Bỏng hơi nồi cơm điện là tại nạn rất thường gặp ở trẻ. Nghe qua thì có vẻ tai nạn này không nghiêm trọng nhưng thực chất nếu không sơ cứu đúng cách sẽ để lại vết thương và sẹo vĩnh viễn. Vì vậy, Monkey sẽ giúp mẹ xử lý vết thương khi trẻ bị bỏng hơi nồi cơm điện qua bài viết dưới đây.
Các dấu hiệu trẻ bị bỏng hơi nồi cơm điện
Bỏng nồi cơm điện nói riêng và bỏng hơi nước nói chung là tai nạn rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Khi bị bỏng, trẻ sẽ có những dấu hiệu như thế nào, các mẹ hãy cùng Monkey tìm hiểu nhé.
Nguy cơ trẻ bị bỏng hơi nồi cơm điện tại nhà
Trẻ bị bỏng hơi nồi cơm điện lý do là vì trẻ hiếu động và bản tính tò mò, thích khám phá và sự bất cẩn của cha mẹ trong trông nom. Khi gặp tai nạn bỏng hơi nồi cơm điện này, trẻ sẽ bị tổn thương nghiêm trọng hơn người lớn rất nhiều. Do da của bé mỏng manh và nhạy cảm hơn người lớn rất nhiều.
Các chuyên gia cho biết rằng bỏng hơi nồi cơm điện gây tổn thương khá nhiều vì dù chỉ là hơi nước nhưng nhiệt độ hơi nước bốc ra cũng là trên 100 độ C. Vì vậy với làn da non nớt của bé, việc tổn thương là không tránh khỏi. Có những nghiên cứu cho rằng, ở mức nhiệt 60 độ C thì dù chỉ 1 giây cũng khiến bé bị bỏng ở cấp độ 3.
Các dấu hiệu của trẻ bị bỏng hơi nồi cơm điện
Trẻ bị bỏng hơi nồi cơm điện sẽ có những dấu hiệu sau đây, mẹ chú ý để đưa ra cách xử lý đúng đối với từng trường hợp.
-
Da bị ửng đỏ và sưng tấy.
-
Vùng da bị thương đau rát và khó chịu
-
Da phồng rộp và có bọng nước xuất hiện ở khu vực vết thương.
Bỏng hơi điện tuy có mức độ nghiêm trọng nhẹ hơn bỏng hóa chất nhưng nếu không được sơ cứu kịp thời thì có thể để lại biến chứng và một số hậu quả quan trọng như:
-
Để lại sẹo vĩnh viễn trên da bé, gây mất thẩm mỹ và thiếu tự tin.
-
Vết bỏng bị phồng nước và gây bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.
-
Có khả năng gây nhiễm trùng và hoại tử vết thương, bỏng hơi nồi cơm điện làm phá huỷ da sâu vào phần mô của tế bào bên trong. Đây là trường hợp thường xảy ra với bé bị bỏng hơi nồi cơm điện.
Xử lý trường hợp bé bị bỏng hơi nồi cơm điện như thế nào?
Có nhiều cấp độ bỏng khác nhau do hơi nước nồi cơm điện. Vậy đối với từng trường hợp mẹ phải xử lý như thế nào.
Trường hợp trẻ bị bỏng hơi nồi cơm điện ở cấp độ nhẹ
Trường hợp bé bị bỏng hơi nồi cơm điện ở cấp độ nhẹ, mẹ nên xử lý như sau:
Làm mát vết bỏng bằng cách ngâm vết bỏng vào nước lạnh, tuyệt đối không chườm nước đá hay xả trực tiếp dưới vòi nước mạnh. Điều này có thể làm vết thương bị trầy và gây đau đơn cho trẻ. Mẹ nên ngâm vết thương tầm 20 phút để vết bỏng dịu đi và giảm mức độ tổn thương.
Sử dụng bông băng gạc sạch thấm nước rồi đắp lên vết bỏng hơi để giảm đau cho bé.
Nếu xác định được nguyên nhân vết bỏng là nồi cơm điện, mẹ có thể mua thuốc trị bỏng cho bé để xử lý vết thương tại nhà. Tuy nhiên trước khi mua mẹ phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. không tùy tiện bôi thuốc nếu không vết thương sẽ nặng thêm.
Trường hợp trẻ bị bỏng hơi nồi cơm điện nặng
Trong trường hợp bé bị bỏng hơi nồi cơm điện nặng thì mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế ngay. Trước đó, mẹ cũng cần thực hiện các bước sơ cứu cơ bản nhất.
Trước tiên mẹ vẫn rửa vết thương của bé bằng nước mát để vết bỏng dịu đi, hạn chế cơn đau rát.
Tiếp đó mẹ hãy lấy gạc vô trùng và băng nhẹ vết thương cho bé để giảm cảm giác đau rát cho bé. Khi xử lý vết thương, mẹ chú ý nên đeo găng tay hoặc rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào vết thương. Tuyệt đối không dùng tay không chạm vào vết bỏng. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng và vết thương có thể sẽ trở nên nặng hơn.
Sơ cứu kịp thời trong thời gian vàng cho trẻ (tức là 10 phút đầu tiên)
10 phút đầu tiên sau khi trẻ bị bỏng hơi nồi cơm điện là 10 phút quan trọng nhất. Mẹ cần thực hiện các bước sơ cứu trong thời gian này để tránh vết thương không bị nặng hơn
-
Bước 1: Nhanh chóng đưa bé ra khỏi khu vực bị bỏng. Cho bé ngâm vết thương vào nước mát trong vòng 20 phút.
-
Bước 2: Mẹ lấy bông tiệt trùng và thấm sạch nước xung quanh vết bỏng.
-
Bước 3: Sau khi băng nhẹ vết thương cho bé, mẹ hãy quan sát quá trình vết thương bé lành lại. Nếu thấy tình trạng bỏng của bé trở nên xấu đi, đưa bé đến bệnh viện ngay để được xử lý kịp thời
Chú ý, các bước sơ cứu trên chỉ áp dụng cho các vết bỏng ở chân, tay, ngực. Còn đối với những trường hợp mặt, mắt và cổ bụng mẹ cần băng thêm một vết băng gạc mỏng để tránh va quệt vết bỏng khi di chuyển đến bệnh viện.
Bôi gì cho trẻ khi bị bỏng hơi nồi cơm điện
Sản phẩm xịt tạo màng sinh học Nacurgo
Màng sinh học có trong sản phẩm Nacurgo có tên là Polyesteramide. Lớp màng tạo ra sau 1 bước xịt đơn giản giúp bảo vệ vết bỏng và ngăn chặn sự sự xâm nhập của vi khuẩn và các tác nhân vật lý ảnh hưởng đến vết bỏng. Lớp màng có đặc điểm là không thấm nước, tạo ra môi trường thông thoáng, lý tưởng để vùng da trẻ bị bỏng hơi nồi cơm điện nhanh chóng lành lại.
Tinh chất Nano curcumin có trong dung dịch được phân bố đều trong lớp màng có kích thước siêu nhỏ nên thấm vào da dễ dàng và mang lại hiệu quả chăm sóc vết bỏng tốt nhất. Tác dụng đặc biệt của tinh chất siêu phân tử nghệ nữa đó là giúp tái tạo da mới nhanh hơn. Vừa kháng khuẩn, kháng viêm và còn hạn chế để lại sẹo trên làn da non nớt của trẻ.
Sản phẩm với tinh chất chống oxy hoá và sát khuẩn nhẹ giúp hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn trên vị ví da bị bỏng của bé.
Sản phẩm kem bôi da Yoosun rau má
Kem bôi da Yoosun rau má cũng là một trong những sản phẩm trị bỏng được nhiều người tin dùng nhất để tránh để lại sẹo và chống thâm.
Sản phẩm này được chiết xuất từ nguồn rau má sạch 100% tự nhiên trồng từ các tỉnh miền Trung Việt Nam kết hợp với các thành phần khác như D-Panthenol E, Chlorhexidine và một số thành phần hữu cơ khác. Tất cả đều được kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn chất lượng cho phép. Kem có nhiều tác dụng khác nhau có ích cho làn da như ngăn ngừa sự lão hoá do tác động của tia UV và oxy hoá. Ngoài ra, Yoosun rau má còn có tác dụng giữ ẩm cho da luôn mịn màng, kích thích lên da non và làm nhanh lành các vết thương và tránh để lại thâm sẹo.
Sản phẩm kem trị sẹo Scar Esthetique
Đối với kem trị sẹo Scar Esthetique là dòng sản phẩm hàng đầu giúp điều trị thẹo, thâm, sẹo lỗ, sẹo lõm có nguồn gốc từ 23 thành phần trị sẹo tốt nhất từ thiên nhiên và lành tính với mọi đối tượng.
Kem có tác dụng ngăn ngừa và điều trị các vết sẹo rỗ, sẹo té xe, sẹo thuỷ đậu, sẹo bỏng,… Scar Esthetique có khả năng cung cấp nhiều dưỡng chất chống oxy hoá, phục hồi thương tổn da và ngăn ngừa sẹo thâm hình thành sau tổn thương da. Vì vậy, sản phẩm này rất phù hợp với vết bỏng hơi do nồi cơm điện của bé.
Chỉ trong 2 tháng sử dụng, vết thương bỏng hơi nồi cơm điện của bé sẽ nhanh chóng phục hồi lại mà không để lại sẹo thâm nào.
Ngoài ra còn một số loại thuốc nữa mẹ có thể tham khảo khi điều trị cho bé tại nhà. Đối với một số vết thương nhẹ hoặc vừa phải, mẹ có thể sử dụng những loại thuốc sau: Gel trị bỏng Burnova Gel Plus, Biafine Elmusion, Vitara Aloe Vera gel Plus Panthanol,… và kem kháng sinh như kem bạc, kem Sulfadiazin,…
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bỏng hơi từ nồi cơm
Một số lưu ý cha mẹ cần lưu tâm trong quá trình điều trị trẻ bị bỏng hơi nồi cơm điện để vết thương của bé nhanh hồi phục và không bị nhiễm trùng.
-
Không ngâm vết thương quá thời gian 30 phút vì điều này có thể làm chết mô và gia tăng nguy cơ cơ thể bị hoại tử.
-
Không lấy đá lạnh để chườm lên vết bỏng hơi nồi cơm điện trong nước lạnh. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa nóng và lạnh đột ngột có thể khiến vùng da bị thương bị co thắt mạch máu, khiến vết bỏng hơi nồi cơm điện trầm trọng hơn. Việc này gây nguy cơ hạ thân nhiệt toàn bộ cơ thể bé, rất nguy hiểm.
-
Tuyệt đối không sử dụng các biện pháp chữa bỏng thiếu cơ sở khoa học hay các mẹo dân gian như bôi nước mắm, bôi kem đánh răng hoặc bôi rượu. Đây là sai lầm mà không ít phụ huynh đã mắc phải, điều này gây tổn thương nghiêm trọng và gây nhiễm trùng đối với các vết bỏng.
-
Không bôi bất cứ loại dầu nào lên vết thương để hạ nhiệt vì đặc tính của dầu là giữ nhiệt nên chỉ sử dụng vết thương sau khi sơ cứu.
-
Không được chọc vỡ bọng nước và không được để bé gãi vào vết thương. Điều này sẽ làm vết thương dễ nhiễm trùng và phải mất thời gian rất lâu để hồi phục.
-
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh với nhiều thực phẩm bổ dưỡng để bé nhanh hồi phục (protein, vitamin C, vitamin E, Omega-3,…). Bên cạnh đó, mẹ kiêng nhưng thức ăn có hại cho quá trình chăm sóc da của bé như (đồ tanh, đồ ăn cay nóng, rau muống, thịt gà, thịt bò,…)
-
Không sử dụng oxy già hay cồn vào vết thương bỏng hơi nồi cơm điện vì nó có thể làm chết các mô non mới hình thành, đồng thời gây tổn thương cho bé.
-
Chấn an bé để bé hợp tác trong quá trình điều trị bỏng hơi do nồi cơm điện.
Phòng tránh nguy cơ trẻ bị bỏng hơi nồi cơm điện
Cha mẹ cần cẩn trọng trong quá trình nấu ăn, đặt nồi cơm điện tránh xa tầm tay trẻ em. Nếu diện tích trong nhà quá nhỏ không thể cách ly khỏi trẻ được, hãy để ý đến hoạt động của trẻ nhiều hơn để trẻ không bị những tai nạn như vậy.
-
Mặc quần áo dài tay cho bé để hạn chế sự tác động nhiệt lên làn da non nớt của bé.
-
Khi mẹ nấu ăn, luôn chú ý để ấm siêu tốc, cán chảo, quay vào trong và để sâu vào bên trong để bé không với được.
-
Trong lúc ăn cơm, mẹ chú ý để bé ngồi xa nồi cơm. Nồi cơm có thể không sôi những nhiệt ấm có thể khiến làn da bé bị tổn thương.
-
Nếu trẻ quá bé, tuyệt đối không cho trẻ đến gần khu vực bếp gia đình vì bé luôn tò mò, hiếu động rất dễ xảy ra tai nạn. Vì có khả năng trẻ không bị bỏng nước sôi mà còn bị bỏng bởi những tác nhân khác như bỏng nước sôi, bỏng nhiệt.
Bài viết trên đây đã tổng hợp tất cả những thông tin về việc trẻ bị bỏng hơi nồi cơm điện và những cách xử lý vết thương bỏng hơi nhanh chóng và an toàn. Hy vọng với những thông tin mà Monkey chia sẻ mang lại hữu ích cho mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ.
Nguồn: Tổng hợp Internet