loominousuk 1024x796 1

Ấn sau những cánh rừng nguyên sinh trăm tuổi, dưới những vách đá cao vút dựng đứng, làng nghề dệt lanh Lùng Tám thu hút khách tham quan bởi những căn nhà kiểu truyền thống, phong tục tập quán đặc sắc, những con người đôn hậu và nổi bật nhất chính là hoạt động dệt lanh, nhuộm chàm.

1. Giới thiệu về làng nghề dệt lanh Lùng Tám

Nhắc đến nghề dệt thì hầu như ai cũng nghĩ đến những cái tên như Vạn Phúc (Hà Nội), lụa Nha Xá (Hà Nam) hay Bảo Lộc (Lâm Đồng). Nhưng đó chưa phải là tất cả, trên những vùng rẻo cao vùng núi phía Bắc, cũng có rất nhiều những ngôi làng có truyền thống se lanh dệt vải mà đặc trưng là những sản phẩm thổ cẩm nổi tiếng. Nổi bật trong số đó là làng nghề dệt lanh Lùng Tám (Hà Giang).

Lùng Tám là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc Mông. Ngôi làng nhỏ nằm ẩn sâu giữa những khối núi đá cao và sông Miện chảy xuyên qua. Từ thuở sơ khai, làng có khá ít hộ dân sinh sống nhưng về sau, bà con từ trên núi cao di cư xuống. Cho đến hiện tại, dân số bản Lùng Tám là hơn 2500 người.

svg%3E

Ảnh: @loominousuk

Theo người dân kể lại, dệt lanh đã có từ rất lâu, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với nghề dệt lanh, người dân H’Mông đã không chỉ có thêm một nguồn thu nhập khác bên cạnh việc làm nương rẫy, chăn nuôi mà còn là phương tiện để lưu giữ và quảng bá những giá trị về bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Đến với Hà Giang, du khách có thể ghé qua bản Lùng Tám để được tìm hiểu thêm về làng nghề này, và hơn hết là được tự tay vẽ trên vải lanh hay mua sắm những vật phẩm dệt lanh tinh xảo.

cac san pham det lanh Lung Tam

Ảnh: @tuyetlafolktour

Xem thêm: Cây cô đơn Hà Giang: Điểm chấm phá giữa núi trời Đông Bắc

2. Xác định tọa độ làng Lùng Tám

Làng dệt lanh Lùng Tám thuộc xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Nơi đây cách trung tâm thành phố Hà Giang chừng 60 – 70km (tùy vào tuyến đường bạn lựa chọn). Và từ làng Lùng Tám đi tiếp khoảng 50km thì đến núi Đôi Quản Bạ. Nên các bạn có thể sắp xếp thời gian hợp lý để ghé vào tham quan làng nghề.

Hướng dẫn đường đi: từ trung tâm Hà Giang, bạn chạy theo tuyến QL4C đến Cổng trời Quản Bạ, xuôi theo đường đèo đi qua thị trấn Tam Sơn. Tiếp đến sẽ có những đoạn cua tay áo, đến đoạn cua cuối cùng, sẽ có một con đường nhỏ dẫn đến bản Lùng Tám.

Vì là làng nghề đã có sự phát triển về tham quan du lịch cho nên đường đến bản không quá khó. Tuy nhiên các bạn vẫn cần chú ý tốc độ ở các đoạn đèo dốc.

Chi tiết đường đi xem tại đây:

Nguồn: Google Maps

3. Khám phá làng nghề Lùng Tám

Đến với làng Lùng Tám là bạn sẽ bước vào một không gian đậm tính truyền thống bản địa của người dân vùng cao. Những mái nhà vách gỗ, nền đất, xi măng đơn sơ, giản dị nhưng lại là nơi chứa đựng những sản phẩm độc đáo có giá trị cả về vật chất và tinh thần.

Chiêm ngưỡng những công đoạn cầu kỳ hoàn toàn “handmade”

Tại đây, bạn sẽ bắt gặp các bà, các mẹ, các chị trong bộ trang phục truyền thống dân tộc và khéo léo thực hiện các công đoạn trong quá trình dệt lanh. Một miếng vải lanh thổ cẩm khi hoàn thành cũng không hề đơn giản, phải trải qua rất nhiều khâu, nhiều bước yêu cầu sự tỉ mỉ và tập trung cao. Bắt đầu từ việc trồng cây lanh, phơi, tước vỏ, tuốt sợi, sau đó đem đi luộc hoặc hấp rồi kế tiếp là nhuộm màu.

mau det tu vai lanh

Ảnh: @loominousuk

Khâu cuối cùng và cũng là khâu quan trọng nhất là dệt lanh – đòi hỏi kỹ thuật cao và những người đã có nhiều kinh nghiệm. Du khách sẽ được ngắm nhìn đôi bàn tay thoăn thoắt những mũi kim thêu sắc xảo điểm những ô vuông, tam giác, con bướm,…

các bà các mẹ bên khung dệt

Ảnh: Sưu tầm

Từ dụng cụ dệt cho đến những màu nhuộm hoàn toàn được người H’mông làm bằng tay. Màu nhuộm được lấy từ tự nhiên, màu thì lấy từ gỗ, màu thì lấy từ lá cây, từ củ nâu, chè, ổi,…

các sản phẩm của làng dệt Lùng Tám

Ảnh: Sưu tầm

Ý nghĩa ẩn đằng sau nghề dệt lanh

Lí do người H’mông chọn dệt lanh thay vì dệt bông là vì họ tin rằng vải lanh bền, chắc hơn. Và theo quan niềm tâm linh thì họ tin rằng vải lanh chính là chiếc cầu nối giữa con người và thế giới bên kia. Những người cao tuổi tin rằng, các sợi lanh đã chỉ đường cho người đã khuất về với tổ tiên, đầu thai làm người.

Phụ nữ Mông thì ai cũng phải biết dệt vải lanh từ nhỏ. Dệt vải lanh là biểu hiện cho sự chăm chỉ, khéo léo – những tiêu chí để đánh giá phẩm hạnh tốt đẹp của người phụ nữ. Thậm chí, kỹ năng dệt vải được người Hmông coi trọng đến mức nó quyết định một cô gái có phải là vật chất làm vợ hay không.

Lùng Tám

Ảnh: Sưu tầm

Thông qua những tấm vải lanh thành phẩm, người ta sẽ có cái nhìn rộng mở và sâu sắc hơn về văn hóa bản sắc dân tộc của người H’mông. Hiện nay, các sản phẩm dệt lanh ở làng dệt lanh Lùng Tám được xuất khẩu sang nước ngoài, trở thành một mặt hàng có giá trị cao.

Trên đây là những thông tin về làng nghề dệt lanh Lùng Tám – một tọa độ không thể bỏ qua khi bạn khám phá Hà Giang. Nếu bạn là người yêu thích các nét truyền thống dân tộc, muốn tìm hiểu khám phá những giá trị văn hóa đặc sắc thì càng không thể bỏ qua địa chỉ này.

Xem thêm:

  • Sông Nho Quế: “Nàng thơ” giữa cao nguyên đá hùng vĩ
  • Hẻm Tu Sản: ‘Đệ nhất hùng quan’ nơi địa đầu Tổ quốc

Tổng hợp từ: Halo Travel

Bài viết có hữu ích?