Sau khi ngã trẻ có thể bị tụ máu dưới da đầu khiến cha mẹ cực lo lắng. Vậy trẻ bị ngã tụ máu dưới da đầu có nguy hiểm đến sức khỏe và tính trạng của trẻ không? Cha mẹ cần làm gì khi trẻ gặp tình trạng này? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp cha mẹ có nhiều thông tin hữu ích để có thể xử lý và chăm sóc bé đúng cách hơn.
Nguyên nhân khiến trẻ bị ngã tụ máu dưới da đầu
Trẻ nhỏ thương yêu thích các trò chơi và ham mê vận động và trong quá trình vui chơi hay vận động này trẻ có thể gặp các chấn thương do bị ngã. Trong một số trường hợp trẻ gặp tai nạn khiến trẻ bị ngã đập đầu cũng khiến bé gặp các tổn thương về đầu trong đó có hiện tượng tụ máu dưới da đầu.
Các chấn thương này khiến các thành mạch máu bị vỡ, khiến máu bị trào ra các vùng mô xung quanh. Hiện tượng tụ máu xuất hiện là do nguyên nhân này gây ra và chúng có thể hình thành tại bất kì mạch máu nào, bao gồm động mạch, tĩnh mạch và tại cả các mao mạch nhỏ.
Da đầu là vùng da vô cùng mỏng manh và chứa nhiều mạch máu ở bên dưới nên khi bị va đập có nguy cơ bị tụ máu cao hơn các khu vực khác. Tụ máu là hiện tượng các mạch máu lớn bị tổn thương, khiến xuất huyết nhiều còn hiện tượng bầm tím là do các mạch máu nhỏ bị vỡ, mức độ nguy hiểm của chúng cũng hoàn toàn khác nhau.
Nhiều trẻ bị ngã khiến bị tụ máu dưới da đầu mà không hề biết do sau ngã trẻ chỉ cảm thấy đau nhẹ và khu vực đầu khó quan sát nên có thể trẻ bị ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được phát hiện kịp thời.
Tụ máu não là chấn thương khá nguy hiểm cần được phát hiện sớm để được điều trị kịp thời và can thiệp mổ bởi chúng ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Khi bị va đập mạnh vào phần đầu, bé có nguy cơ bị tụ máu não với hai khả năng: Tụ máu não ngoài màng cứng nội sọ (khối máu tụ xuất hiện giữa lớp xương sọ và màng cứng của não) và tụ máu dưới màng cứng (khối tụ máu xuất hiện giữa não bộ và lớp màng cứng của não). Hiện tượng tụ máu não không thể quan sát được bằng mắt thường vì thế cha mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra để có thể chẩn đoán được chính xác tình trạng sức khỏe của trẻ.
Trẻ bị ngã tụ máu dưới da đầu có nguy hiểm không?
Thông thường trẻ bị ngã tụ máu dưới da đầu sẽ xuất hiện các biểu hiện tại vị trí bị tụ máu như:
-
Sưng đỏ
-
Đau nhức
-
Viêm
Trẻ bị ngã tụ máu dưới da đầu có nguy hiểm không? Khi nào cần đưa trẻ bị ngã tụ máu đầu đến bệnh viện?- Là những câu hỏi được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm và lo lắng. Nếu trẻ chỉ bị các vết bầm tím thông thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng bởi chúng sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần mà không cần chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, trẻ bị ngã tụ máu dưới da đầu hay tụ máu não lại cực nguy hiểm, chúng có thể để lại các di chứng và gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Vùng đầu là khu vực cực kì quan trọng và nhạy cảm vì thế cần được bảo vệ một cách tối đa. Nếu các vết tụ máu dưới da đầu của bé bị nghiêm trọng, các vết bầm ngày càng lan rộng là những biểu hiện rất đáng lo ngại. Ngoài việc bị tụ máu bầm dưới da đầu sau ngã, nếu bé có một trong những biểu hiệu như nôn nhiều, không tập trung, ngủ nhiều, đi không vững, nói ngọng, nói lắp,…cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được chăm sóc y tế và can thiệp phẫu thuật nếu cần thiết.
Trẻ bị ngã tụ máu dưới da đầu cần được điều trị như thế nào?
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hiện tượng tụ máu mà các bác sĩ sẽ chỉ định chăm sóc y tế hay can thiệp phẫu thuật để có thể xử lý dứt điểm tình trạng này và bảo vệ tính mạng của trẻ. Trong tình trạng trẻ bị ngã tụ máu dưới da đầu với các vết máu nhỏ, hay khi bệnh nhân không quá nghiêm trọng có thể được chăm sóc y tế và theo dõi thường xuyên mà không cần can thiệp phẫu thuật. Phần máu tụ sẽ được hút ngược trở lại một cách tự nhiên mà không lo để lại biến chứng.
Tuy nhiên trong trường hợp bị tụ máu dưới da đầu nghiêm trọng và tụ máu não đe dọa đến tính mạng của trẻ, trẻ sẽ được chỉ định can thiệp phẫu thuật ngay lập tức để có thể bảo toàn tính mạng.
Chăm sóc trẻ sau khi bị ngã tụ máu dưới da đầu
Nếu trẻ bị ngã tụ máu dưới da đầu với vết tụ máu không quá nghiêm trọng được các bác sĩ cho phép chăm sóc tại nhà cha mẹ cần lưu ý một số thông tin dưới đây:
-
Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế vận động mạnh khiến vết thương bị xuất huyết trở lại khiến tình trạng vết tụ máu nặng hơn
-
Dùng đá lạnh chườm vào vùng da bị tụ máu (không chườm vào vết thương hở). Bọc đá lạnh vào khăn sạch chườm vào bầm của trẻ trong 10- 15 phút, thực hiện 4-8 lần mỗi ngày
-
Có thể băng nén hoặc băng đàn hồi để băng vùng da đầu bị tụ máu của trẻ để tránh tổn thương nặng thêm
-
Cho trẻ nằm nghỉ đầu cao hơn tim để tránh máu bị dồn xuống
-
Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa
-
Quan sát trẻ thường xuyên, nếu trẻ có bất kì biểu hiện lạ nào thì đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời
Trẻ bị ngã tụ máu dưới da đầu là tình trạng nguy hiểm cha mẹ cần cực kì chú ý, không nên chủ quan trước tình trạng này bởi chúng có thể gây biến chứng nguy hiểm và đe dọa tới tính mạng của trẻ.
Xem thêm: Cách làm giảm sưng, bầm tím cho trẻ bị ngã đập đầu phía trước
Nguồn: Tổng hợp Internet