Cảm cúm là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ do thể trạng cơ thể của trẻ yếu và trẻ chưa biết cách thể hiện các trạng thái ra bên ngoài. Vì vậy nên bố mẹ rất khó để phát hiện và điều trị cho bé. Chính vì lý do đó, phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh và điều trị cho trẻ 9 tháng tuổi bị cảm cúm là một trong những vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm. Hãy cùng Monkey đi giải đáp tất cả những vấn đề đó trong bài viết dưới đây.
Những biểu hiện cho thấy trẻ 9 tháng tuổi bị cảm cúm
Trẻ 9 tháng tuổi khi bị cảm cúm sẽ có những biểu hiện sau đây. Bố mẹ cần chú ý quan sát bé vì bé còn quá nhỏ để biểu hiện ra bên ngoài.
-
Trẻ bị sốt trong nhiều ngày: Dấu hiệu đầu tiên thường là trẻ bị nghẹt ở mũi và hắt hơi nhiều lần. Bé sẽ sốt khoảng nhẹ nhiệt độ trong 38 độ C. Đối với trường hợp bội nhiễm bé sẽ sốt cao khiến trẻ quấy khóc và khó chịu.
-
Ớn lạnh và cơ thể bé run rẩy: Trẻ bị sốt cao có thể bị lạnh run. Mặc dù nhiệt độ cơ thể thì cao nhưng chân tay lại lạnh ngắt và có thể bị tím lại, toàn thân run rẩy. bên cạnh đó còn kèm theo triệu chứng co giật rất nguy hiểm.
-
Ho khan và đau họng: Trẻ bị cảm cúm thường sẽ có những ho khan từng cơn, không đờm trong một thời gian dài. Điều này làm trẻ rất mệt mỏi và không thể ngủ ngon.
-
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi: Chảy nước mũi là biểu hiện cực kỳ dễ nhận ra ở trẻ bị cảm cúm. Dịch mũi ở trẻ thường sẽ có màu xanh hoặc màu vàng khiến bé khó thở hay làm bé thở khò khè rất khó chịu.
-
Trẻ kén ăn hơn bình thường: Trẻ kén ăn và kèm theo các triệu chứng như giật mình hoảng sợ và khó thét. Đối với trẻ 9 tháng tuổi, các bé có thể bỏ bú, bú ít và hay nôn trớ, bứt rứt và khó chịu trong người.
-
Trẻ quấy khóc dai dẳng: Trẻ quấy khóc hơn, mỗi ngày trung bình kéo dài tới hơn 3 tiếng và thường quấy khóc vào buổi tối.
-
Trẻ bị nôn mửa và tiêu chảy: Trẻ nôn và tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Khi đó, trẻ đi ngoài phân sẽ lỏng, có thể có dịch nhầy.
-
Bên cạnh đó, những ai bị cảm cúm thường có biểu hiện là đau nhức cơ. Tuy nhiên trẻ nhỏ sẽ không biểu hiện nó ra bên ngoài. Vì bé không thể nói nó ra cho bố mẹ biết những điều gì đau đớn, bố mẹ hãy để ý thêm về những gì bé cư xử. Nhìn chung bé có thể sẽ quấy khóc hơn, khó chịu hơn và ốm yếu hơn những gì có thể xảy ra nếu trẻ bị cảm cúm.
Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng trên, khả năng bé bị cảm cúm là rất cao. Tuy nhiên nếu thấy triệu chứng trở nặng bố mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để chữa trị. Nếu không bé có thể sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn:
-
Bệnh viêm nhiễm trùng tai: Khoảng 5 đến 15 % những trẻ sơ sinh bị bệnh cảm cúm sẽ phát triển thành bệnh viêm nhiễm trùng tai. Bệnh này xảy ra khi có vi khuẩn gây bệnh hoặc virus xâm nhập vào không gian phía sau bên trong màng nhĩ.
-
Trẻ thở khò khè: Ngay cả khi trẻ không có tiền sử bị bệnh hen suyễn, trẻ vẫn có thể bị thở khò khè do biến chứng của bệnh cảm cúm. Điều này bố mẹ nên lưu ý, điều trị cho bé kịp thời để trẻ không mắc phải những biến chứng này.
-
Mắc các bệnh về nhiễm trùng thứ cấp: Các bệnh này bao gồm chứng viêm họng do Streptococcus, viêm xoang, viêm phế quản hoặc viêm phổi,… Với những trường hợp biến chứng này, bé cần được bác sĩ kiểm tra đánh giá và đưa ra cách điều trị phù hợp.
Xem thêm: Những biến chứng nguy hiểm của cảm cúm
Chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi bị cảm cúm như thế nào
Khi gặp trường hợp bé 9 tháng tuổi bị cảm cúm, bố mẹ cần nhanh chóng biết cách xử lý và chăm sóc trẻ. Tránh trường hợp dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Sau đây là những cách chăm sóc cho bé 9 tháng tuổi bị cảm cúm mà bất cứ bố mẹ nào cũng phải biết.
Cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý
Mẹ nên cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường tại nhà để làm dịu bớt đi những triệu chứng của cảm cúm. Bên cạnh đó, nghỉ ngơi nhiều giúp các cơ quan và giúp cơ thể bé được nghỉ ngơi và phục hồi các chức năng của nó. Mẹ hạn chế bế bé ra ngoài để bé không tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh từ môi trường như gió, nắng, mưa,… hay cho bé tiếp xúc với nhiều người vì đó là một trong những nguyên nhân khiến virus cảm cúm lây lan trong không khí.
Mẹ hãy chuẩn bị một nơi thật thoáng mát và thoải mái để trẻ nằm chơi. Cho bé nghỉ ngơi tại nơi yên tĩnh, tránh người qua lại để bé có thể ngủ sâu giấc hơn.
Tạo không khí ẩm xung quanh bé
Cảm cúm khiến mũi của bé bị nghẹt và chảy nước mũi liên tục. Điều này làm bé hít thở khó khăn và mệt mỏi. Và không khí ẩm chính là liều thuốc giúp bé hít thở dễ dàng hơn bởi nó có tác dụng làm lỏng dịch nhầy có trong mũi bé.
Mẹ hãy sắm một chiếc máy phun sương làm ẩm không khí để trị cảm cúm cho bé tại nhà. máy phun sương có tác dụng làm ẩm không khí khiến bé dễ dàng hít thở hơn. Khi sử dụng, mẹ hãy thử cho vào máy một vài giọt tinh dầu bạc hà để máy khuếch tán vào không khí. Tinh dầu bạc hà có tác dụng làm thông mũi một cách đáng kể. Khi bé nằm chơi ở phòng khách, hãy đặt máy làm ẩm không khí ở nơi bé chơi. Khi bé nằm ngủ hãy đặt máy làm ẩm không khí ở phòng ngủ. Để máy tạo độ ẩm phát huy hiệu quả nhất, mẹ chú ý thường xuyên kiểm tra và vệ sinh thường xuyên để tránh trường hợp máy bị ẩm mốc và phun ra những chất độc, có hại cho sức khỏe của bé.
Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý
Bé 9 tháng tuổi còn quá bé để có thể tự hỉ mũi, vậy nên bé rất cần sự trợ giúp của mẹ và dụng cụ hút mũi chuyên dụng. Trước khi cho bé bú khoảng 15 phút, mẹ hãy thực hiện rửa mũi cho bé để bé bú dễ dàng hơn. Hãy mua nước muối sinh lý ở các cửa hàng thuốc tây để đảm bảo sạch sẽ và an toàn. Dung dịch luôn mới nên sẽ hạn chế sự sinh sôi nảy nở của virus. Các bước thực hiện vệ sinh mũi cho bé như sau:
-
Đầu tiên, mẹ đặt bé nằm ngửa và lót một tấm khăn dưới đầu của bé.
-
Tiếp theo, mẹ nhỏ 2 đến 3 giọt dung dịch nước muối sinh lý vào lần lượt hai bên mũi của bé để làm lỏng các dịch nhầy này. Lưu ý giữ nguyên đầu của bé trong khoảng 30 giây để bé không bị sặc ngược.
-
Cuối cùng, mẹ dùng dụng cụ hút mũi chuyên dùng cho trẻ sơ sinh để hút bớt các dịch nhầy cho mỗi bên mũi của bé.
Lưu ý: Mẹ không nên hút mũi cho bé quá nhiều vì việc này có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, Không sử dụng phương pháp hút mũi này 4 ngày liên tiếp bởi mũi của bé có thể sẽ bị khô và bệnh cra bé sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh có bị lây cảm cúm không? Giải đáp thắc mắc về bệnh cảm cúm ở trẻ
Sử dụng dầu nóng dành cho bé
Một số loại dầu như dầu khuynh diệp, tinh dầu bạc hà tuy rằng không có công dụng trị bệnh cảm cúm cho trẻ nhưng chúng có thể giúp làm dịu đi những khó chịu do các triệu chứng mà bệnh gây ra. Trẻ sẽ ngủ ngon hơn vào ban đêm mà không hề bị khó chịu do dịch nhầy ở mũi do có cảm giác mát lạnh từ các sản phẩm dầu dành cho em bé. Vậy, phương pháp này được thực hiện như thế nào, mẹ hãy tham khảo những lưu ý sau đây:
-
Các loại sản phẩm tinh dầu này mẹ có thể dễ dàng mua ở các tiệm thuốc tây. Mẹ hãy yên tâm rằng các loại tinh dầu này an toàn cho bé vì chúng phù hợp với trẻ từ 3 tháng tuổi. Bé 9 tháng tuổi có thể thoải mái sử dụng mà không lo lắng gì.
-
Những sản phẩm tốt và an toàn với bé thường chứa thành phần petrolatum, bạch đàn và dầu. Còn những sản phẩm chứa long não hoặc tinh dầu bạc hà có trong dầu nóng thì mẹ không nên sử dụng trực tiếp trên làn da bé 9 tháng, chúng chỉ an toàn với những bé từ 2 tuổi trở lên.
-
Buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ hãy nhẹ nhàng mát xa ngực, lưng, cổ của bé bằng những tinh dầu phù hợp. Chú ý không được cho tinh dầu tiếp xúc trực tiếp với khu vực xung quanh mắt, mũi, miệng hay bất cứ những vị trí nào có trên mặt của bé.
Cho bé uống đủ nước khi bị cảm cúm
Cho bé uống đủ nước để ngăn ngừa tình trạng bé bị mất nước đồng thời làm loãng dịch mũi của bé để bé hít thở dễ dàng hơn. Mẹ có thể cho bé uống nước trắng với bé đã đủ 6 tháng tuổi.
Nếu bé không muốn uống nước lọc, hãy thử cho bé thử uống nước ép trái cây tươi và không bỏ đường. Ngoài ra, mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn vì sữa mẹ là sữa tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đây cũng là cách để chữa cảm cúm cho bé công hiệu nhất tại nhà.
Tiếp theo, mẹ có thể bổ sung thêm cho bé thêm nguồn chất lỏng chứa nhiều dưỡng chất như nước cốt gà hay nước súp xương. Bên cạnh đó, còn có một số loại trà thảo dược rất an toàn với trẻ, hãy thử tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cho bé.
Bí kíp giúp bé ngủ ngon
Để bé ngủ ngon hơn, mẹ hãy thử nâng đầu của bé lên cao hơn so với cơ thể một chút. Điều này sẽ giúp bé được thông mũi và hít thở dễ dàng hơn, ngủ ngon giấc hơn. Nếu bé ngủ trong nôi hoặc trong cũi, hãy gối đầu cho bé cao hơn một chút thay vì kê hai chân của nôi và cũi lên. Điều này không đảm bảo độ chắc chắn ổn định và an toàn của nôi và cũi. Nếu bé ngủ trên xe đẩy, hãy tử nâng cao đầu xe đẩy để bé thoải mái hơn khi ngủ và không bị chứng nghẹt mũi làm khó chịu.
Cho bé ăn đủ chất
Để trẻ khoẻ mạnh và phát triển tốt cũng như hồi phục nhanh, mẹ hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và chất lượng. Nếu bé không được cung cấp đủ các dưỡng chất này thì sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về thừa chất hoặc thiếu chất.
Trẻ 9 tháng tuổi đã có thể ăn dặm. Thay vì chỉ cho trẻ bú không, mẹ hãy cung cấp thêm cho bé những chất dinh dưỡng cần thiết qua đường ăn dặm để bé nhanh phát triển và hồi phục sức khỏe nhanh hơn. Mẹ hãy bổ sung các chất sau đây vào các bữa ăn dặm của bé:
-
Bột ăn dặm của bé
-
Cháo mịn với các loại thực phẩm dinh dưỡng như bí đỏ, bắp cải, bông cải, khoai lang,…
-
Dùng các nước luộc thịt heo, thịt gà, tôm,… để nấu cháo mịn cho bé.
-
Cho bé uống các loại nước ép từ các loại trái cây có lợi cho bé như táo, dưa hấu, cam,…
-
Cho bé ăn sữa chua hoặc váng sữa để bổ sung nhiều lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hoá của bé.
Một số lỗi cha mẹ hay mắc phải khi chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi bị cảm
Bên cạnh cách chăm sóc cho trẻ 9 tháng tuổi bị cảm cúm, cha mẹ cũng rất hay mắc những sai lầm khi chữa trị bệnh cảm cúm của con. Những lỗi sai đó là gì, bố mẹ cần biết để tránh không lặp lại khi chăm sóc cho trẻ 9 tháng tuổi bị cảm cúm nhé.
Không lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăm soc trẻ 9 tháng tuổi bị cảm cúm
Không nên sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ khi không thực sự cần thiết chẳng hạn như khi trẻ bị các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh hay viêm nhiễm đường hô hấp ở mức độ nhẹ mà vẫn có thể chơi đùa và ăn uống như bình thường được thì không nên sử dụng thuốc kháng sinh. Nếu không, bé sẽ có thể mắc một số những trường hợp có hại sau đây:
Kháng kháng sinh: Đây là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất và nguy hiểm nhất. Tình trạng này có nghĩa là tình trạng vi khuẩn kháng lại hiệu quả điều trị của kháng kháng sinh. Cụ thể, vi khuẩn có thể thay đổi và làm giảm phần nào hoặc loại bỏ luôn hiệu quả của thuốc kháng sinh dùng để chữa bệnh.
Loạn khuẩn đường ruột: Kháng sinh có tác dụng chính đó là tiêu diệt vi khuẩn, chính vì vậy nó cũng tiêu diệt hết tất cả những vi khuẩn có lợi đối với trẻ. Đặc biệt là khi cho trẻ uống kháng sinh nhiều và với liều lượng cao. Những vi khuẩn có lợi cho đường ruột đã bị tiêu diệt nên trẻ dễ bị loạn khuẩn dẫn đến tiêu chảy, hay phát ban và buồn nôn,…
Không sử dụng mật ong
Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, mật ong được đánh giá là không an toàn và có thể đem đến nhiều tác hại cho bé. Cụ thể:
Bé bị ngộ độc do hợp chất botulinum có trong mật ong. Những bào tử botulinum này sẽ biến thành vi khuẩn trong ruột và tạo ra chất độc thần kinh có hại cho cơ thể và có hại cho hệ thống thần kinh. Ngoài ra hợp chất này khiến trẻ bị tiêu chảy và nôn mửa, chính vì thế mẹ không nên dùng mật ong để chữa cảm cúm cho trẻ nếu trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị
Nếu bé bị các triệu chứng sau, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần đó ngay để được điều trị:
-
Sốt cao trên 38, 5 độ C liên tục trong 3 ngày
-
Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, bỏ uống nhiều ngày và hay nôn
-
Nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm
-
Bé khó thở hoặc thở nhanh
-
Trẻ ngủ li bì, thỉnh thoảng bị giật mình hay co giật toàn thân
-
Bé bị đau mắt, mắt có màu đỏ và trong mắt có gỉ vàng
Khi nhận thấy các dấu hiệu trên của bé, bố mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ ngay để được điều trị, tránh để lại những biến chứng xấu sau này.
Đề phòng lây nhiễm cảm cúm cho trẻ 9 tháng tuổi
Để trẻ 9 tháng tuổi không bị nhiễm virus cảm lạnh, bố mẹ hãy lưu ý một số điều để ngăn ngừa virus xâm nhập vào người bé.
-
Đưa bé đi tiêm phòng vắc xin cảm cúm ngay sau khi bé đủ tuổi (tức là 6 tháng tuổi)
-
Trước khi cho bé ăn và trước khi chăm sóc bé, mẹ hãy rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn.
-
Hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người khi trẻ đang bị bệnh để bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây cảm cúm.
-
Bỏ thói quen ôm hôn bé khi vừa từ bên ngoài về. Hãy tắm rửa, thay đồ sạch sẽ trước khi âu yếm bé để ngăn chặn khói bụi và các vi khuẩn bám trên người lây nhiễm sang bé.
-
Giáo dục mọi người trong nhà che miệng khi ho và hắt hơi, sau đó hãy rửa tay thật sạch lại bằng xà phòng diệt khuẩn. Bên cạnh đó, thay vì sử dụng tay không, hãy hắt hơi vào một tờ khăn giấy và mang đi vứt sẽ hạn chế vi khuẩn hơn.
-
Giữ gìn môi trường sống xung quanh bé sạch sẽ và thoáng mát bằng cách thường xuyên lau dọn.
Bài viết trên đây đã tổng hợp tất cả những thông tin về cách điều trị và phòng ngừa trẻ 9 tháng tuổi bị cảm cúm. Hy vọng với những thông tin mà Monkey cung cấp, bố mẹ sẽ có những kinh nghiệm bổ ích về việc chăm sóc trẻ. Đừng quên theo dõi website của Monkey để được biết thêm những thông tin bổ ích về nuôi dạy trẻ và chăm sóc gia đình nhé.
Nguồn: Tổng hợp Internet