Trẻ bị côn trùng có độc cắn khá nguy hiểm chúng có thể gây mưng mủ trên da. Cha mẹ cần làm gì khi bé bị côn trùng đốt sưng mủ để hạn chế nguy cơ để lại sẹo và nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương cho trẻ.
Biểu hiện của trẻ bị côn trùng đốt sưng mủ
Trẻ bị côn trùng cắn sưng mủ sẽ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu tại vết cắn. Xung quanh vết thương sưng tấy, tấy đỏ, mưng mủ vàng, chảy dịch mủ và đau nhức.
Một số nguyên chính khiến vết đốt của côn trùng bị sưng mủ trên da bé như:
-
Do nhiễm độc tố nặng do một số loại côn trùng đốt như ve, ruồi vàng, bọc chét, muỗi, ong, kiến ba khoang,..
-
Bé gãi vết thương khiến miệng vết thương bị rách, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
Bé bị côn trùng đốt sưng mủ có nguy hiểm hay không?
Với một số trường hợp vết sưng mủ do côn trùng cắn không quá nghiêm trọng cha mẹ có thể tự xử lý tại nhà. Tuy nhiên nếu không xử lý đúng cách trẻ có thể bị các biến chứng nguy hiểm như:
Viêm loét xung quanh miệng vết thương
-
Do vết thương ngứa ngáy khó chịu và đau nhức khiến trẻ khó chịu, cào lên vết thương khiến vùng da bị trầy xước và vùng mưng mủ bị lan ra rộng hơn.
-
Quanh vết thương bắt đầu xuất hiện các vết loét, đóng vảy mềm và chảy mủ, vết thương ngày càng lan rộng sang hai bên.
-
Tại trung tâm vị trí bị đốt có bọng mủ vàng nhạt, nhô cao lên hơn so với bề mặt da 1-3mm
Viêm mô tế bào niêm mạc da
Vi khuẩn có thể tấn công lớp niêm mạc của da thông qua vết thương hở bên ngoài khiến vết cắn bị đỏ tấy, bé sẽ bị đau nhức và có cảm giác châm chích dưới da.
Vùng da xung quanh vết cắn cũng đỏ dần và không có dấu hiệu giảm bớt dù đã sử dụng thuốc bôi làm dịu da
Sưng hạch bạch huyết nhẹ
Nếu trẻ bị muỗi đốt sưng mủ và xuất hiện các vết đỏ như mạch máu xung quanh vết đốt thì có thể trẻ đã bị nhiễm vi khuẩn làm sưng hạch bạch huyết dạng nhẹ.
Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý trường hợp này và đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan đến các hạch bạch huyết bởi chúng có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu cực nguy hiểm.
Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị côn trùng đốt mưng mủ
Khi phát hiện trẻ bị côn trùng cắn, cha mẹ cần thực hiện các bước sau để hạn chế tối đa tổn thương cho trẻ nhỏ:
Lấy ngòi độc của côn trùng ra khỏi vết cắn
Khi trẻ bị côn trùng tấn công, cha mẹ cần cực kì bình tĩnh trấn an trẻ và thực hiện lấy nọc độc của côn trùng ra khỏi vết thương ngay lập tức.
-
Đối với côn trùng có nọc độc: Nên dùng nhíp gắp một cách nhẹ nhàng để có thể lấy nọc ra. Tránh chà xát hay gãi mạnh để độc tố đi sâu vào cơ thể hoặc lan ra các vùng xung quanh khiến tổn thương nặng hơn.
-
Đối với côn trùng vẫn bám vào vết cắn: Dùng nhíp gắp hoặc dùng que gạt nhẹ chúng ra khỏi da của trẻ. Không nên dùng tay không để bắt hoặc đập mạnh vào chúng vì có thể khiến nọc độc hoặc lông của chúng cắm sâu vào da gây tổn thương đến trẻ.
Làm sạch vết cắn cho trẻ
Khi phát hiện trẻ bị côn trùng cắn mưng mủ cha mẹ cần tiến hành làm sạch vết thương cho trẻ bằng cách cho trẻ rửa bằng xà phòng, nước muối sinh lý hay lau vết thương bằng cồn để rửa trôi độc tố gây viêm nhiễm và những vi khuẩn gây bệnh từ côn trùng.
Giảm đau cho trẻ
Có thể sử dụng đá để chườm lạnh cho trẻ trong khoảng 5-10 phút để làm giảm bớt cảm giác đau nhức cho trẻ. Tuy nhiên nên bọc vào khăn sạch trước khi chườm cho trẻ để tránh trẻ bị bỏng lạnh.
Xem thêm:
- Trẻ bị côn trùng cắn sưng mắt cần xử lý như thế nào?
- Hướng dẫn cách xử lý khi bé bị côn trùng cắn sưng cứng
Hướng dẫn chăm sóc cho trẻ bị côn trùng đốt sưng mủ
Trẻ bị côn trùng đốt mưng mủ cần làm gì để bé nhanh khỏi? Nên bôi thuốc gì khi bé vết đốt của bé bị mưng mủ? Dưới đây là một số gợi ý của Monkey về việc chăm sóc cho trẻ khi bị côn trùng đốt sưng mủ.
Hướng dẫn chăm sóc ngoài da
Đối với trường hợp bé bị côn trùng cắn sưng mủ dạng nhẹ, cha mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây để có thể giúp bé nhanh lành:
-
Sử dụng hồ nước bôi cho trẻ để làm dịu da, mát da
-
Các dung dịch giúp sát khuẩn da như milian, castellani, xanh methylen, thuốc tím pha loãng…
-
Một số loại kem giúp giảm ngứa như promethazin, moz-bite, eurax…
-
Kem, thuốc mỡ có corticoid như hydrocortisone, triamcinolon…
-
Kem, thuốc mỡ có chứa kháng sinh có thành phần corticoid.
Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc cho trẻ để đảm bảo an toàn. Tùy thuộc vào tình trạng vết thương của trẻ mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho trẻ.
Chăm sóc từ bên trong
Chăm sóc trẻ bị côn trùng cắn từ bên trong giúp làm mát cơ thể, thanh lọc và loại bỏ độc tố ra ngoài bằng cách cho trẻ ăn nhiều thức ăn có tính mát, bổ sung nhiều rau xanh và các loại hoa quả để bổ sung được các loại vitamin cần thiết. Đặc biệt lưu ý cho trẻ uống nhiều nước để thanh lọc và loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể một cách tốt nhất.
Trong một số trường hợp bé bị côn trùng đốt sưng mủ và vết thương bị nặng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Nguồn: Tổng hợp Internet