Cơ thể trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm và non nớt vì thế cần bảo vệ trẻ thật cẩn thận trước những tác động xung quanh. Côn trùng cũng là một trong những nguy cơ gây hại đến sức khỏe của trẻ mà cha mẹ cần cực kì lưu ý. Khi trẻ sơ sinh bị côn trùng cắn cha mẹ cần phải làm gì để đảm bảo an toàn cho trẻ?
Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị côn trùng cắn
Trẻ sơ sinh có làn da vô cùng nhạy cảm vì vậy khi trẻ bị côn trùng cắn rất dễ để có thể nhận ra. Thông thường, trẻ sơ sinh dễ bị các loại côn trùng như ruồi, muỗi, kiến, rệp, rận,…tấn công. Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị côn trùng tấn công đó là trẻ thường quấy khóc do khó chịu kèm theo đó trên cơ thể xuất hiện các biểu hiện dưới đây:
-
Trên bề mặt da xuất hiện các vết sưng đỏ
-
Các vết chấm đỏ xuất hiện thành chuỗi hay từng đám nhỏ
-
Có các vết sưng cứng, nổi cục
-
Da bé có các nốt mụn rộp, nổi bóng nước
-
Nổi mề đay toàn thân
-
Sốt cao
-
Sốc phản vệ
-
Nôn ói, tiêu chảy
-
Bỏ bú
Trẻ sơ sinh bị côn trùng cắn cần làm gì?
Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị côn trùng cắn cha mẹ cần làm gì? Những bí quyết nào giúp cha mẹ có thể xử lý nhanh, chính xác và đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ?
Hướng dẫn trẻ xử lý khi trẻ sơ sinh bị côn trùng cắn
Khi trẻ sơ sinh bị côn trùng cắn cha mẹ cần cực kì cẩn thận để có thể xử lý đúng cách vì cơ thể bé còn non nớt và khá nhạy cảm. Đôi khi chỉ một vết đốt nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ.
Cha mẹ cần quan sát để xác định xem vết cắn của loại côn trùng để có thể xử lý cho phù hợp. Tuy nhiên cần thực hiện đúng các bước sau:
Bước 1: Lấy nọc độc của côn trùng
Cha mẹ cần tách côn trùng ra khỏi da của trẻ nếu chúng còn bám trên da bé và tách nọc độc của chúng ra khỏi cơ thể bé. Sử dụng các vật dụng như nhíp gắp và que gạt để có thể loại bỏ chúng một cách nhẹ nhàng ra khỏi da của bé. Cần loại bỏ càng sớm càng tốt để tránh độc tố lan sâu vào cơ thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ
Bước 2: Làm sạch da
Sau khi đã tách được côn trùng và loại bỏ côn trùng ra khỏi ra thì tiến hành ngay bước làm sạch da cho trẻ. Sử dụng nước sạch cùng xà phòng loại dành riêng cho em bé để rửa vết thương hoặc dùng nước muối sinh lý để có thể rửa trôi độc tố dính trên da và ngăn ngừa nhiễm khuẩn
Bước 3: Quan sát các biểu hiện
Thông thường với các vết đốt nhỏ thì không quá ảnh hưởng đến sức khỏe đối với người lớn. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh thì chỉ cần một vết đốt nhỏ như vậy cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé bởi vì cơ thể con cực yếu ớt, làm da mỏng manh cùng với sức đề kháng yếu nên trẻ rất dễ có nguy cơ bị tác động nặng nề từ các vết côn trùng cắn. Cha mẹ cần thường xuyên theo dõi các biểu hiện của con, đề phòng trẻ bị côn trùng có độc cắn hoặc con bị sốc phản vệ đối với nọc độc để có thể đưa con đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh bị côn trùng cắn cần bôi gì
Có rất nhiều cha mẹ vì lo lắng cho sức khỏe của bé mà đặt ra các câu hỏi “Trẻ sơ sinh bị côn trùng cắn nên bôi gì?”, “Có loại thuốc bôi nào có thể trị được các vết côn trùng đốt cho trẻ sơ sinh hay không?”. Làn da của trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm vì thế cha mẹ cần thật sự thận trọng để có thể đảm bảo an toàn cho bé. Cẩn thận trước khi bôi bất kì loại thuốc gì lên da của trẻ để tránh trường hợp bé bị kích ứng khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Loại thuốc sát trùng xanh methylen 2%, (tên thông dụng là Milian) được các bác sĩ khuyến cáo an toàn khi sử dụng cho trẻ em.
Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc bôi trên da cho trẻ sơ sinh khi bị côn trùng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Những lưu ý khi xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bị côn trùng cắn
Cha mẹ cần lưu ý những thông tin như sau để có thể xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bị côn trùng cắn đúng cách
-
Không bắt côn trùng bằng tay không hoặc đập mạnh, chà xát, miết vào vết côn trùng đốt trên da trẻ để tránh nọc độc cắm sâu vào khiến chất độc lây lan vào các lớp da bên trong, làm vết thương trở nên nghiêm trọng và lâu lành hơn.
-
Tuyệt đối không tự ý bôi bất kì loại thuốc nào hay sử dụng các mẹo dân gian đối với trẻ sơ sinh để đảm bảo an toàn cho trẻ
-
Nếu trẻ có những triệu chứng khác thường và nguy hiểm cần được đem đến bệnh viện ngay lập tức
-
Đừng chủ quan rằng với các vết đốt nhỏ, sưng nhẹ hay viêm đỏ không quá nghiêm trọng sẽ nhanh khỏi. Trẻ sơ sinh luôn cần quan tâm chăm sóc đặc biệt để tránh bị ảnh hưởng đến sức khỏe đến tính mạng ngay từ những tổn thương nhỏ nhất
-
Luôn đảm bảo vệ sinh khi xử lý vết thương cho trẻ để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.
Trẻ sơ sinh bị côn trùng cắn có nguy hiểm không?
Nếu không được xử lý kịp thời và chăm sóc đúng cách trẻ sơ sinh có thể gặp nguy hiểm từ những vết đốt của côn trùng. Những biến chứng nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị côn trùng cắn có thể xuất hiện như:
-
Vùng da quanh khu vực vết cắn sưng to và xuất hiện các khu vực như môi, họng, lưỡi, mắt hoặc trên mặt
-
Hệ hô hấp bị ảnh hưởng, bé bị khó thở, thở gấp, thở khò khè
-
Tim mạch bị ảnh hưởng, mạch đập lúc nhanh lúc chậm, nhịp tim không đều
-
Trẻ bị dị ứng với nọc độc, nổi mề đay toàn thân
-
Trẻ ngủ li bì, mất ý thức, thậm chí ngất xỉu
-
Trẻ khóc yếu, khóc không ra tiếng
-
Da bé bị tái nhợt đi, đổ mồ hôi liên tục
-
Bé bỏ bú
-
Sốt cao, sốt co giật do sốc phản vệ
-
Vết thương bị mưng mủ, viêm loét, nổi mụn rộp, phồng nước,…Những vết thương này không chăm sóc cẩn thận có thể gây nhiễm trùng máu cực nguy hiểm.
Khi thấy trẻ có bất kỳ biểu hiện nào bên trên, cha mẹ cần đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Xem thêm: Các cách xử lý khi trẻ bị côn trùng cắn sưng tay
Phòng ngừa côn trùng cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh dễ bị côn trùng tấn công và vết thương cũng nặng hơn so với người lớn vì thế cần có biện pháp bảo vệ trẻ:
-
Luôn cho bé ngủ trong màn ngay cả khi bé ngủ trên giường hay võng, nôi để ngăn ngừa các loại côn trùng như ruồi, muỗi, kiến vào đốt trẻ
-
Giặt giũ thường xuyên chăn chiếu của bé để loại trừ các loại rận rệp có thể kí sinh
-
Dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, môi trường xung quanh nhà ở để loại bỏ các nơi trú ngụ của côn trùng
-
Có thể sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên để xông nhằm xua đuổi các loại côn trùng ra khỏi nhà mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho trẻ
-
Mặc quần áo dài tay cho trẻ để tránh côn trùng tấn công
-
Cẩn trọng với thú cưng trong nhà bởi chúng có thể lây một số loại như bọ chét hay rận cho trẻ
Trên đây là các hướng dẫn cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị côn trùng cắn cho các bậc phụ huynh tham khảo. Hy vọng với các thông tin trên các vị phụ huynh sẽ có được nhiều thông tin về cách chăm sóc và bảo vệ trẻ sơ sinh an toàn nhất có thể.
Nguồn: Tổng hợp Internet