Bé bị ngã gãy mũi là do tai nạn khi chơi các môn thể thao mà không mang đồ bảo hộ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chấn thương mũi ở trẻ thường xảy ra khi trẻ chạy nhảy và ngã đập mặt xuống đất. Không phải hầu hết các trường hợp chấn thương mũi đều phải điều trị y tế. Điều này phù hợp vào mức độ nghiêm trọng của vết thương mà bố mẹ có thể tự chăm sóc trẻ ở nhà. Tham khảo các cách xử lý tai nạn trẻ bị ngã đập mũi cùng Monkey qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ngã đập mũi

Nguyên nhân khiến trẻ bị ngã đập mũi thường là những lý do sau:

  • Do sự bất cẩn của người trông coi: Với những trẻ quá nhỏ, các bé không thể chạy nhảy leo trèo nên không thể tự ngã được. Vì vậy, bé ngã là do sự trông coi không cẩn thận của bố mẹ, để bé bị ngã từ trên giường, trên cầu thang, trên xe đẩy xuống gây nên chấn thương mũi. Ngoài ra có một số phụ huynh khi chơi đùa cùng con đã tuột tay không đỡ kịp bé hiến bé bị rơi xuống đất và chấn thương. 

  • Do tai nạn: Trong quá trình các bé vui chơi với nhau có thể dẫn đến xô đẩy nhau và ngã đập mặt xuống đất. Hoặc khi bé chơi các môn thể thao như đua xe, chạy,… khiến bị ngã và dẫn đến chấn thương. 

Bé bị ngã gãy mũi là do tai nạn khi chơi các môn thể thao mà không mang đồ bảo hộ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị chấn thương mũi

Tùy từng trường hợp chấn thương mũi mà bé sẽ có những triệu chứng khác nhau, điển hình như:

  • Bé bị đau ở bên trong hoặc xung quanh mũi

  • Mũi bị gãy hoặc bị vẹo xuống  

  • Thấy có vết sưng hoặc phù quanh vùng mũi khiến mũi của bé trông như khoằm xuống kể cả khi mũi của bé chưa bị vỡ

  • Bé bị chảy máu mũi 

  • Bé bị ngạt mũi nhưng không chảy dịch, điều này có nghĩa rằng đường thở của bé đang bị tắc nghẽn.

  • Bé bị bầm tím quanh mũi và mắt những thường sẽ biến mất trong vòng 2 – 3 ngày

  • Cảm giác như có tiếng lục cục hoặc tiếng cọ xát mỗi khi bé cử động mũi

Trẻ bị chảy máu nhiều ở mũi, đau nhức vùng mũi là một trong những biểu hiện của chấn thương mũi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các chấn thương mũi thường gặp ở trẻ do bị ngã đập mũi

Sau chấn thương vài giờ, vết thương vùng mặt thường bầm tím và khó đánh giá được mức độ bị thương. Dưới đây là các chấn thương mũi mà bé có thể mắc sau tai nạn ngã:

Xem thêm: Trẻ bị ngã chống tay: Đề phòng bé bị trật khớp, gãy xương

Chảy máu mũi

Các mạch máu mũi trong mũi của bé rất dễ vỡ và có thể chảy máu do va đập mạnh hoặc bị trầy xước và kích thích quá mức dẫn đến chảy máu mũi. 

Nếu bố mẹ thấy bé có dấu hiệu chảy máu mũi kéo dài hơn 10 phút thì cần đến bệnh viện và phòng khám gấp. 

Đem bé đến bệnh viện ngay nếu bé bị chảy máu mũi quá 10 phút (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Gãy xương mũi

Gãy xương mũi là loạt chấn thương mũi phổ biến nhất được chia làm 2 nhóm chính là gãy xương hở và gãy xương kín. Gãy xương hở là khi da bị rách và bị tổn thương khiến cho xương bị lộ ra bên ngoài. Còn gãy xương kín là khi xương bị tổn thương như da lại không bị rách. Khi chấn thương này xảy ra, mũi cần phải được đánh giá accs dấu hiệu của tụ máu vùng kín. Các triệu chứng có thể gặp khi gãy mũi bao gồm:

  • Bầm tím khu vực quanh mũi hoặc mắt

  • Cảm giác hoặc nghe tiếng rít khi chạm vào mũi

  • Bé bị chảy máu mũi hoặc chảy nước mũi quá nhiều. 

Cảm giác đau và rít ở mũi mỗi khi chạm vào mũi là biểu hiện của gãy xương mũi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bị lệch vách ngăn mũi

Nếu thành xương hoặc sụn ngăn cách mũi bị dịch chuyển sang một bên thì tình trạng này được gọi là lệch vách ngăn mũi. Tình trạng này có thể do chấn thương bất ngờ hoặc có thể là dị tật bẩm sinh. Các triệu chứng của lệch vách ngăn mũi mà mẹ có thể thấy ở bé bao gồm:

  • Bé bị khó thở bằng mũi

  • Bé bị chảy máu mũi thường xuyên

  • Hội chứng chảy dịch mũi sau

  • Bé ngáy to hoặc thở ra tiếng

Phần sụn ngăn cách mũi bị di chuyển sang một bên dẫn đến tình trạng lệch vách ngăn mũi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xử lý các chấn thương mũi khi trẻ bị ngã đập mũi như thế nào

Tham khảo cách xử lý chấn thương mũi khi trẻ bị ngã đập mũi dưới đây để có cách xử lý chính xác và nhanh chóng nhất.

Hướng dẫn cách cầm máu mũi cho trẻ

  • Mẹ cho bé ngồi thẳng và hơi nghiêng về phía trước để giảm huyết áp bên trong mũi.

  • Bóp phần mềm phía trên mũi trong từ 5 đến 15 phút.

  • Trong khi bóp mũi, mẹ hướng dẫn bé thở bằng miệng.

Hướng dẫn cách cầm máu dành cho trẻ mà bố mẹ cần biết (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị chấn thương bên trong mũi

  • Chườm đá vào vết thương cho bé 10 đến 20 phút mỗi lần trong suốt cả ngày và những ngày đầu sau chấn thương. Mẹ chú ý bọc đá vào một miếng khăn mỏng để bảo vệ làn da của bé tránh bị bỏng lạnh. 

  • Kê cao gối khi bé nằm để giảm đau và sưng

  • Nếu nghi ngờ rằng mũi của bé đang bị tổn thương nặng thì hãy đưa bé đến bác sĩ ngay để được bác sĩ chẩn đoán và chữa trị. 

Chườm lạnh vào phần mũi của bé để giảm đau và để máu ngưng chảy (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Loại bỏ dị vật ra khỏi mũi của trẻ như thế nào

  • Giúp bé nhẹ nhàng hỷ dị vật ra khỏi mũi bằng cách bịt vào lỗ mũi không bị ảnh hưởng kia và thở mạnh.

  • Nếu dị vật có thể nhìn thấy và có thể dễ dàng nắm bắt thì hãy cố nhẹ nhàng loại bỏ nó bằng nhíp.

  • Nếu 2 cách kể ở trên đều thất bại thì bố mẹ hãy đưa bé đi khám để được xử lý kịp thời. 

  • Không cố gắng lôi dị vật ra hoặc sử dụng tăm bông hay bất cứ dụng cụ nào khác để thăm dò dị vật 

Hướng dẫn bé tự hỷ dị vật trong mũi ra bên ngoài (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những dấu hiệu nào cho thấy cần đưa trẻ đến bệnh viện 

Khi có các dấu hiệu như đau đầu, nôn hoặc buồn nôn, lơ mơ hoặc mất ý thức là các dấu hiệu của chấn thương sọ não kèm theo thì phải đưa ngay đến cơ sở y tế để được xử lý tình trạng chấn thương sọ não gây nguy hiểm tính mạng trước, sau đó sẽ đánh giá tình trạng vỡ xương mũi kết hợp để có phương án điều trị.

Mặc dù có thể sơ cứu tại nhà nhưng tốt nhất tất cả các chấn thương vùng mặt nên được bố mẹ đưa đến bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá toàn diện mức độ tổn thương. Sau đây là một vài dấu hiệu nghiêm trọng bố mẹ cần chú ý:

  • Bị gãy mũi 

  • Chảy máu liên tục, khó cầm máu

  • Bị lệch vách ngăn mũi

  • Bé bị ngất xỉu do hoảng sợ

Khi gặp những chấn thương nặng như thế này, bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp sau:

  • Đặt gạc sạch lên mũi của bé và có thể sẽ dùng tới nẹp mũi

  • Bác sĩ kê thuốc giảm đau và có cả thuốc kháng sinh

  • Tiến hành phẫu thuật cắt giảm khép kín bằng cách gây tê vùng mũi của bạn và thực hiện phẫu thuật bằng tay. 

  • Tiến hành phẫu thuật chỉnh mũi nếu cần và chỉnh lại vách ngăn.  

Mang bé đến bệnh viện ngay nếu bé bị chảy máu mũi nhiều và khó cầm máu (Ảnh: Sưu tầm Internet

Chăm sóc trẻ bị chấn thương mũi tại nhà như thế nào

  • Không để bé gãi, va chạm và đè vào khu vực mới làm phẫu thuật vì có thể sẽ gây chảy máu và tụ máu.

  • Sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau, chống phù nề thuốc chống sẹo theo chỉ định của bác sĩ. 

  • Súc miệng và họng cho bé 2 tiếng 1 lần bằng dung dịch pha sẵn như Betadine hoặc Eludril,…

  • Mẹ cho bé nghỉ ngơi hoàn toàn 1 đến 2 ngày (trong trường hợp phải mang đi phẫu thuật)

  • Vệ sinh vết thương cho bé bằng gạc sạch và nước muối sinh lý

  • Mẹ không nên cho bé ăn các loại thực phẩm gây sẹo lồi như rau muống, thịt gà, hải sản, đồ nếp,… Những thực phẩm này khiến vết thương kéo dài và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. 

Dùng nước muối pha loãng để vệ sinh khu vực mũi cho bé (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phòng tránh nguy cơ khiến trẻ bị ngã đập mũi

Dưới đây là một số cách phòng tránh nguy cơ khiến trẻ bị ngã đập mũi mà phụ huynh cần biết để bảo vệ bé khỏi những tác nhân gây ra tai nạn. 

  • Khi tham gia giao thông bố mẹ nên cho trẻ đội mũ bảo hiểm có kính để che và bảo vệ vùng mặt, tham gia đúng quy định an toàn giao thông sẽ hạn chế được các tai nạn không đáng có xảy ra. 

  • Đội mũ phù hợp cho trẻ khi trẻ chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động như xe đạp, trượt ván. Luôn thắt dây an toàn cho trẻ khi đi xe.

  • Trong sinh hoạt hằng ngày thì tránh các va đập vào vùng mũi. Bố mẹ khi ẵm bồng và chơi với trẻ đúng cách, hạn chế tung hứng bé dẫn đến tai nạn không mong muốn. 

  • Luôn để mắt đến trẻ, đặc biệt là những trẻ đang tập đi và tập ngồi. Không để trẻ chơi một mình.

Cho bé đội nón bảo hiểm khi bé chơi các môn thể thao để hạn chế rủi ro bị tai nạn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài viết trên đây đã tổng hợp tất cả những thông tin về tai nạn trẻ bị ngã đập mũi và cách mà bố mẹ phải xử lý để bé không bị nguy hiểm. Để biết thêm nhiều bài học kinh nghiệm về nuôi dạy trẻ, các bậc phụ huynh đừng quên theo dõi Website của Monkey mỗi ngày nhé. 

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?