Rất nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi trẻ bị côn trùng đốt sưng to hay có các biểu hiện như tấy đỏ, phồng rộp hay mưng mủ. Làm cách nào để có thể giúp bé giảm bớt các triệu chứng khó chịu, nhanh liền da mà vẫn đảm bảo an toàn và không để lại di chứng. Hãy cùng xem bài viết ở ngay bên dưới nhé.
Triệu chứng của trẻ khi bị côn trùng cắn
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tấn công của nhiều loại côn trùng các nhau. Với mỗi loại côn trùng và tùy thuộc vào cơ địa của trẻ sẽ có các biểu hiện khác nhau. Hãy cùng xem các dấu hiệu nhận biết khi bị loại côn trùng nào đốt để có cách xử lý kịp thời cho con trẻ:
Triệu chứng khi bị ong đốt
Do ong thường có nọc độc, vì thế khi trẻ bị ong đốt thường có những biểu hiện như sau:
-
Vết đốt khiến bé bị đau nhức, nóng rát và kèm theo cảm giác châm chích, khó chịu trong khoảng từ 1-2 giờ đầu
-
Vùng da xung quanh vết đốt sưng to, thông thường chúng sẽ sưng khoảng trong 48 giờ đầu và vết sưng lớn hay không tùy thuộc vào vị trí của từng loại ong đốt. Vết đốt ở mắt có thể khiến bé bị sưng trong vòng 7 ngày
-
Một số bé có các biển hiện như nổi mẩn đỏ, phát ban toàn thân
-
Nếu bé kích ứng với nọc độc của ong còn xuất hiện một số biểu hiện như khó thở, sốt cao hay co giật
Triệu chứng khi bé bị Kiến cắn
Thông thường, các vết cắn của kiến không quá nguy hiểm nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Các biểu hiện có thể thấy khi trẻ bị kiến cắn như:
-
Xuất hiện nổi cục sần trên da đường kính khoảng 1 cm
-
Vết đốt bị tấy đỏ và có thể lan ra vùng xung quanh
-
Trẻ có cảm giác châm chích, ngứa ngáy, khó chịu
-
Nếu như bị kiến lửa đốt có thể xuất hiện các mụn nước nhỏ hoặc mụn mủ ngay tại vị trí đốt trong vài giờ đầu tiên. Mụn nước có thể vỡ sau vài ngày và có nguy cơ bị nhiễm trùng nếu không chăm sóc cẩn thận
-
Nếu bị nhiều vết đốt hoặc trẻ bị kích ứng có thể khiến cơ thể bị phù nề, nổi mề đay toàn thân
Triệu chứng khi bé bị Bọ chét cắn
Bọ chét là loại kí sinh trên các loại động vật như chó, mèo. Chúng có thể tấn công trẻ khi trẻ chơi cùng các loại thú cưng. Biểu hiện khi bị bọ chét cắn đó là:
-
Trên da của trẻ xuất hiện các vết sưng nhỏ màu đỏ
-
Các vết cắn có thể xuất hiện thành từng chùm hoặc từng vệt dài màu đỏ do chúng thường cắn tại các vị trí gần nhau
-
Trẻ có cảm giác đau nhức, khó chịu tại vị trí cắn
-
Vùng da bị bọ chét cắn thường đóng vảy và bao quanh bằng các vòng tròn màu đỏ nhạt
-
Bé bị nổi mẩn toàn thân
-
Trên da xuất hiện các vết phồng rộp
-
Trẻ bị phát sốt do bị bọ chét cắn
Lưu ý: Bọ chét thường tấn công trẻ tại các khu vực như quanh bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân và một số trường hợp trẻ bị bọ chét cắn không có biểu hiện nên cha mẹ cần lưu ý để có thể xử lý kịp thời cho trẻ.
Triệu chứng khi bé bị Bọ ve cắn
Tương tự với bọ chét, bọ ve cũng để lại một số triệu chứng tương tự cho trẻ như:
-
Vết đốt bị sưng gây đau nhức
-
Quanh vết đốt bị đỏ một vùng đường kính khoảng 7cm
-
Trẻ có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy tại vết đốt
-
Tại vị trí miệng vết đốt xuất hiện mụn rộp
-
Bé có các triệu chứng như sốt cao, khó thở, nổi mề đay
-
Đau đầu, buồn nôn
Bọ ve có nguy cơ chứa các mầm bệnh gây hại cho trẻ, vì thế cha mẹ cần quan sát trẻ cẩn thận bởi các dấu hiệu của bệnh do vi rút ký sinh gây ra có thể phát triển sau vài tuần khi trẻ bị bọ ve cắn.
Triệu chứng của trẻ khi bị Rệp cắn
Rệp là loại hút máu để sinh trưởng, khi chúng hút máu trên da bé sẽ để lại những triệu chứng như sau:
-
Xuất hiện vết cắn màu đỏ có đốm đậm ở phần chính giữa, có thể rải rác hoặc tập trung thành từng mảng
-
Vùng da bị cắn ngứa ngáy, đau rát có thể bị phồng rộp
-
Vùng phát hiện trẻ hay bị rệp cắn nhất chính là các khu vực như cổ tay, cánh tay, bàn tay và mặt
-
Trẻ bị ngứa ngáy liên tục, khó chịu
-
Vết đốt bị nổi mụn nước và nổi mề đay toàn thân
Triệu chứng khi trẻ bị Kiến ba khoang cắn
Kiến ba khoang là loại kiến cực độc và khi đốt sẽ để lại những hậu quả khá nặng nề:
-
Vết đốt của kiến ba khoang gây phỏng rát nghiêm trọng
-
Vùng ra xung quanh vết đốt bị phồng rộp, mưng mủ trên diện rộng
-
Trẻ bị sốt, nổi hạch
-
Trẻ có thể bị phù nề cơ thể
-
Xuất hiện một số triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi
Hướng dẫn cách xử lý cho cha mẹ khi trẻ bị côn trùng đốt sưng to
Cha mẹ cần làm như thế nào khi trẻ bị côn trùng cắn? Các cách nào làm giảm sưng đau và giúp trẻ dễ chịu hơn sau các cơn ngứa rát?
Lấy nọc độc
Trẻ bị nhiễm độc của côn trùng do bị dính chất độc có trong ngòi, nọc hay lông của loại côn trùng đó. Cha mẹ cần tiến hành loại bỏ các loại nọc độc của côn trùng bằng cách sử dụng nhíp hoặc kim nhọn đã được khử trùng. Dùng nhíp gắp nhẹ nhàng nọc độc của côn trùng ra khỏi da của trẻ để ngăn cản chất độc đi vào sâu hơn.
Tuyệt đối không dùng tay nặn hay xoa miết bởi hành động này khiến chất độc có thể vào sâu hoặc hoặc lan ra các vùng da lân cận khiến vết thương trở nên nghiêm trọng và lâu lành hơn.
Rửa sạch vùng bị côn trùng đốt
Sửa sạch vết đốt của côn trùng bằng nước sạch và xà phòng để làm loãng độc tố và loại bỏ chúng ra khỏi da của trẻ. Sau đó lau sạch và sử dụng cồn sát trùng hoặc nước muối sinh lý để rửa vết thương.
Trong trường hợp trẻ bị côn trùng đốt tại các vị trí như mắt, miệng, trên mặt và một số vị trí nhạy cảm khác. Cha mẹ chỉ nên dùng nước sạch để rửa cho trẻ sau đó lau khô rồi sát khuẩn cho trẻ.
Dùng xà phòng khô
Xà phòng khô có tác dụng trung hòa các vết độc gây ngứa cho trẻ nhờ có tính kiềm của Natri. Khi trẻ bị côn trùng đốt sưng to có thể tiến hành các bước làm sau để giảm sưng đau cho trẻ:
-
Làm ướt vùng da bị côn trùng đốt sau đó xoa xà phòng lên vết thương
-
Để xà phòng trên da bé khoảng 2-3 phút cho xà phòng phát huy tác dụng
-
Rửa sạch lại bằng nước ấm sau đó lau khô cho trẻ
Dùng gel nha đam
Nha đam giúp giải quyết vấn đề trẻ bị côn trùng đốt sưng to vô cùng tốt cho các bậc cha mẹ. Gel nha đam sẽ như một lớp màng bảo vệ vết thương khỏi các loại vi khuẩn và làm dịu da cho bé. Có thể sử dụng nha đam tươi hoặc gel nha đam được tinh chế 100% để xoa lên các vết muỗi đốt hay kiến cắn trong vòng 3-5 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Nếu để gel nha đam trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 10-15 phút mới bôi sẽ khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn nhiều đấy.
Sử dụng chanh
Với hàm lượng axit tự nhiên của mình, chanh là một gợi ý không tồi giúp làm giảm các cơn sưng ngứa do côn trùng cắn cho trẻ. Chỉ cần một chút nước chanh cũng có thể giúp sát trùng vết thương cực tốt cho bé. Cách thực hiện như sau:
-
Sử dụng một vết chanh mỏng đắp lên vết thương của trẻ
-
Có thể vắt vài giọt nước cốt chanh để xoa lên vùng da bị muỗi hay kiến đốt. Dùng tay xoa đều và để trong khoảng 30s
-
Sửa lại vết thương bằng nước sạch sau đó tiến hành các bước tiếp theo
Dùng đá lạnh chườm
Đá lạnh cản trở sự lưu thông máu từ đó giúp trẻ giảm được các cơn ngứa ngáy khó chịu, đồng thời cũng khiến vết sưng to nhanh chóng xẹp đi.
-
Chuẩn bị đá lạnh và khăn sạch sau đó bọc đá lại
-
Chườm lên vết sưng do côn trùng đốt trong khoảng 5-10 phút
Cơn đau ngứa của trẻ sẽ được giảm ngay lập tức sau khi thực hiện phương pháp này
Dùng dầu khuynh diệp
Có thể làm cách nào để làm dịu vết thương của trẻ khi trẻ bị côn trùng đốt sưng to? Sử dụng dầu khuynh diệp cũng được rất nhiều các bậc phụ huynh ưa chuộng bởi sự hiệu quả của chúng. Dùng dầu khuynh diệp xoa trực tiếp lên vết đốt của trẻ sau khi bị muỗi hoặc kiến đốt sẽ giúp bé nhanh hết sưng ngứa, khó chịu
Dùng giấm chữa vết sưng ngứa
Giấm cũng có tính kiềm do đó sử dụng giấm để xoa lên vết thương khi trẻ bị côn trùng cắn sưng to cũng khá hữu hiệu.
-
Pha loãng giấm cùng với một chút nước
-
Thoa hỗn hợp vừa pha lên vết muỗi đốt hoặc kiến đốt cho trẻ
-
Sử dụng bông gạc đắp lên vết thương một lát rồi rửa lại bằng nước sạch.
Khoai tây
Khoai tây cũng giúp làm giảm các triệu chứng sưng ngứa, làm mờ các vết đỏ mà không lo để lại sẹo cho trẻ.
-
Khoai tây đem rửa sạch sau đó cắt thành lát mỏng
-
Dùng khoai tây xoa lên vết côn trùng cắn thật nhẹ nhàng
-
Thay thế miếng cũ bằng miếng mới sau khi để yên trong 5 phút
Bôi thuốc
Tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thêm các loại thuốc bôi cho trẻ khi bị côn trùng cắn để đảm bảo an toàn cho trẻ. Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và đảm bảo vệ sinh tay và vết thương trước khi thoa thuốc cho trẻ để ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị nhiễm trùng
Cho trẻ đi gặp bác sĩ
Khi thấy trẻ có một trong các biểu hiện như sau cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay lập tức để đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ:
-
Trẻ bị ngất, lịm đi sau khi bị đốt
-
Trẻ sốt cao liên tục
-
Xuất hiện các cơn co giật
-
Trẻ bị khó thở, tím tái
-
Cơ thể bị phù nề
-
Trẻ bị đốt tại các khu vực nhạy cảm như mắt, miệng
-
Vết đốt sưng to, có mủ, phồng rộp
-
Trẻ bị mê sảng, mất nhận thức
-
Bé đã từng bị sốc phản vệ do bị loại côn trùng đó tấn công
Xem thêm:
- Hướng dẫn xử lý khi chân bé bị côn trùng cắn sưng tấy
- Các cách xử lý khi trẻ bị côn trùng cắn sưng tay
Những lưu ý khi chăm sóc vết côn trùng cắn cho trẻ
Chăm sóc trẻ sau khi bị côn trùng đốt không nên quá chủ quan bởi cơ thể trẻ nhạy cảm và sức đề kháng của trẻ yếu hơn người bình thường. Cha mẹ cần lưu ý những điều dưới đây để có thể chăm sóc tốt cho trẻ:
-
Không tự ý bôi thuốc lên các vùng da bị lở loét hay mưng mủ bởi chúng có thể khiến vết thương ngày càng nặng hơn
-
Rửa sạch tay trước khi xoa thuốc cho trẻ để tránh nguy cơ trẻ bị nhiễm trùng
-
Không để thuốc dính vào mắt, mũi, miệng của trẻ. Ngăn trẻ cho tay quẹt vào thuốc rồi cho lên miệng
-
Quan sát các biểu hiện của trẻ thường xuyên, nếu phát hiện bất thường cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện.
-
Cho trẻ ăn đồ ăn có tính mát, hạn chế các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ hay cay nóng. Đối với trẻ đang còn bú mẹ hãy cho bé bú thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Trên đây là các cách xử lý khi trẻ bị côn trùng đốt sưng to. Hy vọng với những kiến thức bổ ích này, việc xử lý khi trẻ bị côn trùng tấn công sẽ dễ dàng hơn đối với các bậc cha mẹ. Rất nhiều bài viết vô cùng bổ ích đang đón đợi quý vị ở chuyên mục “NUÔI DẠY CON” của Monkey. Hãy cùng theo dõi tiếp nhé.
Nguồn: Tổng hợp Internet