phát triển toàn diện nhất.
Nguồn: Tổng hợp Internet