Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về hô hấp như cảm cúm vào mùa đông bởi hệ miễn dịch của bé đang còn non nớt. Quá trình chăm sóc trẻ nhỏ khiến cha mẹ đặt ra rất nhiều câu hỏi về chế độ ăn uống để có thể giúp trẻ nhanh chóng hồi phục. Và “trẻ bị cảm cúm nên uống gì?” là một trong những câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Hãy cùng theo dõi bài viết ngay bên dưới để có nhiều thông tin hơn nhé.
Cảm cúm với trẻ nhỏ
Cảm cúm gây ra bởi vi rút cúm A và B, chúng tác động tới đường hô hấp gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng vô cùng dễ bị nhiễm loại vi rút này bởi sức đề kháng của trẻ khá yếu. Rất nhiều phụ huynh nhầm lẫn giữa cảm cúm và cảm lạnh bởi chúng có chung một số triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi,…Tuy nhiên, cảm cúm ở trẻ có một số biểu hiện nặng hơn so với cảm lạnh như:
-
Sốt cao trên 38,5 độ C
-
Đau đầu, nhức mỏi cơ thể, đau cơ thể khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, không chịu chơi
-
Đau rát họng, ho khan, ho có đờm, sổ mũi, nước mũi chảy nhiều hoặc có dịch màu xanh, vàng
-
Trẻ không chịu ăn, nôn ói, một số trẻ có biểu hiện tiêu chảy, mất sức
Trẻ bị cảm cúm nên uống gì để nhanh khỏi?
Trẻ nên uống gì để làm giảm bớt các triệu chứng bị cảm cúm và rút ngắn quá trình hồi phục. Hãy cùng theo dõi tiếp để nắm được các thông tin chính xác hơn nhé.
Uống đủ nước
Nước là nguồn năng lượng không thể thiếu và cần bổ sung đầy đủ mỗi ngày cho tất cả mọi người. Với trẻ nhỏ bị cúm thì chúng lại vô cùng cần thiết bởi nước giúp các con thanh lọc cơ thể, loại bỏ được các độc tố ra khỏi cơ thể. Không những thế, cho trẻ uống đủ nước sẽ giúp trẻ làm giảm các cơn ho do khô họng, làm loãng dịch nhầy ở mũi giúp con dễ thở hơn từ đó giúp con dễ chịu và nhanh chóng khỏi bệnh hơn.
Trẻ con thường lười uống nước vì thế cha mẹ nên thường xuyên nhắc nhở để con có thể uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
Bổ sung điện giải
Trẻ bị cảm cúm đặc biệt là khi sốt nhiều thường bị mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể. Cha mẹ có thể bổ sung thêm điện giải để cân bằng năng lượng cho cơ thể tránh trường hợp bé bị nặng hơn.
Có thể pha điện giải thay nước uống bình thường cho trẻ nhưng cần pha đúng tỉ lệ và cho bé uống từng chút một, tránh cho trẻ uống nhiều trong một lần khiến bé bị nôn trở ngược.
Thuốc hạ sốt
Cảm cúm thường gây sốt cho trẻ nhỏ đặc biệt là thời điểm về đêm. Cha mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của trẻ thường xuyên để có thể đảm bảo cơ thể bé đang ổn định. Có thể sử dụng thuốc hạ sốt dạng viên hay dạng sủi cho bé uống để giảm các cơn sốt cao trên 38 độ C.
Loại thuốc có tác dụng hạ sốt cho trẻ nhỏ phổ biến nhất trên thị trường có chứa thành phần paracetamol giúp làm giảm đau và hạ sốt nhanh chóng. Tuy nhiên cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ để tránh việc sử dụng thuốc quá liều khiến bé bị nặng hơn hoặc sốc thuốc liều cao.
Liều dùng thông thường khi sử dụng paracetamol cho trẻ là 10-15ml trong khoảng thời gian 4- 6 giờ. Với trẻ trên 12 tuổi có thể tăng liều lên tới 325 – 650ml cho mỗi lần uống tuy nhiên cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh bị quá liều.
Thuốc giảm ho
Có thể giảm các cơn ho cho trẻ nhỏ bằng cách sử dụng các loại thuốc như Codein và Dextromethorphan. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng các loại thuốc này để chữa ho cho trẻ, chỉ nên sử dụng điều trị các ho dai dẳng khiến bé mệt mỏi hay mất ngủ.
Tuy nhiên Codein và dextromethorphan có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng ở trẻ nhỏ như khó thở. Vì thế, cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng các loại thuốc có các hoạt chất trên cho đối tượng trẻ em.
Có thể sử dụng một số loại siro cho trẻ để làm giảm các cơn ho giúp trẻ dễ chịu hơn.
Thuốc làm thông mũi
Trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì để làm giảm bớt các triệu chứng như ngạt mũi, khó thở. Cha mẹ có thể tham khảo Decongestant – thuốc có tác dụng chống sung huyết (hay còn được gọi là thuốc thông mũi) trong việc hỗ trợ làm giảm các triệu chứng sổ mũi hoặc nghẹt mũi ở trẻ. Thành phần của thuốc bao gồm các loại chất như phenylephrine và pseudoephedrine.
Hướng dẫn sử dụng cho trẻ nhỏ:
Nếu sử dụng thuốc dạng dung dịch uống 1,25 mg/0,8 ml cho trẻ nhỏ:
-
Trẻ từ 2-5 tuổi: cho trẻ uống khoảng 1,6 mL mỗi lần, cách 4 giờ/1 lần, không quá 6 liều hàng ngày.
Nếu sử dụng phenylephrine dạng viên nhai hoặc dung dịch uống 1,25 mg/0,8 mL:
-
Trẻ từ 6-11 tuổi: Uống 10mg mỗi lần, uống cách mỗi 4 giờ khi cần thiết.
-
Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Uống 10-20 mg mỗi lần, uống cách mỗi 4 giờ khi cần thiết.
Lưu ý
-
Hiện nay chưa có thông tin chính xác về liều dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi về loại thuốc này vì thế cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ. Cần tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ.
-
Có thể sử dụng decongestant ở dạng nhỏ mũi hoặc xịt mũi cho trẻ nhưng không nênsử dụng quá 3-5 ngày. Sử dụng thời gian kéo dài có thể bị tác dụng ngược và làm triệu chứng bệnh nặng hơn.
Thuốc ức chế histamine
Histamine là thành phần chống lại các tác nhân từ bên ngoài do cơ thể tự tiết ra. Sử dụng thuốc kháng histamine có thể giúp cơ thể giảm bớt các triệu chứng gây nên bởi quá trình giải phóng chất này như: hắt hơi, chảy nước mắt, ho, ngứa tai và mắt, chảy nước mũi, dị ứng,…
Thành phần của thuốc bao gồm các hoạt chất như brompheniramine, chlorpheniramine, diphenhydramine, doxylamine. Các hoạt chất này có tác dụng phụ chính là gây buồn ngủ vì thế thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng vào buổi tối để tránh gây bất tiện.
Hiện nay thuốc kháng histamine đã được cải tiến với các thành phần không gây buồn ngủ, bao gồm cetirizine, fexofenadine, loratadine,…chúng không cần kê đơn và thuận tiện cho quá trình sử dụng cho trẻ.
Bổ sung vitamin cho trẻ
Trẻ nhỏ cần được bổ sung thêm vitamin để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp nhanh chóng hồi phục và loại bỏ các tác nhân gây hại. Ngoài các loại thuốc thông thường cha mẹ có thể bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp để giúp rút ngắn thời gian hồi phục của trẻ. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ để giúp trẻ hồi phục nhanh mà vẫn đảm bảo an toàn.
Xem thêm:
- Trẻ bị cảm cúm có nên tắm không? Lưu ý khi tắm cho trẻ
- Mẹo dân gian: Trẻ bị cảm cúm tắm lá gì để nhanh khỏi
Một số lưu ý khác khi chăm sóc trẻ bị cảm cúm
Để chăm sóc trẻ bị cảm cúm một cách tốt nhất, cha mẹ cũng cần lưu ý một số thông tin dưới đây để đảm bảo rằng bé được chăm sóc một cách đầy đủ và cẩn thận:
-
Để trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ: Cảm cúm khiến bé mệt mỏi, uể oải, không có nhiều sức lực. Cha mẹ cần chắc chắn rằng trẻ đang được nghỉ ngơi đầy đủ bằng cách cho bé nghỉ tại giường. Nơi nghỉ ngơi của bé cần thoải mái, yên tĩnh, tránh bị làm phiền. Ngủ nhiều cũng giúp cơ thể bé nhanh chóng hồi phục hơn nhờ các kháng thể được sản xuất khi đang ngủ.
-
Đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng: Với trẻ nhỏ đang còn được bú mẹ thì sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con. Hãy cho bé bú nhiều hơn và mẹ cần ăn nhiều chất dinh dưỡng để truyền cho trẻ. Đối với trẻ lớn hơn cần bổ sung cho con các loại thực phẩm dinh dưỡng dễ tiêu hóa, tốt nhất là nên nấu mềm thành cháo, canh và súp để trẻ dễ ăn hơn
-
Thường xuyên vệ sinh mắt, mũi, miệng của trẻ: Dùng nước muối sinh lý để trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Trẻ lớn có thể dạy trẻ hỉ mũi, loại bỏ dịch đờm và sử dụng các công cụ hỗ trợ để thông mũi cho trẻ nhỏ.
-
Giữ ấm cho trẻ: Tuyệt đối không để bị nhiễm lạnh sẽ khiến trẻ bị cảm cúm lâu khỏi hơn. Mặc quần áo giữ ấm cho trẻ và cho trẻ nghỉ ngơi ở phòng kín gió tránh gió lùa.
-
Cấp ẩm cho trẻ: Tạo ẩm cho trẻ bằng cách sử dụng máy tạo hơi nước để giúp làm ẩm cho trẻ giúp làm trẻ dễ chịu hơn. Cần vệ sinh máy thường xuyên để đảm bảo an toàn, tránh việc trẻ bị nhiễm khuẩn do sử dụng máy
Trên đây là các thông tin trả lời câu hỏi “trẻ bị cảm cúm nên uống gì”. Hy vọng qua bài viết trên các bậc phụ huynh đã có được nhiều thông tin hữu ích hơn trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Đề phòng nguy cơ cảm cúm ở trẻ nhỏ và bảo vệ trẻ để được an toàn, khỏe mạnh.
Nguồn: Tổng hợp Internet