:Phố cổ Hội An là nơi lưu giữ rất nhiều giá trị văn hóa và lịch sử truyền thống từ xa xưa. Những điều đó ẩn trong từng mái nhà, con ngõ nhỏ hay cách giao tiếp của người dân phố xưa. Một trong những nơi đặc biệt mà du khách có thể ngược dòng Hội An tìm về nét văn hóa xưa đó chính là Hội quán Quảng Đông.
1. Giới thiệu về Hội quán Quảng Đông
Hội quán Quảng Đông (hay còn được gọi là chùa Quảng Triệu) được xây dựng vào cuối thế kỉ XIX, là nơi gặp gỡ giao lưu và tụ họp của người Hoa, cụ thể là hội thương nhân Quảng Đông. Hiện nay, tuy không còn tổ chức các hoạt động tín ngưỡng văn hóa như trước nhưng đã trở thành nơi lưu giữ các giá trị với nhiều hiện vật quý giá.
Hội quán Quảng Đông cùng với hội quán Phúc Kiến, hội quán Triều Châu, nhà cổ Tấn Ký đã trở thành những “bảo tàng” cổ sống động nhất Hội An.
Ảnh: Sưu tầm
Đến với nơi đây, du khách sẽ bị thu hút ngay vào nét kiến trúc độc đáo với màu sắc nổi bật kết hợp với các họa tiết chạm trổ đặc trưng của văn hóa Trung Quốc. Khi tham quan các hiện vật bên trong, bạn sẽ càng hiểu thêm về lối sống và văn hóa của người Quảng Đông.
- Địa chỉ:176 đường Trần Phú, Hội An, tỉnh Quảng Nam
- Giờ mở cửa: 8h00 – 19h00 tất cả các ngày
- Giá vé: Miễn phí
2. Hướng dẫn đường đi đến hội quán Quảng Đông
Hội quán Quảng Đông tọa lạc tại khu vực trung tâm của phố cổ Hội An, gần với các địa điểm tham quan nổi tiếng khác như Hội Quán Phúc Kiến, nhà cổ Tấn Ký, chùa Cầu,… nên các bạn có thể kết hợp để tham quan trong cùng một tuyến đường.
Xuất phát từ trung tâm Hội An, bạn di chuyển về đường Cửa Đại hướng đến đường Trần Hưng Đạo, sau đó rẽ phải vào Lê Lợi, ngã tư tiếp theo rẽ trái vào Phan Chu Trinh. Đến ngã ba, bạn rẽ trái vào Nguyễn Thị Minh Khai. Sau đó bạn gửi xe ở ngoài và đi bộ 1 đoạn.
Tuy nhiên, Timnhanh.com.vn khuyến khích các bạn nên đi bộ, sẽ dễ dàng dừng lại tham quan cũng như khám phá một cách trọn vẹn nhất.
Ảnh: Google Maps
3. Ý nghĩa các tên gọi của hội quán Quảng Đông
Sự ra đời của hội quán Quảng Đông
Vào khoảng thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, Hội An là một trong những thương cảng quốc tế sầm uất và nhộn nhịp nhất tại Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á. Rất nhiều thương nhân từ các quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Manila, Java, Xiêm La,… và đặc biệt đông đảo nhất là các thương nhân đến từ Trung Quốc.
Các cộng đồng người Hoa đến đây định cư đã xây dựng nên những hội quán. Mỗi hội quán do mỗi tộc người khác nhau xây dựng nên, như hội quán Quảng Đông là do Hoa Kiều từ Quảng Đông – Quảng Châu xây dựng, hội quán Phúc Kiến là do người vùng Phúc Kiến xây dựng,…
Ảnh: Sưu tầm
Các tên gọi khác
Lúc ban đầu, hội quán Quảng Đông là nơi thờ Đức Khổng Tử và Thánh Mẫu Thiên Hậu. Sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền. Gian ngoài là nơi thờ cúng tâm linh và cũng là nơi giao lưu tập thể cộng đồng người Quảng Đông. Mọi người sẽ trao đổi về công việc làm ăn cũng như giúp đỡ lẫn nhau về các vấn đề trong cuộc sống.
Ngoài ra, nơi đây còn có những tên gọi khác như: hội quán Quảng Triệu, chùa Quảng Triệu hay chùa Ông. Tên gọi chùa Ông bắt nguồn từ việc trong hội quan có ban thờ Quan Công – một vị tướng nổi tiếng của Trung Quốc. Một lý do nữa để thờ Quan Công vì ông đại diện cho sáu chữ “Trung – Nghĩa – Tín – Trí – Nhân – Dũng” cũng chính là bí quyết giúp cho việc kinh doanh trên thương cảng thuận lợi.
Ảnh: Sưu tầm
4. Khám phá kiến trúc độc đáo của hội quán Quảng Đông
Kiến trúc của Hội quán Quảng Đông phản ánh rõ nét nét văn hóa và nghệ thuật kiến trúc đặc sắc của Trung Hoa xưa. Quá trình xây dựng hội quán Quảng Đông cũng rất cầu kỳ và tỉ mỉ. Từng phần của tòa nhà được làm tại Trung Quốc, sau đó chuyển đến bằng tàu thuyền và ráp thành hình hoàn chỉnh tại Hội An.
Dù đã trải qua hàng trăm năm nhưng những nét kiến trúc vẫn giữa được gần như nguyên vẹn. Hội quán Quảng Đông vừa có nét chung giống các hội quán Trung Hoa khác nhưng cũng có các nét đặc sắc riêng nhờ sự phối hợp hài hòa giữa chất liệu gỗ, đá và những họa tiết được chạm khắc tinh xảo,
Hội quán được xây dựng theo hình chữ Quốc (國), gồm nhiều phần:
Cổng Tam Quan và sân viện
Ngay từ cổng tam quan, du khách đã phải cảm thán và trầm trồ với kiến trúc vô cùng nổi bật.Những đường nét chạm khắc tinh xảo hình “Lưỡng long tranh châu” thể hiện sức mạnh, uy quyền ở 4 đỉnh mái cùng những hình họa chạm khắc tinh xảo trên cột.
Ảnh: Sưu tầm
Sau khi bước qua cổng, giữa sân Hội quán cực ấn tượng với đài phun nước rồng uốn lượn theo thuyết “Cá chép hoá rồng”. Sân vườn khá rộng, có cây xanh và ghế đá ngồi nghỉ chân. Hai bên là hai dãy nhà Đông Tây, nối dài ra phía sau chính là khu chính điện.
Ảnh: Sưu tầm
Ảnh: Sưu tầm
Khu chính điện
Đây là khu vực rộng lớn nhất và được thiết kế tỉ mỉ, trang trọng nhất của hội quán Quảng Đông. Nơi đây có 3 gian thờ chính: gian chính giữa thờ Quan Công, 2 bên còn lại lần lượt là Phước Đức Chánh Thần và Thái Bạch tinh quân.
Ảnh: @vittorericcardo
Các tượng thờ được chế tác rất tinh xảo. Nhờ lựa chọn chất liệu tốt và quá trình tạo tác tỉ mỉ mà sau hàng trăm năm, màu sắc của các bức hoành, bức phù điêu, tượng vẫn giữ được sự rực rỡ như ngày đầu.
Ảnh: Sưu tầm
5. Những báu vật trăm tuổi ở hội quán Quảng Đông
Hội quán lưu giữ rất nhiều hiện vật quý giá, có giá trị lịch sử và văn hóa. Như bức tượng cá chép hóa rồng công phu hay cặp đôi sứ men ngọc quý tuổi đời hàng trăm năm,… Ngoài ra còn có những bức tranh hình tượng mô phỏng các vở tuồng ghi lại cuộc sống sinh hoạt của cộng đồng người Quảng Đông nơi đây từ khi mới đến Hội An.
Ảnh: Sưu tầm
Ảnh: @panitrography
Ảnh: Sưu tầm
Ảnh: @pog84
Trên đây là những thông tin về hội quán Quảng Đông mà Timnhanh.com.vn gửi đến bạn. Hy vọng sẽ giúp ích bạn trong quá trình tham quan. Đừng quên theo dõi các bài viết khác về du lịch Quảng Nam nhé!
- Xem thêm: Thánh địa Mỹ Sơn: Dấu ấn của một Chăm Pa rực rỡ nghìn năm