Trẻ rất hiếu động do đó trẻ thường hay đùa nghịch và dễ bị té ngã. Tuỳ vào các trường hợp trẻ bị ngã mà mức độ nghiêm trọng của trẻ khác nhau. Cứ tưởng những cú va chạm của trẻ xuống đất như nhẹ nhàng nhưng có thể gây ra những chấn thương nghiêm trọng. Do vậy phụ huynh cần chú ý đến những tai nạn nhỏ trong sinh hoạt để có thể xử lý không để trẻ xảy ra tình trạng nghiêm trọng. Hãy cùng Monkey tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị té ngã trong bài viết dưới.
Nguyên nhân khiến trẻ bị ngã
Khi trẻ bị ngã trẻ sẽ phản ứng lại bằng cách khóc toáng hoặc hét lên do bị đau. Với những tình huống như vậy, phụ huynh không nên quá lo lắng và hãy giữ bình tĩnh để xem xét mức độ nặng của chấn thương.
Nguyên nhân khiến trẻ em bị ngã
Những nguyên nhân có thể khiến trẻ em bị té ngã thường do:
-
Sự bất cẩn của người lớn trông giữ: Sự bất cẩn của người lớn là nguyên nhân chủ quan cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến cho trẻ bị ngã. Nhiều phụ huynh không trông coi bé đúng cách và khiến bé bị ngã xuống từ ghế, giường hoặc từ trên cao xuống. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, người lớn sơ ý khi bế trẻ cũng có thể khiến trẻ tuột tay rơi xuống từ trên xuống khiến trẻ bị thương tích.
-
Sự nghịch ngợm của trẻ lớn: Trẻ chạy nhảy ở những nơi trơn trượt như nhà tắm, sân chơi, sàn nhà mới lau,… khiến trẻ bị té ngã. Ngoài ra, trẻ nô đùa với nhau và xô đẩy nhau ngã, hay do quá trình trẻ chơi thể thao.
Những yếu tố đánh giá mức độ chấn thương do bị ngã
Dưới đây là những yếu tố để đánh giá một cách khách quan mức độ nguy hiểm của vết thương:
-
Yếu tố độ cao: Độ cao càng cao thì mức độ nguy hiểm khi bé bị ngã càng cao. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, nếu độ cao mà trẻ ngã xuống cao hơn 1.5m sẽ nguy hiểm và chấn thương nặng hơn. Những đứa trẻ lớn hơn thì mức độ nguy hiểm của độ cao trên 2m sẽ gây chấn thương nặng.
-
Yếu tố bề mặt mà trẻ rơi xuống: Nếu trẻ em bị ngã và tiếp xúc dưới những bề mặt như bê tông, lớp đất cứng hoặc bề mặt cứng nói chung sẽ gây nguy hiểm nhiều hơn so với những bề mặt mềm.
-
Yếu tố có vật dụng va phải khi trẻ bị ngã: Nếu trong khi bé bị ngã và chạm tiếp đất mà có những vật dụng cứng khác như góc cạnh, kính sắc nhọn,… làm tình trạng vết thương nghiêm trọng. Nếu có những vật dụng mềm khác như gối, gấu bông,… sẽ giảm nghiêm trọng của vết thương.
Do vậy, nếu gia đình có trẻ nhỏ bố mẹ cần chú ý những nơi bé thường đùa nghịch. Như vậy có thể tránh tình trạng va phải những vật dụng cứng khiến cho trẻ bị chấn thương nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân do đâu khiến trẻ bị ngã? Hãy cùng Monkey tìm hiểu chi tiết những nguyên nhân khiến trẻ bị té ngã trong phần tiếp theo.
Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị ngã
Vậy làm cách nào để xử lý khi trẻ bị ngã. Bình thường người lớn thường hoảng hốt khi thấy trẻ bị ngã. Như vậy rất khó dự đoán trẻ bị thương khi bị ngã do đó phụ huynh cần trang bị những kiến thức để phát hiện kịp thời vị trí bị thương do ngã và cần có những cách xử lý kịp thời:
Xử lý như thế nào khi trẻ bị ngã bầm tím
Bố mẹ có thể thực hiện cách xử lý khi trẻ bị ngã bầm tím như sau:
-
Quan sát tình trạng trẻ bị ngã có nặng hay không để đưa ra hướng xử lý: Nếu vết thương của trẻ không quá nghiêm trọng bố mẹ có thể thực hiện xử lý tại nhà. Nhưng nếu vết thương của trẻ nghiêm trọng và không còn tỉnh táo, mẹ nên thực hiện biện pháp sơ cứu tạm thời và sau đó đưa trẻ đi bệnh viện ngay lập tức.
-
Trấn an trẻ: Bố mẹ cần xoa dịu và trấn an giúp trẻ không hoảng sợ khi bị ngã.
-
Tiến hành giảm sưng đau: Khi trẻ bị ngã ngửa, trẻ có thể va đập cơ thể với những đồ vật hoặc va đập xuống sàn nhà cứng. Lúc này trẻ có thể bị sưng tấy, bầm tím và người lớn có thể thực hiện chườm đá chỗ sưng liên tục khoảng 10 – 15 phút. Giúp giảm bầm tím và giảm đau sưng to hơn.
-
Đưa trẻ đến bệnh viện trong các trường hợp cần thiết: Trong trường hợp, trẻ xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng như nôn nhiều lần, bất tỉnh, co giật,… mẹ nên đưa trẻ đi bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Đề phòng trường hợp trẻ xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng đặc biệt là ở não.
Cẩn trọng khi trẻ bị ngã gãy xương
Trẻ bị ngã là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến gãy xương ở trẻ. Xương của trẻ rất đặc biệt do linh hoạt và lớp vỏ dày hơn. Do đó trẻ em bị gãy xương sẽ khác biệt hoàn toàn so với người lớn do xương của trẻ em có sự ngăn ngừa di lệch và dễ liền xương hơn. Nhưng nếu tình trạng trẻ bị tổn thương xương và sụn liên tục có thể dẫn đến rối loạn phát triển xương ở trẻ. Dưới đây là những cách sơ cứu khi nhận biết trẻ bị ngã gãy xương:
Khi phát hiện trẻ gãy xương hãy nhanh chóng sơ cứu lại vị trí xương gãy bằng cách cho trẻ nằm xuống, đặt lên vùng vết thương một miếng gạc hoặc vải sạch. Không được tự ý vặn vết thương và không nên rửa vùng bị thương.
Nếu bố mẹ không phát hiện hoặc nhìn thấy xương gãy thì hãy tìm kiếm chỗ xương gãy và không cho trẻ di chuyển. Sau đó quấn đá lạnh hoặc 1 miếng gạc lạnh bỏ trong một miếng vải và đặt lên vùng da bị tổn thương khi trẻ bị ngã xuống đất bị gãy xương. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được băng bó kịp thời.
Cuối cùng là sử dụng nẹp hoặc hai thanh gỗ để ổn định lại vùng bị thương của trẻ lại. Không nên cho trẻ ăn bất kỳ đồ ăn, thức uống hoặc bất kỳ loại thuốc nào đề phòng trường hợp trẻ cần phẫu thuật.
Trẻ bị ngã chảy máu cần làm gì? trẻ bị ngã có nguy hiểm không?
Nhiều trường hợp trẻ có thể bị ngã xuống và va đập vào những chỗ góc nhọn và sắc nhọn nên có thể khiến trẻ bị chảy máu. Bố mẹ cần tìm hiểu cách xử trí đúng khi trẻ bị ngã chảy máu để tránh tình trạng bị nhiễm trùng và viêm nhiễm nặng do không được xử lý vết thương kịp thời. Trong quá trình trẻ bị té, vết thương trẻ có chảy máu thì có thể thực hiện các động tác cầm máu tạm thời như sau:
-
Rửa sạch vết thương bị chảy máu bằng nước sạch và sử dụng nước muối sinh lý loãng khoảng 0.9% hoặc thuốc sát trùng rửa lại một lần nữa.
-
Sau khi rửa sạch sẽ vết thương, phụ huynh có thể sử dụng băng gạc để băng tạm thời tránh nhiễm trùng vết thương và cầm máu tạm thời cho bé. Lưu ý không nên băng quá chặt tránh máu không lưu thông được.
-
Đối với vết thương chảy máu nhiều và độ hở to, điều quan trọng đầu tiên là cầm máu. Bố mẹ hãy nhanh chóng lau sạch hoặc bỏ những vật có trong vết thương nếu có. Ép vết thương bằng một lớp băng và ấn lên vết thương khoảng 5 phút để cầm máu. Sau đó đưa đến bác sĩ để nhanh chóng khâu vết thương.
-
Nếu máu không ngừng chảy sau khi sơ cứu thì bố mẹ có thể tìm đường mạch của bé và ấn mạnh ngón tay xuống và mang trẻ đi cấp cứu để chữa trị kịp thời. Nếu bố mẹ chưa có kinh nghiệm buộc ga rô thì không nên buộc cho trẻ để tránh việc trẻ bị chảy máu nghiêm trọng hơn.
Những sai lầm khi sơ cứu trẻ bị ngã cha mẹ hay mắc phải
Khi trẻ bị ngã, nếu bố mẹ không sơ cứu cho trẻ đúng cách có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng thêm. Dưới đây là những sai lầm mà phụ huynh hay mắc phải trong quá trình sơ cứu trẻ bị té:
-
Xoa chân và tay trẻ khi trẻ em bị ngã: Nếu bố mẹ xoa bóp bừa tay, chân của bé khi bị ngã sẽ làm cho vết thương thêm trầm trọng. Do vậy, phụ huynh không nên tùy tiện làm nặng thêm vùng tổn thương trước khi có được chẩn đoán của bác sĩ. Thông thường nên để chân hoặc tay lên cao để máu lưu thông dễ hơn.
-
Chườm nóng cho vị trí có vết thương: Thông thường bố mẹ sẽ sử dụng khăn ấm để chườm lên chỗ vết thương. Tác dụng là giảm đau hiệu quả vị trí bị sưng tấy và bầm tím. Nhưng điều này rất nguy hiểm do các mạch máu đang bị xuất huyết tích tụ làm bầm tím nếu bố mẹ chườm nóng cho bé ngay khi bé bị ngã. Nếu chườm nóng vào vết thương sẽ khiến cho các mạch máu lân cận bị giãn ra khiến máu chảy nhiều và vết thương khó lành.
-
Bôi dầu gió lên vết thương bị ngã: Dầu gió là loại thuốc được sử dụng thông thường và hầu như nhà nào cũng có. Người lớn thường có thói quen bôi dầu gió lên vết bầm và xoa bóp khi trẻ bị ngã. Dầu gió sẽ khiến tình trạng của trẻ nặng hơn và sưng tấy lên do có một số mạch máu nhỏ bị day và chảy máu liên tục ra ngoài.
-
Di chuyển bé liên tục: Mọi di chuyển không cần thiết nếu trẻ bị ngã đang giữ trạng thái tỉnh táo. Nếu trẻ bị bầm tím, chảy máu và thậm chí là gãy xương mà di chuyển trẻ liên tục sẽ gây ra những biến chứng lớn hơn sau này.
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện
Bố mẹ cần luôn chú ý theo dõi trẻ khi trẻ bị ngã nghiêm trọng. Nếu trẻ có xuất hiện những điều bất thường có nghĩa là trẻ có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy phụ huynh cần biết các dấu hiệu sau để có thể đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời để chữa trị:
-
Trẻ bất tỉnh: Trẻ bị té ngã và bất tỉnh, lực va chạm mạnh vào những vị trí như đầu khiến cho trẻ dễ dàng bị bất tỉnh.
-
Rối loạn tri giác: Sau khi ngã xuống, trẻ vẫn tỉnh táo và khóc toáng lên. Nhưng sau đó trẻ lại có một khoảng thời gian bị kích động, lơ mơ và tiếp xúc kém,…
-
Bé bị nôn từ 3 lần liên tục: Sau khi ngã đặc biệt trẻ bị chấn thương ngay sọ não, bé có thể nôn 1 đến 2 lần do khóc nhiều hoặc ho sặc sụa. Nhưng bé nôn trên 3 lần nên đưa trẻ đi khám kịp thời.
-
Bé đi loạng choạng, mất thăng bằng: Trẻ có thể chóng mặt sau khi ngã nhưng nếu bé bị mất thăng bằng và ngã xuống khi đi lại thì nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức.
-
Dấu hiệu ở mắt và mũi, tai: Trẻ có dấu hiệu mắt lác, đồng tử hai bên không đều và dễ cầm hụt đồ đạc,… Trẻ lớn có thể nhìn lóa mắt, nhìn mờ,… Trẻ còn có dấu hiệu chảy máu mũi hoặc máu tai.
-
Bị tụ máu mắt, bầm tím khu vực sau hai tai: Trẻ có dấu hiệu tụ máu ở mắt và bầm tím ở khu vực sau hai tai có thể xảy ra các chấn thương nghiêm trọng liên quan đến xương sọ hoặc vùng não.
-
Quấy khóc liên tục và không thể dỗ trẻ.
-
Trẻ bị co giật: Ngay sau khi trẻ bị ngã, trẻ bị thiếu oxy lên não nên xảy ra tình trạng co giật. Biểu hiện có giật có thể do các nguyên nhân như nhiễm trùng hệ thần kinh, chấn thương sọ não.
-
Trẻ rơi vào trạng thái ngủ nhiều: Trẻ thường có xu hướng ngủ sau khi bị ngã, nếu trẻ ngủ nhiều và không gọi dậy được thì hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để khám chữa kịp thời.
-
Màu da chuyển sang màu tím tái, nhợt nhạt: nhịp thở nhanh hoặc chậm, lên cơn co giật liên tục.
Mẹo dân gian làm giảm bầm tím cho trẻ khi bị ngã
Da của trẻ rất mỏng do đó khi trẻ bị ngã xuống sẽ dễ dàng bị bầm tím là chuyện bình thường. Bố mẹ có thể xử lý vết bầm tím của trẻ như sau:
Sử dụng nước muối sệt
Sử dụng muối pha với nước thành dung dịch sệt rồi bôi nhẹ vào vùng da của trẻ bị sưng tím. Dung dịch muối sệt có thể làm vết bầm tím tan ra nhanh chóng. Điều này hạn chế được vết sưng phồng ngay vị trí bị bầm tím.
Xem thêm: Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu- Sơ cứu khi trẻ bị ngã
Chườm lạnh lên vết thương
Sau khi phát hiện trẻ bị ngã, bố mẹ hãy nhanh chóng sử dụng một vài viên đá bọc vào khăn xô, chườm trực tiếp vào vết bầm tím của bé. Có thể sử dụng xoa đều giúp dịu cơn đau của trẻ và kích thích những mạch máu bị tổn thương co bóp. Đặc biệt điều này hỗ trợ giảm bầm tím sưng phồng hiệu quả.
Có nên chườm ấm lên vết thương bị ngã hay không?
Có thể sử dụng khăn ấm đắp lên chỗ vết thương bị bầm tím nhưng không được chườm ngay lập tức. Tuy sử dụng khăn ấm chườm lên vết thương có thể xoa dịu cảm giác đau nhức của bé nhưng việc này gây hại cho bé nếu ngay lập tức chườm khi bé bị ngã. Bố mẹ có thể thực hiện chườm ấm sau một khoảng thời gian kể từ khi trẻ bị ngã và bị sưng tấy, bầm tím.
Sử dụng nha đam và ngò tây
Nha đam, ngò tây là những thực phẩm làm đẹp thì còn có công dụng là kháng sinh tốt và mau liền vết thương. Điều này có thể giúp cho những vết bầm tím giảm sưng và giảm bầm. Mẹ có thể xay nhuyễn hỗn hợp nha đam, ngò tây sau đó thoa lên vùng bầm tím mỗi ngày để giảm đau.
Sử dụng tinh dầu dừa
Trẻ sơ sinh và trẻ em có làn da mỏng manh và nhạy cảm do đó mà dầu dừa là sản phẩm thiên nhiên phù hợp. Dầu dừa có tác dụng tốt trong việc hàn gắn các tổn thương cụ thể là kháng viêm, chống oxy hoá và kháng khuẩn.
Tinh dầu dừa thoa lên vết bầm tím cũng rất hiệu quả khi trẻ bị ngã sưng, bầm tím. Các tinh chất kháng khuẩn của dầu dừa có tác dụng đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Acid lauric, axit béo của dầu dừa có chức năng kháng khuẩn cao.
Sử dụng trứng luộc
Trứng gà luộc có tác dụng hiệu quả trong việc giảm vết bầm tím. Mẹ luộc trứng gà xong vớt ra để bớt nóng sau đó lăn cho bé, nhiệt độ cao của trứng có thể hút vết bầm đi giúp tan máu bầm nhanh chóng.
Sử dụng nước lá bắp cải
Sử dụng bắp cải giã lấy nước và sử dụng nước đó thoa lên vùng da trẻ bị ngã bầm tím. Nước bắp cải vừa có tác dụng giảm thâm tím và vừa có tác dụng kháng viêm hiệu quả và an toàn cho làn da của trẻ.
Sử dụng cà phê
Cà phê có rất nhiều công dụng hữu ích và đặc biệt cà phê cũng có thể giúp giảm thâm tím vết bầm của bé. Phụ huynh lấy một ít bột cà phê sau đó dùng băng gạc băng cà phê trên vùng thâm tím của bé khoảng 1 tiếng.
Lưu ý: Bố mẹ tránh sử dụng bột cà phê bôi lên mắt vì bột cà phê có thể gây tổn hại đến mắt của bé.
Nghệ tươi và phèn chua
Nghệ tươi có tính bình, có tác dụng hành khí do vậy nghệ giúp làm tan vết bầm tím và giúp vị trí trẻ bị chấn thương bị sưng lên có thể xẹp xuống. Nghệ tươi kết hợp phèn chua đem giã nát sau đó đắp lên vùng da bị bầm tím khi trẻ bị ngã bầm tím. Phèn chua làm tăng hiệu quả làm giảm vết bầm tím của nghệ tươi.
Cha mẹ cần cẩn trọng đề phòng con bị ngã
Bố mẹ cần trang bị những biện pháp đề phòng trẻ bị ngã dẫn đến nguy hiểm nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là những biện pháp ngăn ngừa tình trạng bé bị ngã nguy hiểm và chấn thương nghiêm trọng:
Biện pháp ngăn ngừa cho trẻ sơ sinh, trẻ tập đi, trẻ lớn bị ngã
Tuỳ vào mỗi độ tuổi mà có nguyên nhân khiến trẻ bị ngã khác nhau, do vậy bố mẹ cũng cần có những biện pháp bảo vệ an toàn cho trẻ ở mỗi giai đoạn khác nhau:
Phòng ngừa tai nạn ngã ở trẻ sơ sinh
-
Trẻ sơ sinh có thể tự lật và bất ngờ ngã khỏi giường nếu bố mẹ để bé sát bên mép giường. Bố mẹ cần đeo dây an toàn khi đặt bé trên bàn thay tã hoặc giữ một tay an toàn cho bé để thay tã. Bố mẹ cho trẻ nằm vào giường có khung bảo vệ để trẻ lật hoặc ngồi không bị té ngã.
-
Không nên cho bé nằm trên những bề mặt bập bênh hoặc bề mặt cao. Những đứa trẻ biết bò có thể leo trèo qua thanh chắn và có thể bị ngã xuống đất.
-
Đảm bảo an toàn trong khi cho bé ngồi xe đẩy, mẹ có thể đeo dây an toàn cho bé. Cần trang bị phanh và những vật dụng phía sau xe đẩy không quá nhiều để tránh tình trạng xe bị lật ngược lại.
Phòng ngừa tai nạn ngã ở trẻ tập đi
-
Đảm bảo không gian thông thoáng và rộng rãi cho trẻ tập đi, loại bỏ những vật dụng có thể dễ gây ngã như bàn, dây điện, thảm,…
-
Bọc những góc nhọn của các đồ vật trong nhà như ghế, bàn, tủ, tivi,… hoặc tạo một không gian chơi riêng cho trẻ có thể tự do tập đi.
-
Sử dụng thanh chắn hoặc lưới an toàn ở cầu thang, cửa ra vào, cửa sổ không có thanh chắn.
-
Khi trẻ chuyển sang nằm giường bố mẹ nên đặt một tấm đệm trên sàn để hạn chế việc trẻ lăn ngã trong khi ngủ.
-
Sử dụng dây nịt an toàn khi ngồi ghế cao hoặc xe đẩy.
-
Lên kế hoạch nghỉ ngơi và vận động cho trẻ hợp lý trong khoảng thời gian trẻ tập đi.
Phòng ngừa tai nạn té ngã cho trẻ lớn
-
Không nên sử dụng giường tầng cho trẻ dưới 9 tuổi và đảm bảo giường tầng có lan can để đảm bảo quá trình ngủ của trẻ được an toàn.
-
Khoá cửa sổ nếu cửa sổ không có lan can hoặc mở dưới 10cm tại những toà nhà nhiều tầng để hạn chế việc trẻ trèo ra ngoài.
-
Những vật dụng sắc nhọn như dao, kéo, đồ thuỷ tinh nên tránh xa tầm tay của trẻ và được đảm bảo chúng cất giữ an toàn. Những vật dụng này có thể gây thương tích nghiêm trọng cho trẻ nếu trẻ bị ngã trúng.
-
Không nên cho trẻ đứng trong xe đẩy khi đi chợ, đứng trên xe máy, đùa nghịch trong xe ô tô,…
Các biện pháp phòng ngừa té ngã xung quanh nhà đảm bảo an toàn
Bố mẹ cũng cần sử dụng các biện pháp phòng ngừa xung quanh nhà hạn chế việc trẻ bị té ngã. Dưới đây là những vật đảm bảo an toàn cho trẻ:
-
Tránh những khu vực trơn trượt: Sàn nhà ấm ướt và trơn trượt dễ khiến trẻ bị té ngã do đứng không vững. Do đó phụ huynh cần lau nhà thật khô và đảm bảo không để chất lỏng đổ xuống dưới sàn nhà khiến trẻ bị té ngã. Hoặc bố mẹ có thể bố trí những sản phẩm chống trượt giúp đảm bảo an toàn như sơn cao su, phun bê tông chống trơn trượt,…
-
Đồ thuỷ tinh: nên đặt những đồ thuỷ tinh dễ vỡ tránh xa tầm tay trẻ em, nên đặt đồ đạc cách xa cửa sổ kính để tránh rơi vào cửa gây nguy hiểm cho trẻ.
-
Ban công: Giám sát trẻ em khi chơi ở ban công, khoá cửa vào ban công khi không cần thiết. Đảm bảo bề mặt ban công không bị trơn trượt và có những đồ vật dễ gây vấp ngã.
Trên đây là những thông tin hữu ích cho phụ huynh về cách xử lý khi trẻ bị ngã mà Monkey đã tổng hợp và chia sẻ. Hy vọng, bài viết trên đã giúp phụ huynh có những kiến thức hữu ích để bảo vệ trẻ khỏi những tai nạn té ngã đáng tiếc. Đừng quên theo dõi và đăng ký Monkey để có thể cập nhật liên tục những kiến thức hữu ích giúp bảo vệ và phát triển trẻ một cách toàn diện và an toàn.
Nguồn: Tổng hợp Internet