Ảnh minh họa

Một nhà tâm lý học trẻ em chia sẻ 5 dấu hiệu của một đứa trẻ bị chiều hư và cách cha mẹ có thể chấn chỉnh, rèn giũa con.

Các cha mẹ thường không muốn thấy con mình không vui, vì vậy đôi khi họ dễ dàng nhượng bộ con thay vì từ chối.

Tuy nhiên, việc nuông chiều con trẻ quá mức có thể gây hại về lâu dài. Bao bọc trẻ khỏi mọi khó khăn, thử thách cũng làm giảm cơ hội rèn luyện tính kiên cường của con.

Nhà tâm lý học Michele Borba đã chứng kiến những đứa trẻ bị chiều hư lớn lên thành những người ích kỷ, quá nuông chiều bản thân và thường xuyên bất mãn.

Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể chấn chỉnh, rèn giũa lại những hành vi xấu của con trước khi trở nên tệ hơn.

1. Dấu hiệu của một đứa trẻ hư

Bước đầu tiên, bạn cần xác định dấu hiệu của một đứa trẻ bị chiều hư. Dưới đây là 5 dấu hiệu phổ biến đáng chú ý:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trẻ không chấp nhận khi bị từ chối

Con bạn mong đợi có được mọi thứ mình muốn và thường thực tế là vậy. Bạn không thể từ chối con, ngược lại con bạn là người liên tục nói “không” với bạn.

Trẻ thích nhận hơn là cho

Những đứa trẻ hư không biết trân trọng những gì bạn làm cho chúng. Thay vì nói “làm ơn”, “cảm ơn, chúng chỉ ra lệnh “hãy đưa cho con”.

Trẻ đòi hỏi mọi thứ ngay lập tức

Con bạn không nghĩ rằng yêu cầu, đòi hỏi của mình có thể gây bất lợi cho người khác và mong bạn gạt ưu tiên của bản thân sang một bên để phục vụ chúng.

Chỉ nghĩ về bản thân

Con bạn tự cho rằng mình có quyền được ưu đãi đặc biệt. Nếu một đứa trẻ khác trong lớp nhận được nhận phiếu khen, chúng sẽ khó chịu và nói “Con xứng đáng hơn bạn ấy!”.

Không bao giờ hài lòng với những gì mình có

Con bạn có mọi món đồ chơi trên đời nhưng không bao giờ thấy đủ và luôn muốn có nhiều hơn, nhiều hơn nữa.

2. Bí quyết cho cha mẹ: Dạy con tử tế, biết quan tâm hơn

Nhà tâm lý học Borba chia sẻ những lời khuyên dành cho cha mẹ để uốn nắn con trẻ.

Theo Borba, lúc đầu trẻ có thể sẽ kháng cự phong cách mới của cha mẹ. Hãy thử từng bước chậm rãi nhưng đừng khoan nhượng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 

Kiên quyết khi nói ‘không’

Các bậc phụ huynh thường cho rằng bị từ chối sẽ làm ảnh hưởng lòng tự trọng của con, nhưng nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được nuôi dạy nghiêm khắc sẽ có lòng tự trọng cao hơn và biết đồng cảm hơn với người khác.

Khi bạn nói “không”, hãy đưa kèm theo lý do ngắn gọn giúp con hiểu vì sao bạn từ chối. ‘

Ví dụ: “Con phải làm bài tập xong rồi mới đi chơi, như vậy thì con có thể chơi mà không lo lắng về bài vở nữa” hoặc “Hôm nay con không được ra ngoài chơi vì con đang bị ho và có thể lây cho bạn.

Con không muốn các bạn bị lây con đúng không?”

Khen những điều tốt

Nếu con bạn thích được khen, hãy khen ngợi khi con làm điều tốt, tử tế.

Ví dụ: “Con quyên tặng bộ Lego cũ là việc làm rất tốt. Mẹ yêu sự nhân hậu của con”.

Dạy con biết ơn

Thực hành lòng biết ơn sẽ giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn, đương đầu với nghịch cảnh tốt hơn và tăng sự hài lòng trong cuộc sống.

Hãy làm những việc bày tỏ lòng biết ơn cùng con cái, ví dụ vẽ hoặc viết nhật ký về những thứ mà con biết ơn.

Cha mẹ, con cái có thể thay phiên nhau nói những lời cảm ơn trong bữa ăn tối, viết nhật ký chung của gia đình để thể hiện lòng biết ơn.

Kéo dài thời gian chờ đợi

Nghiên cứu cho thấy rằng khả năng tạm dừng, chờ đợi và trì hoãn có mối tương quan cao với thành công trong học tập và tài chính trong tương lai.

Nếu bạn đang nói chuyện điện thoại và con bạn muốn bạn chú ý, hãy ra hiệu với con: “Đợi mẹ nói chuyện xong đã”.

Nếu con muốn mua một chiếc áo mới nhưng hết tiền tiêu vặt, hãy nói với con: “Để tháng sau nhé”.

Nếu con bạn đẩy anh/chị khỏi ghế để tranh máy tính, hãy nói “Đợi đến lượt con đi!”

Chỉ ra những hành động thiếu tế nhị

Bất cứ khi nào con bạn làm bất cứ điều gì thiếu suy nghĩ, hãy nhắc nhở con cân nhắc cảm xúc của người khác.

“Con nghĩ bạn của con cảm thấy thế nào khi con giật lấy kẹo từ tay bạn ấy mà không xin phép?”

Sau đó, hãy hỏi con: “Con có thể làm gì để tránh khiến bạn tổn thương lần sau?”

Những câu hỏi phù hợp có thể giúp trẻ học được sự đồng cảm và nhận ra hành động hư hỏng của chúng ảnh hưởng đến người khác như thế nào.

Tập trung vào việc cho đi thay vì nhận lại

Tìm cơ hội để con làm điều gì đó cho người khác, ví dụ làm bánh tặng cụ bà hàng xóm, quyên tặng đồ chơi cho bệnh viện nhi,…

Với việc nhận, hãy đặt giới hạn cho các món quà vật chất mà con có thể nhận được. Hãy dạy con biết nhận quà một cách lịch sự và biết cảm ơn người tặng quà.

Xem thêm: 4 cách nói chuyện tích cực cha mẹ của những đứa trẻ thành công đều sử dụng

(Theo CNBC)

Bài viết có hữu ích?